Sự biến thể về hình thức của tin báo chí trên Thanh Niên Mobile

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự biến thể của tin báo chí trên các thiết bị di động ( khảo sát trường hợp báo thanh niên từ tháng 1 2014 6 2014) (Trang 66)

2.2.1. Về dung lượng của tin

Trước những thay đổi trong nội dung của thể loại tin trên TNM, hình thức trình bày tin cũng cần phải có thay đổi để phù hợp với những giới hạn và đặc điểm của phương tiện này này. Đây là thiết bị có tính năng cơ động cao và giúp người dùng theo dõi tin ngay khi họ đang trong trạng thái di chuyển hoặc bận rộn. Kích cỡ

nhỏ của màn hình di động là một yếu tố tác động đến việc trình bày tin tức. Vì thế, yêu cầu về mặt dung lượng cũng là một vấn đề đặt ra về phương diện hình thức của tin báo chí trên các thiết bị di động.

Kết quả khảo sát 300 tin trên TNM thu được tin từ 100-150 chữ chiếm 2%; từ 150- 200 chữ chiếm tỷ lệ 24%; tin từ 200-300 chữ chiếm 38%, tin 300-400 chữ chiếm 22%; tin 400-500 chữ chiếm 7%; tin từ 500-600 chữ chiếm 3%, và tin trên 600 chữ chiếm 4%. Như vậy tổng số tin dưới 400 chữ chiếm tỷ lệ 85%, tin có dung lượng trên 400 chữ chỉ chiếm 14% trong tổng số tin được khảo sát.

Biểu đồ 2.9. Tỷ lệ tin theo dung lƣợng trên TNM

Nguồn: Kết quả điều tra từ tháng 1/2014 - 6/2014

So sánh với tỷ lệ tin theo dung lượng trên TNO và báo in TN, có thể thấy dung lượng từ 200 đến 300 chữ và 300- 400 chữ là khá phổ biến của tin trên báo chí dành các thiết bị di động TNM (chiếm tỷ lệ 38% và 22%). Dung lượng từ 500-600 chữ trên TNM chiếm tỷ lệ thấp, chỉ với 3% tin so với tin trên TNO (chiếm 15%) và báo in TN (chiếm 10%). Như vậy tổng các nhóm tin từ 400 chữ trở lên chiếm tỷ lệ rất thấp trên TNM (14%), so với TNO lần lượt là 34% và báo in TN là 29%.

Kết quả so sánh tỷ lệ tin trên TNM so với tin trên báo điện tử TNO và báo in TN cho thấy tin trên TNM đã có sự ngắn gọn hơn về mặt dung lượng. Những biến đổi về mặt dung lượng của tin trên TNM là phù hợp với cách thức mà độc giả tiếp nhận nó. Đó là những trạng thái đang di động, với quảng thời gian ngắn như đang di chuyển trên đường, trên xe bus, hay trong thời gian nghỉ ngơi. “Đối với những người sử dụng điện thoại di động để đọc tin thì thông thường thời gian truy cập ngắn nhưng nhiều lần trong ngày, vì thế cần chủ trương làm tin với độ dài vừa phải để tự động đẩy lên hệ thống dành cho điện thoại di động. Tất nhiên là vẫn có một tỷ lệ bài với nội dung sâu, nhưng tin tức thì thường khá ngắn gọn, chỉ khoảng 350- 400 chữ. Việc cung cấp nội dung nhiều nhưng độ dài vừa phải là rất phù hợp cho cách thức tiếp nhận thông tin thông qua thiết bị di động [16].

2.2.2. Về ngôn ngữ trong tin

Nhắc đến ngôn ngữ tin là nhắc đến ngôn ngữ của sự kiện. Bởi vì yếu tố dung lượng tin chi phối cho nên ngôn ngữ trong tin cũng được viết thật giản đơn thể hiện nội dung sự kiện và tính thông tấn rõ nét. Liston Siregar, Biên tập viên tin tức của Ban BBC Indonesia chia sẻ: “Số đông người dùng điện thoại di động chỉ có máy với màn hình nhỏ, vì thế nhà báo cần dùng ngôn ngữ đơn giản, tránh câu phức tạp để giúp họ đọc nhanh chóng nắm bắt nội dung câu chuyện [73]”. Nhận diện sự biến thể ở góc độ ngôn ngữ của tin trên TNM, người viết tiến hành khảo sát trên ba yếu tố: đặc điểm của các yếu tố từ ngữ trong tin, các đoạn và các câu trong tin.

