Tỷ lệ mức độ cập nhật của tin trên TNM, TNO và báo in TN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự biến thể của tin báo chí trên các thiết bị di động ( khảo sát trường hợp báo thanh niên từ tháng 1 2014 6 2014) (Trang 58 - 62)

Nguồn: Kết quả điều tra từ tháng 1/2014 - 6/2014

Nếu tin trên báo in TN có độ lùi tương đối lớn về mặt thời gian thì tin trên TNM lại có xu hướng rút ngắn khoảng cách về thời gian từ lúc sự kiện xảy ra cho đến lúc đăng tin, thời gian chỉ còn trong khoảng 24 giờ, thậm chí là đưa tin trực tiếp. Tính thời sự của sự kiện càng được nâng cao với 81% tỷ lệ tin phản ánh về sự kiện trong vòng 24 giờ hoặc vừa mới xảy ra. Các cụm từ chỉ thời gian: “sáng nay”,

“chiều nay”, “vừa mới”, “đang”, “tiếp tục cập nhật” trong tin TNM cũng đã góp

phần thể hiện điều đó.

Vì lệ thuộc vào nguồn tin TNO, mức độ cập nhật của tin trên TNM so với TNO chưa có sự chênh lệch lớn. Tuy nhiên bản tin di động TNM cũng đã bắt đầu thể hiện ưu thế cập nhật tin của mình trong một số sự kiện nóng đặc biệt là những tin quốc tế, thể thao. Kết quả khảo sát 300 tin trên phiên bản di động cũng cho thấy, có 57 tin về các sự kiện mà bản tin TNM đăng tải nhanh hơn báo điện tử TNO và 32 tin TNM đăng tải cùng thời điểm với tin trên TNO. Trong 300 tin được khảo sát có 44 tin chỉ đăng tải độc quyền trên bản tin TNM. Những tin này thường xuất hiện các

cụm từ như: “theo nguồn tin của Thanh Niên Mobile”, “theo Thanh Niên Mobile”,

“Thanh Niên Mobile tiếp tục cập nhật”…

Như vậy, tính thời sự của sự kiện trong tin trên TNM được thể hiện thông qua thời gian đăng tải tin và mức độ cập nhật tin. Các thiết bị di động với những tính năng mới đã nâng cao những yếu tố trên và mang lại cho bản tin di động năng lực đưa tin nhanh và liên tục hơn các kênh truyền tải nào. So với báo in TN, tốc độ cập nhật sự kiện của bản tin TNM hiện nay đã thể hiện những biến đổi mạnh mẽ, phát huy ưu thế về tốc độ và tính liên tục trong việc đưa tin. Và phiên bản báo chí trên nền tảng các thiết bị di động TNM đã hỗ trợ cho tin tức được đến tay người dùng nhanh chóng hơn với những tính năng mới như thông báo “breaking news” cho người dùng ở mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm trong ngày thậm chí có những tin nóng được đưa trước cả loại hình báo in và báo điện tử. So với thời điểm diễn ra sự kiện đến lúc đăng tải tin, khoảng cách thời gian chỉ còn tính bằng giờ thậm chí là trực tiếp khi sự kiện đang diễn ra. Từ đó có thể thấy được những nỗ lực cập nhật tin nhanh của TNM nhằm định hình phong cách và ưu thế riêng cho hoạt động đưa tin trên các thiết bị di động.

2.1.4. Về chi tiết trong tin

Do tính chất nhanh và liên tục cập nhật của dòng chảy thông tin trên các thiết bị di động khiến cho nhà báo phải làm sao trong một khoảng thời gian ngắn nhất, công chúng tiếp nhận được nhiều thông tin nhất. Vì vậy chi tiết sẽ trở nên ngắn gọn hơn và chi tiết nào giá trị sẽ được lựa chọn để đưa vào tin. Có thể thấy ở phiên bản di động, TNM đã nhận thức được đặc điểm của kênh truyền tải di động và cách thức tiếp nhận của công chúng. Các biên tập TNM đã có những cách biên tập chi tiết để tin trở nên phù hợp với kênh phát hành này. Chia sẻ về sự thay đổi của chi tiết trong tin, phóng viên báo TN cho biết: “Tính thông tấn nó sẽ đặt yêu cầu thông tin lên

hàng đầu, không phải cảm xúc, ko mô tả mà là thông tin. Tin chỉ giữ lại những chi tiết và thông số quan trọng mà thôi.” [Phụ lục PVS số 2, cựu PV báo TN].

