Ý kiến của chuyên gia Văn bản liên quan Nguồn báo chí khác Ý kiến nhân vật trong sự kiện Ý kiến của chính khách, nhà quản lý, nhân vật tiêu biểu Ý kiến của ngƣời dân SL 63 42 82 99 50 10 Tỷ lệ 18% 12% 24% 29% 14% 3%
Nguồn: Kết quả điều tra từ tháng 1/2014 - 6/2014
Vì đảm bảo tính chất thông tấn của tin, có thể thấy yếu tố bình luận của tờ báo, nhà báo, tòa báo trong tin hầu như không có. Các tin được khảo sát, chi tiết đều
là chi tiết nhằm mô tả bản chất của sự kiện, được trình bày khách quan, kết hợp một số trích dẫn để làm rõ nội dung của sự kiện.
Có thể thấy đặc điểm của chi tiết tin trên TNM đã thay đổi để phù hợp với kênh truyền, yếu tố kỹ thuật cũng cách tiếp nhận của công chúng. Chi tiết ngày càng phong phú, ngắn gọn, có chọn lọc. Lượng trích dẫn được lựa chọn thể hiện như một thông tin quan trọng đưa lên tiêu đề hoặc trong câu mở đầu của tin thể hiện làm tin trở nên hấp dẫn, đáng chú ý hơn. Trích dẫn cũng được chọn lọc và biên tập để ngắn gọn, trong một vài trường hợp trở thành nội dung thông tin. Yếu tố bình luận hầu như không xuất hiện trong tin.
Sự thay đổi về mặt chi tiết của tin báo chí trên các thiết bị di động TNM cũng đặt ra nhiều thách thức cho phóng viên và tòa báo. Làm thế nào để cung cấp tin nhanh nhất đến độc giả với chi tiết đắt giá, trích dẫn cần thiết, có giá trị mà vẫn đảm bảo tính chính xác và ngắn gọn của nội dung thông tin cho các thiết bị di động. Chính vì vậy, sự nhạy bén với tin tức, kỹ năng tóm tắt bản tin một cách cô đọng súc tích là hết sức quan trọng. Chỉ có làm như vậy bản tin di động mới có thể phù hợp sự tiếp nhận thông tin của công chúng đồng thời độc lập về cách thức thể hiện, về phong cách riêng của tin trên di động so với báo in và báo điện tử.
2.1.5. Về sự tương tác của công chúng độc giả với tin
Như đã trình bày ở chương 1, một trong những đặc điểm cơ bản của phương tiện truyền thông mới là khả năng tương tác. Trong môi trường truyền thông mới, công chúng ngày càng chủ động và tích cực hơn, khiến chủ thể của truyền thông được nâng cao, mô hình truyền thông được chuyển từ một chiều sang truyền thông tương tác. Tương tác làm cho công chúng trở thành một yếu tố quan trọng trong quá trình truyền thông, thậm chí có lúc trở thành chủ thể đồng sáng tạo trong hoạt động truyền thông. Từ các nguồn phát thông điệp, các tòa báo cung cấp thông điệp và mở ra những kênh giao tiếp đại chúng để phục vụ nhu cầu thông tin của công chúng. Và đến lượt mình, công chúng lại góp phần thẩm định hiệu quả của báo chí, tạo cơ sở để toà soạn điều chỉnh nội dung, hình thức thông tin nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động truyền thông. Vì vậy người viết quyết định đặt yếu tố tương tác
như là một chỉ báo quan trọng thuộc về phương diện nội dung để khảo sát trong chương này.
Biểu đồ 2.7. Mức độ tƣơng tác của bạn đọc với tin TNM
Nguồn: Kết quả điều tra từ tháng 1/2014 - 6/2014
Kết quả khảo sát mức độ tương tác của công chúng với 300 tin tức báo chí trên TNM, người viết thu được 81% tin không nhận được lượt bình luận nào từ độc giả. Trong khi đó chỉ có 16% tin có 1-5 lượt bình luận và 3% tin có trên 6 lượt bình luận. Tin có số lượng bình luận cao nhất là tin về kết quả trận đấu chung kết World Cup 2014 và tin TQ đưa giàn khoan vào lãnh hải Việt Nam với lần lượt là 198 và 176 lượt bình luận. Có thể thấy những tin nhận được nhiều tương tác từ công chúng đều có chung đặc điểm đó là: thông tin nóng, có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định và tạo ra sự tranh luận…
Rõ ràng so với báo in, ưu thế của phương tiện truyền thông mới đã tạo ra cơ chế tương tác của công chúng với tin trên TNM cao hơn. Tuy nhiên so với báo trực tuyến TNO thì tỷ lệ tương tác của TNM hiện nay là còn thấp.