Hệ thống ngôn ngữ trên các thiết bị di động TNM hiện nay vẫn mang những nét tương đồng với hệ thống ngôn ngữ của báo mạng điện tử TNO, đó là hệ thống ký hiệu đa phương tiện, bao gồm ngôn ngữ text, âm thanh, hình ảnh (tĩnh và động), các yếu tố đồ họa... Tuy nhiên mức độ sử dụng của các yếu tố này sẽ chịu sự chi phối từ cách thức tiếp nhận thông tin của độc giả trên các thiết bị di động.

Có thể thấy, vì chi tiết có xu hướng ngày càng được rút gọn, chỉ giữ lại những thông tin quan trọng, dung lượng của tin đang trở nên ngắn hơn vì vậy ngôn ngữ trong tin cũng được thể hiện một cách ngắn gọn súc tích, đảm bảo tính thông tấn và thời sự của thể loại tin. Ngôn ngữ của tin trên TNM vẫn hệ thống ngôn ngữ

mang phong cách trần thuật khách quan về thông tin sự kiện. Các lớp từ, ngữ thể hiện tính thời sự cao vẫn được sử dụng nhiều ở trong tin. Đó là những từ, cụm từ thể hiện tính thời sự: hôm nay, đang, ngay lúc này, vừa, sáng nay, chiều nay, tối nay, sắp, sẽ, chuẩn bị, tiếp tục cập nhật, liên tục cập nhật… Với TNO, sự thay đổi

này trong tin TNM chưa thật rõ rệt, tuy nhiên đây là một bước tiến so với báo in TN khi hệ thống từ ngữ “hôm qua”, tối qua, sáng qua, chiều qua”, “đã”… vẫn còn xuất hiện khá nhiều trên báo in TN.

Một nét mới trong ngôn ngữ của tin trên TNM là sự hình thành một một lớp từ mang đặc trưng riêng của tin di động nhằm thu hút công chúng khi họ có thói quen đọc nhanh, đọc lướt. Đó là việc sử dụng những danh từ, động từ, tính từ gây ấn tượng; những thành ngữ gây chú ý hoặc những biến thể của nó. Ví dụ:

Xử nghiêm vụ 'rút ruột' cao tốc TP.HCM - Dầu Giây, TNM, 02.01.14

Truy tố thủ kho 'thụt két' hơn 31 tỉ đồng, TNM, 03.01.14

Gắp con vắt 'khủng' trong mũi bệnh nhân, TNM, 04.01.14

„Rút ruột' container, lãnh 11 năm tù, TNM, 09.01.14

'Cất lưới' bắt nghi phạm sát hại 5 phu trầm, TNM, 09.02.14

Tuy nhiên để đảm bảo tính thông tấn về mặt thể loại của tin, hệ thống từ ngữ đặc biệt này được sử dụng một cách tiết chế, thường chỉ xuất hiện ở tiêu đề vì đó là yếu tố gây chú ý đến người đọc từ cái lướt mắt đầu tiên khi tiếp xúc với tin trên màn hình di động.

Về các đoạn trong tin: Tin trên các thiết bị di động TNM được ngắt thành nhiều khối hoặc đoạn ngắn, mỗi đoạn 1-3 câu, thể hiện trong 4-5 dòng, mỗi dòng 6- 8 chữ, thường diễn đạt một ý trọn vẹn trên màn hình di động. Giữa các đoạn trong tin có những khoảng không gian nhất định, là điểm dừng mắt cho người đọc và phân biệt các đoạn trong một tin. Việc phân đoạn trong tin như trên là phù hợp với yếu tố thị giác và tâm lý của người đọc bởi chúng góp phần tạo ra sự rõ ràng, mạch lạc của thông tin so với việc trình bày cả một đoạn tin dài, đồng thời cũng làm cho tin dễ tiếp nhận hơn trên màn hình nhỏ của di động.

Về câu trong tin: Kết quả khảo sát về số câu trong một tin cho thấy, có 209 tin TNM, chiếm 70% tỷ lệ tin được khảo sát có dưới 10 câu trong tin. Điều này chứng tỏ tin trên TNM đang có xu hướng ngày càng giảm số lượng câu trong tin.