Những yếu tố thuộc về chi tiết mà người viết tiến hành khảo sát trên TNM chính là: chi tiết trong tin, yếu tố bình luận trong tin, các số liệu, các trích dẫn… Có thể phân tích một số tin nổi bật để thấy được những thay đổi trong việc biên tập các chi tiết của tin cho các thiết bị di động so với tin trên báo điện tử TNO dưới đây.

Tin “Chủ tịch nước yêu cầu khẩn trương rà soát lại vụ án Huỳnh Thị Huyền

Như” (TNO, 10.05.14) và tin “Chủ tịch nước yêu cầu rà soát vụ Huyền Như”(TNM, 10.05.2014). Từ câu mở đầu tin của TNM đã có sự rút gọn chi tiết diễn giải các tội danh: tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan,

tổ chức” và tội “cho vay nặng lãi” để mở đầu trở nên ngắn gọn hơn: “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu khẩn trương rà soát, làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và các đồng phạm.” Ở phần kết của

tin các cụm từ thừa của tin trên TNO (gạch chân): Chủ tịch nước cũng yêu cầu cần

làm rõ và đầy đủ những vi phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, không loại trừ tổ chức, cá nhân nào, có hình thức xử lý tương xứng, đáp ứng kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân, có tác dụng tốt trong việc răn đe, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, trong đó có tội phạm trong lĩnh vực kinh tế” đã được biên tập thành câu

ngắn gọn: “Cơ quan pháp luật cần làm rõ và đầy đủ những vi phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, không loại trừ tổ chức, cá nhân nào để có hình thức xử lý tương xứng”.

Tin “Sập cầu treo ở Lai Châu, 8 người chết” (TNM, 24.02.2014) và tin “Cận cảnh vụ sập cầu treo khiến 8 người chết, 36 người bị thương” (TNO, 24.02.14). Ở câu mở đầu TNO có những chi tiết diễn giải (gạch chân): “Thống kê cho biết tính đến thời điểm chiều nay, vụ tai nạn sập cầu treo nghiêm trọng xảy ra tại bản Chu Va 6, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường (tỉnh Lai Châu) khiến 8 người chết, 36 người bị thương”. Thì mở đầu của tin TNM chỉ trả lời ngay câu hỏi quan

trọng như What- Chuyện gì xảy ra/ When- Khi nào: “Ít nhất 8 người thiệt mạng và

hơn 30 người khác bị thương trong vụ sập cầu treo ở Lai Châu, xảy ra lúc 8 giờ 30 phút sáng nay”. Ở phần nội dung tin TNO tiếp tục mô tả diễn biến cụ thể của vụ sập

cầu. “Điều đáng nói, vụ việc xảy ra trong lúc một đám tang đi qua cầu với số lượng

người đông, cả người đi đưa tang và quan tài của người xấu số cũng đều bị rơi xuống suối”. Trong khi đó bản tin TNM rút gọn lại diễn biến và tập trung trả lời

ngắn gọn 5W+1H: Ở đâu: Vụ việc xảy ra tại cầu treo Chu Va 6, thuộc bản Chu Va

lúc đưa đám ma ở bản Chu Va 6, xã Sơn Bình, đoàn đưa tang đang đi trên cầu được 15m, bất ngờ cầu sập, hàng chục người rơi xuống suối, dưới lòng suối nhiều đá tảng, đá hộc to lởm chởm.”

Tin “Malaysia đổ lỗi cho Việt Nam vụ MH370 mất tích” (TNM,

04.05.2014). Câu mở đầu tin TNM đã bỏ đi những từ thừa trong TNO như: “chính

thức, chuyến bay” mà không làm ảnh hưởng nội dung chính. Tin TNO viết: “Dẫn theo tờ Malay Mail Online, trong cuộc họp báo ngày 2.5, Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Malaysia Datuk Azharuddin Abdul Rahman khẳng định các nhân viên kiểm soát không lưu Việt Nam đã không tuân thủ quy trình qua việc chỉ tìm hiểu về chuyến bay MH370 mất tích sau 17 phút kể từ khi chiếc máy bay mất tích trên radar vào ngày 8.3 TNM”. Phần chi tiết gạch chân đã được rút gọn trong tin TNM để câu trở nên ngắn gọn. Phần phát biểu của ông Azharuddi: “Nếu phía TP.HCM không được máy bay liên hệ, thì quy trình là 5 phút (phía VN phải liên lạc tìm hiểu - NV)”, ông Azharuddin nói với các phóng viên trong cuộc họp báo ngày 2.5 đã được cắt bớt cụm gạch chân vì không cần thiết. Trong phần chi tiết, của tin