Biểu đồ 2.8. Mức độ tƣơng tác của bạn đọc trên TNM, TNO và báo in TN
Kết quả so sánh cho thấy, trên báo in, có thể thấy hình thức tương tác chủ yếu hiện nay là gửi thư hoặc email cho tòa soạn ở mục Bạn đọc. Hình thức này diễn ra chậm và trải qua nhiều quy trình nên sự tương tác không thể hiện rõ. Báo điện tử TNO có mức độ tương tác cao khi có 22% tin có từ 1-5 lượt bình luận; 16% tin có từ 6 lượt bình luận trở lên. Trong khi đó số tin không nhận được sự tương tác từ độc giả chỉ chiếm 62%, thấp hơn tỷ lệ tin không nhận được tương tác của TNM (81%). Kết quả này đã cho thấy hiện nay công chúng vẫn còn ít tham gia bình luận tin tức báo chí trên TNM so với tin trên TNO. Khả năng tương tác giữa công chúng với TNM là chưa cao trong khi đó các thiết bị di động được các nhà chuyên môn đánh giá là sử dụng thuận tiện và dễ dàng hơn cho việc tương tác.
“Công chúng truyền thông của thời đại thiết bị di động được cung cấp nhiều cơ hội trong việc truy cập thông tin cũng như tham gia sản xuất, chia sẻ thông tin trên nhiều kênh ở bất cứ nơi nào, vào bất cứ lúc nào.” [Phụ lục PVS số 3, NB, Th.s,
GV PVT]
“Thông thường người sử dụng smartphone hiện nay đặc biệt là những người trẻ thường kết nối với các trang mạng xã hội. Vì vậy việc tương tác, chia sẻ chia sẻ là phổ biến, thậm chí đặt lên hàng đầu cho tin tức trên mobile… Có thể thấy điện thoại di động là một công cụ dễ dàng trong việc thể hiện khả năng tương tác bởi trên thiết bị đó, họ có thể thực hiện các thao tác lựa chọn thông tin, đọc theo ý thích, chia sẻ ngay lên mạng xã hội hoặc bạn bè, thậm chí bình luận như những sms. Chính chức năng chia sẻ thông tin trên các ứng dụng di động đã tạo nên sự khác biệt giữa phiên bản máy tính và di động.” [Phụ lục PVS
số 5, ĐTH, CM Cheil VN]
Khả năng tương tác này cũng được TNM đề cao vì nhóm công chúng tiềm năng của báo chí trên di động theo lãnh đạo TNM cho biết, đó là nhóm công chúng trẻ, độ tuổi từ 25 đến 35, hiện đại trong tư duy và cách thức mà họ trao đổi, bình luận chia sẻ thông tin đều gắn liền với công nghệ mới.
Từ việc khảo sát mức độ tương tác của công chúng với 300 tin trên TNM cho thấy hoạt động giao tiếp của công chúng với báo chí trên TNM còn rất thấp. Dường như TNM vẫn chưa có nhiều hình thức để thu hút công chúng tham gia vào
quá trình trao đổi thông tin trên bản tin di động. Lý giải về vấn đề này, có nhiều ý kiến khác nhau từ phía lãnh đạo TNM như sau:
“Tin tức trên di động hiện nay nhận được ít bình luận của độc giả. Nó phụ
thuộc vào tư duy đóng và áp lực của những người làm tin trên mobile vì những qui định chặt chẽ trong kiểm duyệt. Người tạo ra App chưa giúp người dùng có được cảm giác thích thú trong bình luận dù việc bình luận trên di động thực sự dễ dàng như viết bình luận trên mạng xã hội.” [Phụ lục PVS số 2, cựu PV báo TN]
“TNM có tiêu chuẩn sàng lọc bình luận trên đó, theo những chuẩn ngôn ngữ. Mặt
khác yếu tố bàn phím điện thoại nhỏ nên khó bình luận. Tuy nhiên khi bạn đọc đau đáu một vấn đề nào đó, họ sẽ gõ 200-300 kí tự, nhưng thường bình luận rất ngắn gọn.” [Phụ lục PVS số 1, NB, Th.s, Trưởng ban TNM]
Mặt khác một lý do khiến tin báo chí trên TNM nhận ít sự tương tác của công chúng độc giả vì nội dung truyền thông chưa thật sự đột phá. Hiện nay thông tin TNM vẫn lệ thuộc chủ yếu vào nguồn tin của báo mạng điện tử TNO. Các ưu thế kết nối, chia sẻ, tương tác thông minh của điện thoại di động chưa nâng cao và phát huy hết hiệu quả của nó. Trong khi đó các thiết bị di động được đánh giá là công cụ để dễ dàng thể hiện sự tương tác nhất. Biết tận dụng và phát huy khả năng này sẽ là một ưu thế rất nổi trội nữa của bản tin phát hành trên di động. Việc phát huy tính tương tác cao sẽ mở ra sự dân chủ đồng thời trao quyền lực đó vào tay công chúng truyền thông. Nó cũng giúp tờ báo có thêm một nguồn thông tin tổng hợp khổng lồ và làm cho bản tin trở nên phong phú, đặc sắc nhờ sự tương tác từ bạn đọc. Vì vậy làm thế nào để TNM ngày càng thu hút công chúng đến với kênh thông tin mới này để phát huy ưu thế tương tác của báo chí trên các thiết bị di động. Vấn đề này sẽ tiếp tục được đề cập trong chương 3.