Bảng 2.6: Số lƣợng câu trong tin trên TNM

TNM Dưới 10 câu 10-20 câu 20-30 câu Trên 30câu

Số tin 209 79 6 6

Tỷ lệ 70% 26% 2% 2%

Nguồn: Kết quả điều tra từ tháng 1/2014 - 6/2014

Về khảo sát độ dài của câu trong tin cho thấy: Số câu ngắn hơn 20 chữ chiếm 21% tổng số câu. Số câu có từ 20- 30 chữ chiếm 31% tổng số câu. Số câu có nhiều hơn 30 chữ chiếm 48%. Hiện tại câu trên 30 chữ vẫn giữ mức độ cao. Cũng cần nhận thấy thực tế là có những nội dung thông tin không thể tách rời thành các câu ngắn. Ví dụ thông tin hàm chứa tên tuổi các tội danh pháp luật của các bản án; thông tin các trận đấu và các cầu thủ; thông tin liệt kê về chuỗi các con số, các đơn vị, các chức danh, giá cả… Vì vậy loại câu trên 30 tiết vẫn được sử dụng khá phổ biến. Mức độ sử dụng số câu trên 30 chữ chiếm tỷ lệ cao trong những tin pháp luật, kinh tế tài chính, thể thao... Mặc dù vậy, số lượng câu từ dưới 20 chữ đã bắt đầu được chú ý sử dụng ở mức độ nhất định. TNM sử dụng các câu có độ dài trung bình 20-30 chữ khá phổ biến. Nó cho thấy Ban biên tập TNM đang có xu hướng sử dụng những câu ngắn gọn trong tin.

Bảng 2.7: Số lƣợng câu theo độ dài trong tin TNM

TNM Độ dài dưới 20 chữ Độ dài 20-30 chữ Độ dài trên 30 chữ

Số câu 653 941 1472

Tỷ lệ 21% 31% 48%

Nguồn: Kết quả điều tra từ tháng 1/2014 - 6/2014

Có thể thấy hệ thống ngôn ngữ của tin trên TNM đã có một số thay đổi do đặc trưng của phương tiện truyền tải và cách thức tiếp nhận của công chúng. Nhìn chung ngôn ngữ của tin vẫn thể hiện tính thông tấn, tính thời sự cao. Bên cạnh đó ngôn ngữ cũng có sự vận động linh hoạt khi ngày càng trở nên hấp dẫn hơn thể hiện

các đoạn trong tin đang có xu hướng rút ngắn và làm cho tin trên các thiết bị di động trở nên ngắn gọn hơn. Làm thế nào để tin vẫn mang tính thời sự mà ngôn ngữ vẫn tạo ra sự hấp dẫn, cảm xúc, phù hợp với đặc điểm tiếp nhận của bạn đọc trên các thiết bị di động. Mặt khác yếu tố ngôn ngữ gây sự chú ý, hấp dẫn phải nên được sử dụng như thế nào để phù hợp với nội dung chủ đề của tin mà không gây giật gân, câu khách mà vẫn đảm bảo tính thông tấn của thể loại tin. Điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều kỹ năng nghiệp vụ, tư chất của người biên tập, phóng viên trong giai đoạn hiện nay.

2.2.3. Về các dạng tin

Như đã xác định ở chương 1, theo các tiêu chí khác nhau, thể loại tin sẽ có sự phân chia các dạng tin khác nhau. Những giáo trình lý thuyết về thể loại tin tại Việt Nam chỉ ra rằng những dạng tin thường được sử dụng trên báo chí ngày nay đó là: tin ngắn, tin vắn, tin sâu, tin tổng hợp, tin tường thuật, tin dự báo…

Xem xét trên tiêu chí phân dạng này, có thể thấy báo in TN hiện nay sử dụng tất cả các dạng tin này. Quan sát cho thấy, mỗi ngày báo in TN sử dụng từ 12-15 tin vắn, có dung lượng dưới 100 chữ, 8-10 tin ngắn, 5 tin bình hoặc tin sâu, 1-2 tin tổng hợp. Quan sát trên TNO, các dạng tin được sử dụng phổ biến nhất là tin ngắn, tin sâu, tin tổng hợp, tin tường thuật, có một tỷ lệ rất ít tin vắn được sử dụng lại từ báo in TN. Đặc biệt những tin sâu, tin tổng hợp với dung lượng từ 500 chữ trở lên được sử dụng khá phổ biến vì khả năng lưu trữ và không giới hạn không gian đăng tải của báo điện tử. Mức độ sử dụng các dạng tin của TNM đã có những thay đổi về mặt tỷ lệ. Hầu như dạng tin vắn không còn xuất hiện, tin tổng hợp, tin sâu chiếm tỷ lệ thấp trên bản tin TNM.

Biểu đồ 2.11. Tỷ lệ xuất hiện của các dạng tin trên TNM

Kết quả khảo sát trên TNM cho thấy: Tin ngắn được sử dụng với tỷ lệ cao nhất, cao gấp hơn 11 lần tỷ lệ sử dụng tin sâu, gấp gần 20 lần tỷ lệ sử dụng tin tường thuật. Dạng tin sâu được sử dụng chỉ với 7%; tin dự báo chiếm 8% và tin tổng hợp chỉ chiếm 1%.

