Khát quát về Huyện ủy Thạch Thất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác tham mưu, tổng hợp của văn phòng huyện ủy thạch thất – thành phố hà nội (Trang 41 - 45)

8. Đóng góp của đề tài

2.1. Khát quát về Huyện ủy Thạch Thất

2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

Huyện ủy là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ giữa hai nhiệm kỳ Đại hội, có nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện các mặt công tác của Đảng bộ và hệ thống chính trị của huyện được quy định tại Điều lệ Đảng và Hiến pháp.

Huyện uỷ Thạch Thất trực thuộc Thành ủy Hà Nội, chịu trách nhiệm trước Thành ủy, trước Đảng bộ và nhân dân trong huyện về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của Thành phố và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, đảm bảo kết hợp tốt các lợi ích của huyện với của Thành phố và cả nước; nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và nghĩa vụ với nhà nước; lãnh đạo chính quyền làm tốt chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn huyện.

Huyện uỷ lãnh đạo bằng nghị quyết và chủ trương của các hội nghị Huyện ủy thông qua hoạt động chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện uỷ. Những vấn đề phải đưa ra tập thể Huyện uỷ thảo luận và quyết định về:

- Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và chính sách lớn về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm, kế hoạch ngân sách của huyện, chủ trương thu, chi ngân sách hàng năm.

- Những vấn đề có quan hệ đến đời sống vật chất, tinh thần; văn hoá – xã hội của nhân dân; những vấn đề mới quan trọng về cơ chế, chính sách kinh tế, quan hệ sản xuất liên quan đến nhiều mặt của địa phương.

- Những vấn đề quan trọng về quốc phòng - an ninh, về xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong huyện .

- Quán triệt và bàn các chủ trương, biện pháp thực hiện nghị quyết của BCHTW, nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, của Thành uỷ mà thấy cần thiết phải đưa ra Huyện uỷ thảo luận.

- Bàn và quyết định những vấn đề mà Điều lệ Đảng quy định như: Bầu Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, Uỷ ban kiểm tra, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Huyện ủy; ban hành quy chế làm việc của Huyện ủy, Quy chế làm việc của Uỷ ban kiểm tra Huyện ủy; xét thi hành kỷ luật và đề nghị thi hành kỷ luật đảng viên thuộc diện cấp ủy huyện quản lý; phân công nhiệm vụ cho cấp ủy huyện phụ trách khối, ngành, xã - thị trấn; chuẩn bị văn kiện Đại hội, nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện khoá mới . . .

- Tổng kết công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ; tự phê bình và phê bình theo sự chỉ đạo của cấp trên và theo định kỳ hàng năm.

- Nghe báo cáo tình hình hoạt động của Ban Thường vụ Huyện uỷ hàng quý và của Uỷ Ban kiểm tra Huyện uỷ theo định kỳ 6 tháng, 1 năm.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Huyện ủy Thạch Thất

Huyện uỷ Thạch Thất có con dấu, tài khoản riêng. Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội.

Theo số liệu của Ban Tổ chức Huyện ủy, tính đến ngày 30/12/2017, tổng số đảng viên trong toàn huyện có 7.860 đồng chí, sinh hoạt tại 46 chi bộ, Đảng bộ trực thuộc Huyện ủy. Trong đó: có 23 Đảng bộ xã, thị trấn và 23 Chi, Đảng bộ cơ quan.

* Cơ cấu tổ chức

+ Ban Thường vụ: 13 đồng chí trong đó có 01 đồng chí là Bí thư Huyện ủy; 02 đồng chí là Phó Bí thư Huyện ủy.

+ Các phòng, ban tham mưu giúp việc gồm: Văn phòng; Ban Tổ chức; Ban Dân vận; Ban Tuyên giáo; Ủy ban Kiểm tra.

2.1.3. Chế độ và lề lối làm việc

- Huyện ủy Thạch Thất làm việc theo chế độ tập thể, đại diện là Ban Thường vụ và Ban Chấp hành Đảng bộ.

- Đứng đầu Ban Thường vụ huyện ủy là Bí thư, giúp việc cho Bí thư là 01 Phó Bí thư Thường trực và 01 Phó Bí thư làm chủ tịch UBND huyện.