2.2. Sự biến thể về hình thức của tin báo chí trên Thanh Niên Mobile
2.2.1. Về dung lượng của tin
Trước những thay đổi trong nội dung của thể loại tin trên TNM, hình thức trình bày tin cũng cần phải có thay đổi để phù hợp với những giới hạn và đặc điểm của phương tiện này này. Đây là thiết bị có tính năng cơ động cao và giúp người dùng theo dõi tin ngay khi họ đang trong trạng thái di chuyển hoặc bận rộn. Kích cỡ
nhỏ của màn hình di động là một yếu tố tác động đến việc trình bày tin tức. Vì thế, yêu cầu về mặt dung lượng cũng là một vấn đề đặt ra về phương diện hình thức của tin báo chí trên các thiết bị di động.
Kết quả khảo sát 300 tin trên TNM thu được tin từ 100-150 chữ chiếm 2%; từ 150- 200 chữ chiếm tỷ lệ 24%; tin từ 200-300 chữ chiếm 38%, tin 300-400 chữ chiếm 22%; tin 400-500 chữ chiếm 7%; tin từ 500-600 chữ chiếm 3%, và tin trên 600 chữ chiếm 4%. Như vậy tổng số tin dưới 400 chữ chiếm tỷ lệ 85%, tin có dung lượng trên 400 chữ chỉ chiếm 14% trong tổng số tin được khảo sát.
Biểu đồ 2.9. Tỷ lệ tin theo dung lƣợng trên TNM
Nguồn: Kết quả điều tra từ tháng 1/2014 - 6/2014
So sánh với tỷ lệ tin theo dung lượng trên TNO và báo in TN, có thể thấy dung lượng từ 200 đến 300 chữ và 300- 400 chữ là khá phổ biến của tin trên báo chí dành các thiết bị di động TNM (chiếm tỷ lệ 38% và 22%). Dung lượng từ 500-600 chữ trên TNM chiếm tỷ lệ thấp, chỉ với 3% tin so với tin trên TNO (chiếm 15%) và báo in TN (chiếm 10%). Như vậy tổng các nhóm tin từ 400 chữ trở lên chiếm tỷ lệ rất thấp trên TNM (14%), so với TNO lần lượt là 34% và báo in TN là 29%.
Kết quả so sánh tỷ lệ tin trên TNM so với tin trên báo điện tử TNO và báo in TN cho thấy tin trên TNM đã có sự ngắn gọn hơn về mặt dung lượng. Những biến đổi về mặt dung lượng của tin trên TNM là phù hợp với cách thức mà độc giả tiếp nhận nó. Đó là những trạng thái đang di động, với quảng thời gian ngắn như đang di chuyển trên đường, trên xe bus, hay trong thời gian nghỉ ngơi. “Đối với những người sử dụng điện thoại di động để đọc tin thì thông thường thời gian truy cập ngắn nhưng nhiều lần trong ngày, vì thế cần chủ trương làm tin với độ dài vừa phải để tự động đẩy lên hệ thống dành cho điện thoại di động. Tất nhiên là vẫn có một tỷ lệ bài với nội dung sâu, nhưng tin tức thì thường khá ngắn gọn, chỉ khoảng 350- 400 chữ. Việc cung cấp nội dung nhiều nhưng độ dài vừa phải là rất phù hợp cho cách thức tiếp nhận thông tin thông qua thiết bị di động [16].