trên TNO như: “Các thông tin về thời gian gián đoạn liên lạc cùng những thông tin

khác về chuyến bay MH370 vốn được nhà chức trách Malaysia đưa vào trong báo cáo gửi lên Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) vào đầu tháng 4 song chỉ mới được công bố rộng rãi vào ngày 1.5. Liên quan đến thông tin phía Malaysia cho rằng kiểm soát viên không lưu VN đã không tuân thủ quy trình khi chỉ tìm hiểu về chuyến bay MH370 mất tích sau 17 phút từ khi máy bay mất tín hiệu trên màn hình radar (quy định là sau 5 phút), ông Thanh cho biết sẽ thông tin chính thức sau khi có báo cáo từ phía Malaysia” không có những giá trị thông tin cao và trùng lặp

với phần kết luận nên đã được lược bỏ trong tin TNM. Mặt khác những chi tiết thừa mang tính diễn giải của tin TNO (gạch chân): “Lãnh đạo Cục Hàng không VN một

lần nữa khẳng định lại thông tin đã công bố trước đây là máy bay số hiệu MH370 của Malaysia đã mất tín hiệu radar trước khi vào điểm IGARI (vùng chuyển giao với phía Việt Nam), tổ bay của MH370 cũng hoàn toàn không liên lạc gì với kiểm soát viên không lưu thuộc ATC TP.HCM như các chuyến bay thông thường khác.”

cũng được rút ngắn lại thành câu như sau trên TNM: “Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam khẳng định MH370 mất tín hiệu radar trước khi vào điểm IGARI (vùng

chuyển giao với Việt Nam), tổ bay của MH370 không liên lạc với kiểm soát viên không lưu thuộc ATC TP.HCM”.

Những ví dụ trên cho thấy các chi tiết đã được chọn lọc, biên tập để trình bày một cách ngắn gọn những thông tin quan trọng nhất, thể hiện nội dung chủ đề. Những yếu tố thừa như: chi tiết diễn giải, từ ngữ thừa, trích dẫn kém quan trọng sẽ không được sử dụng, hoặc được biên tập lại một cách ngắn gọn, súc tích.

Bên cạnh đó trích dẫn được sử dụng để làm rõ hơn tính chân thực và khách quan của sự kiện, đồng thời thể hiện năng lực đưa tin của nhà báo. Tin dù ngắn và được đăng tải nhanh nhưng cần có trích dẫn để minh họa cho sự kiện trở nên cụ thể, chính xác hơn. Các loại trích dẫn được khảo sát trong tin là: lời phát biểu của chuyên gia chiếm 18%; lời trích dẫn từ văn bản liên quan chiếm 12%; lời trích dẫn từ nguồn báo chí khác chiếm 24%; lời trích dẫn phát biểu của nhân vật trong sự kiện chiếm 29%; phát biểu của nhà quản lý, các chính khách chiếm 14%; phát biểu của người dân chiếm 3%. Trích dẫn thường được thể hiện ở hai dạng: trực tiếp (trích nguyên văn) và gián tiếp (trích dẫn có biên tập lại). Trích dẫn trong tin di động không trình bày nguyên văn, được biên tập theo hướng ngày càng cô đọng, biên tậpnhững chi tiết diễn giải, đi thẳng vào vấn đề và trích dẫn trở thành nội dung của tin. Nó cho thấy tính chất thông tấn ngày càng cụ thể của tin báo chí trên các thiết bị di động. Với những trích dẫn quan trọng, hàm chứa thông tin hoặc thể hiện chủ đề của tin, trích dẫn được đưa lên tiêu đề hoặc thể hiện ngay trong câu mở đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự biến thể của tin báo chí trên các thiết bị di động ( khảo sát trường hợp báo thanh niên từ tháng 1 2014 6 2014) (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)