- Huyện ủy làm việc theo chế độ nhiệm kỳ 5 năm, Ban Thường vụ mỗi tháng họp hai lần, Ban Chấp hành họp 3 tháng một lần, ngoài ra mỗi tháng còn họp giao ban khối các cơ quan Đảng.

* Ban Chấp hành Đảng bộ huyện

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện chịu trách nhiệm về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn huyện trước Đại hội Đảng bộ cấp mình, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức Đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.

* Ban Thường vụ Huyện ủy

- Ban Thường vụ Huyện uỷ do Ban Chấp hành Đảng bộ huyện bầu ra có trách nhiệm lãnh đạo toàn diện các mặt công tác của Đảng bộ.

- Ban Thường vụ Huyện uỷ có trách nhiệm đề ra chương trình, kế hoạch và ra các nghị quyết chuyên đề để thực hiện có hiệu quả nghị quyết của cấp trên, của Huyện uỷ và các chủ trương, chính sách của Nhà nước.

- Lãnh đạo công tác kiểm tra và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra các tổ chức Đảng và đảng viên chấp hành cương lĩnh chính trị, điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng cấp trên và của Huyện uỷ.

* Thường trực Huyện ủy

- Thường trực Huyện uỷ chịu trách nhiệm trong việc điều hành bộ máy của Đảng để giải quyết công việc hàng ngày. Chỉ đạo hoạt động và phối hợp giữa các ban xây dựng Đảng, các cơ quan chính quyền, các ngành, đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện các nghị quyết của Đảng cấp trên và của Huyện uỷ.

- Duy trì chế độ giao ban, xây dựng lịch công tác hàng tuần theo chương trình công tác hàng tháng của Ban Thường vụ. Chỉ đạo chuẩn bị nội dung cho các hội nghị Huyện uỷ và hội nghị Ban Thường vụ Huyện uỷ bàn bạc và quyết định.

- Chỉ đạo kiểm tra việc chấp hành chỉ thị, nghị quyết của cấp mình và cấp trên để uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc, nếu có những vấn đề quan trọng thì báo cáo để Ban Thường vụ huyện uỷ quyết định.

- Giải quyết một số vấn đề về công tác tổ chức cán bộ theo uỷ nhiệm của Ban Thường vụ huyện uỷ.

* Các ủy viên Thường vụ huyện ủy

Các Uỷ viên Thường vụ huyện uỷ chịu trách nhiệm trước Huyện uỷ về toàn diện các mặt công tác trên địa bàn huyện; có trách nhiệm tham gia lãnh đạo tập thể ở các hội nghị Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ và các hội nghị do cấp uỷ triệu tập, những hội nghị do HĐND, UBND huyện và các ngành đoàn thể huyện mời dự họp, mỗi uỷ viên Thường vụ phải có trách nhiệm tham gia dự họp đầy đủ; phải làm tốt và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của ngành, khối mình phụ trách, ngoài ra còn phải phụ trách xã, thị trấn, cùng với huyện uỷ viên giúp cơ sở tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của Huyện uỷ, Ban Thường vụ huyện uỷ, thông qua sự chỉ đạo đó mà đề xuất với tập thể ban Thường vụ huyện uỷ và Huyện uỷ trong việc lãnh đạo chung. Mỗi Thường vụ

Huyện uỷ phải góp phần chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, công tác quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ để có đủ năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị ở đơn vị, khối mình phụ trách và của toàn Đảng bộ huyện.

* Các Huyện ủy viên

Mỗi Huyện uỷ viên đều có trách nhiệm tham gia lãnh đạo tập thể ở các hội nghị Huyện uỷ và chịu trách nhiệm trước Huyện uỷ về nhiệm vụ được phân công. Quán triệt nội dung các quan điểm chủ trương của Đảng cấp trên, pháp luật của Nhà nước và của Huyện uỷ cho cán bộ, đảng viên và có kế hoạch tổ chức thực hiện ở địa phương, đơn vị mình phụ trách.

* Các phòng, ban.

Các ban là cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy theo chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực được phân công.

1. Ban Tổ chức Huyện ủy 2. Ban Tuyên giáo Huyện ủy 3. Ban Dân vận Huyện ủy 4. Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy 5. Văn phòng Huyện ủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác tham mưu, tổng hợp của văn phòng huyện ủy thạch thất – thành phố hà nội (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)