2.2.2. Về ngôn ngữ trong tin
Nhắc đến ngôn ngữ tin là nhắc đến ngôn ngữ của sự kiện. Bởi vì yếu tố dung lượng tin chi phối cho nên ngôn ngữ trong tin cũng được viết thật giản đơn thể hiện nội dung sự kiện và tính thông tấn rõ nét. Liston Siregar, Biên tập viên tin tức của Ban BBC Indonesia chia sẻ: “Số đông người dùng điện thoại di động chỉ có máy với màn hình nhỏ, vì thế nhà báo cần dùng ngôn ngữ đơn giản, tránh câu phức tạp để giúp họ đọc nhanh chóng nắm bắt nội dung câu chuyện [73]”. Nhận diện sự biến thể ở góc độ ngôn ngữ của tin trên TNM, người viết tiến hành khảo sát trên ba yếu tố: đặc điểm của các yếu tố từ ngữ trong tin, các đoạn và các câu trong tin.
Hệ thống ngôn ngữ trên các thiết bị di động TNM hiện nay vẫn mang những nét tương đồng với hệ thống ngôn ngữ của báo mạng điện tử TNO, đó là hệ thống ký hiệu đa phương tiện, bao gồm ngôn ngữ text, âm thanh, hình ảnh (tĩnh và động), các yếu tố đồ họa... Tuy nhiên mức độ sử dụng của các yếu tố này sẽ chịu sự chi phối từ cách thức tiếp nhận thông tin của độc giả trên các thiết bị di động.
Có thể thấy, vì chi tiết có xu hướng ngày càng được rút gọn, chỉ giữ lại những thông tin quan trọng, dung lượng của tin đang trở nên ngắn hơn vì vậy ngôn ngữ trong tin cũng được thể hiện một cách ngắn gọn súc tích, đảm bảo tính thông tấn và thời sự của thể loại tin. Ngôn ngữ của tin trên TNM vẫn hệ thống ngôn ngữ
mang phong cách trần thuật khách quan về thông tin sự kiện. Các lớp từ, ngữ thể hiện tính thời sự cao vẫn được sử dụng nhiều ở trong tin. Đó là những từ, cụm từ thể hiện tính thời sự: hôm nay, đang, ngay lúc này, vừa, sáng nay, chiều nay, tối nay, sắp, sẽ, chuẩn bị, tiếp tục cập nhật, liên tục cập nhật… Với TNO, sự thay đổi
này trong tin TNM chưa thật rõ rệt, tuy nhiên đây là một bước tiến so với báo in TN khi hệ thống từ ngữ “hôm qua”, tối qua, sáng qua, chiều qua”, “đã”… vẫn còn xuất hiện khá nhiều trên báo in TN.
Một nét mới trong ngôn ngữ của tin trên TNM là sự hình thành một một lớp từ mang đặc trưng riêng của tin di động nhằm thu hút công chúng khi họ có thói quen đọc nhanh, đọc lướt. Đó là việc sử dụng những danh từ, động từ, tính từ gây ấn tượng; những thành ngữ gây chú ý hoặc những biến thể của nó. Ví dụ:
Xử nghiêm vụ 'rút ruột' cao tốc TP.HCM - Dầu Giây, TNM, 02.01.14
Truy tố thủ kho 'thụt két' hơn 31 tỉ đồng, TNM, 03.01.14
Gắp con vắt 'khủng' trong mũi bệnh nhân, TNM, 04.01.14
„Rút ruột' container, lãnh 11 năm tù, TNM, 09.01.14
'Cất lưới' bắt nghi phạm sát hại 5 phu trầm, TNM, 09.02.14
Tuy nhiên để đảm bảo tính thông tấn về mặt thể loại của tin, hệ thống từ ngữ đặc biệt này được sử dụng một cách tiết chế, thường chỉ xuất hiện ở tiêu đề vì đó là yếu tố gây chú ý đến người đọc từ cái lướt mắt đầu tiên khi tiếp xúc với tin trên màn hình di động.
Về các đoạn trong tin: Tin trên các thiết bị di động TNM được ngắt thành nhiều khối hoặc đoạn ngắn, mỗi đoạn 1-3 câu, thể hiện trong 4-5 dòng, mỗi dòng 6- 8 chữ, thường diễn đạt một ý trọn vẹn trên màn hình di động. Giữa các đoạn trong tin có những khoảng không gian nhất định, là điểm dừng mắt cho người đọc và phân biệt các đoạn trong một tin. Việc phân đoạn trong tin như trên là phù hợp với yếu tố thị giác và tâm lý của người đọc bởi chúng góp phần tạo ra sự rõ ràng, mạch