Tâm trạng của giảng viên trong các buổi họp, thảo luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên học viện chính trị hành chính khu vực i (Trang 67 - 69)

ST T Thái độ Stt Mức độ (%) ĐTB ĐLC Chƣa bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên Rất thƣờng xuyên 1 Mọi người tích cực cùng nhau đóng góp ý kiến để đi đến thống nhất 0 1.7 12.5 68.3 17.5 4.01 0.60 2

Mọi người có tham gia nhưng ý kiến của lãnh đạo là quyết định

0 3.3 30.0 33.3 33.3 3.96 0.87

3 Thảo luận nhưng ít khi

tìm được tiếng nói chung 5.0 36.7 53.3 3.3 1.7 2.60 0.71

4 Mọi người không quan

tâm, ít ai phát biểu ý kiến 12.5 27.5 47.5 10.0 2.5 2.62 0.91

5 Nhiều ý kiến thiếu hợp

tác, phá bĩnh 39.2 46.7 20.0 2.5 1.7 2.00 0.86

Thực tế cho thấy, các cuộc họp chính là một trong những yếu tố tạo nên mối quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên, giữa nhân viên với nhân viên bởi qua nó, mọi người cùng bàn bạc, thảo luận thể hiện thái độ, quan điểm, sự hài lòng hay không hài lòng của bản thân đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động chung của tập thể, về sự phân công công việc của lãnh đạo là hợp lý hay chưa. Từ bảng 3.7 cho thấy, các mức lựa chọn của giảng viên chủ dao động từ mức “hiếm khi” cho đến mức “thường xuyên”, rất ít giảng viên lựa chọn phương án “Mọi người không quan tâm, ít ai phát biểu ý kiến” (10%; ĐTB 2.62) và “Nhiều ý kiến thiếu hợp tác, phá bĩnh” (2.5%; ĐTB 2.00), nội dung được lựa chọn nhiều nhất là “Mọi người tích cực cùng nhau đóng góp ý kiến để đi đến thống nhất” (63.8%; ĐTB 4.01), tiếp theo là “Mọi người có tham gia nhưng ý kiến của lãnh đạo là quyết định” (33.3%; ĐTB 3.96). Như vậy, hai nội dung trên đều được đánh giá ở mức độ khá cao là “thường xuyên”,

cho thấy sự thống nhất, tích cực hợp tác, trao đổi của các thành viên trong việc thảo luận, đóng góp ý kiến cho công việc của tập thể. Kết quả này tương đối phù hợp khi được so sánh với đánh giá của người lãnh đạo khi có đến 84.6% lãnh đạo cho rằng trong các cuộc họp mọi người tích cực cùng nhau đóng góp ý kiến để đi đến thống nhất ở mức “thường xuyên” và 53.8% đánh giá ở mức độ “thường xuyên” đối với phương án “mọi ngươi tham gia nhưng ý kiến lãnh đạo là quyết định”.

Bên cạnh giữ nếp sinh hoạt khoa vào đầu tuần, một số khoa cũng thường xuyên tổ chức các cuộc sinh hoạt chuyên môn, trong đó, mỗi đối tượng giảng viên sẽ có chuyên đề trình bày trước khoa, mọi người lắng nghe và sau đó sẽ cùng nhau trao đổi, thảo luận. Những cuộc họp chuyên môn này thực sự có ích cho các giảng viên, đặc biệt là các giảng viên tập sự người cần được trau dồi hơn nữa về kiến thức và cần học hỏi nhiều từ những người đi trước về cách chuẩn bị bài, kinh nghiệm giảng dậy. Một số khoa còn tự bỏ kinh phí để mời những GS, PGS có tiếng trong ngành về giảng chuyên đề ở khoa, người tham dự không chỉ là các thầy, cô trong khoa mà còn thông báo rộng rãi tới các khoa, phòng khác trong lịch công tác tuần của toàn học viện để mọi người được biết và đến tham dự nếu họ quan tâm. Chị K cho biết: “trong các cuộc họp, tất cả mọi người đều có quyền phát biểu, đóng góp ý kiến sau đó lãnh đạo sẽ là người tổng kết lại vấn đề đã thảo luận. Lãnh đạo và toàn thành viên sẽ cùng thống nhất ý kiến về một hướng, nếu vẫn còn những ý kiến trái chiều thì mọi người lại phải tiếp tục

cùng nhau thảo luận, bàn bạc đến khi thống nhất mới thôi”. Nhìn vào bảng số

liệu. Kết quả thu được cho thấy có 33.3% giảng viên lựa chọn phương án “Mọi người có tham gia nhưng ý kiến của lãnh đạo là quyết định” phù hợp với kết quả thu được ở câu 1 – phụ lục I, khi có 10.8% giảng viên đánh “Lãnh đạo ra quyết định áp đặt, không đưa ra thảo luận” ở mức độ “thường xuyên”. Điều này hoàn toàn phù hợp với môi trường trường Đảng – nơi mọi người đều có quyền phát biểu ý kiến cá nhân một cách dân chủ nhưng người lãnh đạo lại người đóng vai trò chủ chốt trong các quyết định, đặc biệt là các quyết định liên quan

đến sự tồn tại của tập thể cũng như những kế hoạch cho sự phát triển của tập thể trong tương lai.

Để kết luận chính xác hơn về tính chất mối quan hệ giữa giảng viên với giảng viên, tác giả đưa ra câu hỏi 8 – Phụ lục I: “Trong khi làm việc và sinh hoạt cùng đồng nghiệp thầy/cô cảm thấy như thế nào? Xin thầy/cô cho biết mức độ đồng

ý với các phương án”. Nội dung câu hỏi và các mức độ giảng viên lựa chọn sẽ cho

ra kết quả rõ ràng hơn tâm trạng của giảng viên về mối quan hệ theo “chiều ngang”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bầu không khí tâm lý của tập thể giảng viên học viện chính trị hành chính khu vực i (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)