Biểu đồ 2.12. Tỷ lệ xuất hiện của các dạng tin trên TNM, TNO và báo in TN

Nguồn: Kết quả điều tra từ tháng 1/2014 - 6/2014

So với tỷ lệ sử dụng các dạng tin trên TNO và báo in TN, dạng tin ngắn từ 100-400 chữ được TNM sử dụng với tỷ lệ cao nhất (80%). Trong khi đó những dạng tin có dung lượng lớn trên 400 chữ (tin bình hoặc tin sâu) lại được báo in TN sử dụng với mức độ cao hơn (26%) và báo điện tử TNO (25%). Mặt khác tin trên TNM đã thể hiện tỷ lệ sử dụng các dạng tin tường thuật (chiếm 4%), cao hơn so với báo in TN và TNO. Điều này xuất phát từ việc tận dụng ưu thế và tính năng của thiết bị di động trong việc tường thuật và cập nhật tin trực tiếp, liên tục đến công chúng độc giả khi có sự kiện xảy ra.

Tùy thuộc vào mục đích phản ánh mà tờ báo, nhà báo sẽ chọn những dạng tin khác nhau để đưa tin. Mỗi dạng tin sẽ có những đặc trưng riêng về nội dung và hình thức thể hiện. Qua khảo sát định lượng và quan sát từ thực tiễn, người viết khái quát đặc điểm của các dạng tin trên TNM hiện nay như sau.

Tin ngắn: Là dạng tin có dung lượng trung bình, có độ dài từ 100 - 400 chữ,

được sử dụng khá phổ biến trên TNM (80%). Tin ngắn thường trả lời ngắn gọn các câu hỏi 5W+1H nhưng ở hai câu hỏi How và Why chỉ trả lời ở mức độ khái quát nhất. Tin ngắn phản ánh các sự kiện thuộc các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội. Như vậy có thể thấy việc tăng cường sử dụng các dạng tin ngắn cho thấy tính chất thời sự của sự kiện và sự ngắn gọn súc tích của tin ngày càng được đề cao.

Tin sâu: So với các dạng ngắn, tin sâu có dung lượng lớn trên 400 chữ, chứa

nhiều chi tiết hơn, nhấn mạnh hơn vào hai câu hỏi Why và How. Những sự kiện được làm tin sâu thường là những sự kiện quan trọng, có sức ảnh hưởng lớn hoặc được nhiều người quan tâm, đòi hỏi phải phản ánh sâu hơn, dành nhiều sự quan tâm hơn. Do có sự thay đổi về chi tiết trong tin, dung lượng tin nên các dạng tin sâu hiện nay xuất hiện với tỷ lệ thấp trên TNM (7%).

Tin tƣờng thuật: So với báo in TN và báo điện tử TNO, tin tường thuật trên

TNM chiếm tỷ lệ cao hơn (4%). Dạng tin tường thuật trên TNM là tin tường thuật trực tiếp. Tin tường thuật chiếm ưu thế trong những sự kiện nóng và cấp bách như: Tường thuật vụ tìm kiếm máy bay MH370 mất tích, Tường thuật diễn biến tại điểm nóng Hoàng Sa trong sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển Việt Nam; Tường thuật diễn biến các trận đấu trong World Cup 2014… Các tin tường thuật được sắp xếp theo trình tự thời gian, phản ánh những mốc chính diễn ra trong sự kiện, có thể kèm theo lời bình luận của nhà báo (nếu tường thuật tin thể thao). Mỗi tin tường thuật có độ dài từ 100-200 chữ, thường từ 1-3 câu, được thể hiện trên màn hình di động theo các “timeline”, trả lời ngắn gọn câu hỏi: when; what và cập nhật đến màn hình điện thọai di động như một “breaking news” để độc giả nắm có thể nắm thông tin. Các tin tường thuật này sau đó sẽ được biên tập viên tổng hợp lại thành dạng bài tường thuật với thông tin mới nhất được đưa lên đầu để độc giả có thể xem lại khi cần. Có thể thấy TNM đã phát huy được ưu thế nổi bật của tin tường thuật trực tiếp trên di động, bởi dù dang ở trong điều kiện hoàn cảnh nào, chỉ với thiết bị di động có kết nối Internet và cài đặt ứng dụng báo chí TNM, độc giả vẫn có thể liên tục tiếp nhận được thông tin về sự kiện đang diễn ra. Với báo điện tử hay báo in, phải cần có một không gian và điều kiện cố định để làm được việc đó.

“Thật ra tin tường thuật không mới với cách làm tin online nhưng ở trên điện thoại bạn đọc có thể tiếp nhận liên tục và nhiều hơn, ngoài thời gian rỗi hầu hết sử dụng mobile nhiều hơn, cách tường thuật là lấy thông tin mới nhất lên đầu, bạn đọc đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự biến thể của tin báo chí trên các thiết bị di động ( khảo sát trường hợp báo thanh niên từ tháng 1 2014 6 2014) (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)