Khái quát về Văn phòng Huyện ủy Thạch Thất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác tham mưu, tổng hợp của văn phòng huyện ủy thạch thất – thành phố hà nội (Trang 45 - 55)

8. Đóng góp của đề tài

2.2. Khái quát về Văn phòng Huyện ủy Thạch Thất

2.2.1. Vị trí, vai trò của Văn phòng Huyện ủy

Văn phòng Huyện ủy là cơ quan chuyên môn, thuộc hệ thống các Ban xây dựng Đảng, có chức năng tham mưu giúp Huyện ủy, trực tiếp là Ban Thường vụ và Thường trực huyện ủy tổ chức điều hành công việc lãnh đạo của Đảng bộ huyện.

Văn phòng Huyện ủy có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Huyện ủy Thạch Thất; đồng thời chịu sự chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Thành ủy Hà Nội.

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Huyện ủy

- Văn phòng Huyện ủy thực hiện chức năng:

(1) Là cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện ủy mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ, Thường trực huyện ủy trong tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp hoạt động các cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện ủy; là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy.

(2) Trực tiếp quản lý tài sản, tài chính của Huyện ủy và bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động của Huyện ủy, Ban Thường vụ, Thường trực huyện ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện ủy.

- Văn phòng Huyện ủy thực hiện các nhiệm vụ:

(1) Nghiên cứu, đề xuất: chương trình công tác của Huyện ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy, sơ tổng kết công tác Văn phòng Huyện ủy.

(2) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Văn phòng, công tác tài chính, tài sản Đảng, công nghệ thông tin cho cấp ủy trực thuộc Huyện ủy; kiểm tra, giám sát việc thu, nộp, sử dụng đảng phí của cấp ủy cơ sở, theo dõi đôn đốc cấp ủy cơ sở thực hiện chế độ thông tin, báo cáo.

(3) Thẩm tra, thẩm định các Đề án, văn bản của các cơ quan tổ chức trước khi trình Huyện ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy ban hành. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thẩm định nội dung các văn bản trình Huyện ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy ban hành.

(4) Phối hợp: phối hợp với các ban Đảng và các cơ quan trong công tác sơ, tổng kết công tác của Huyện ủy; quy chế, quy định của Huyện ủy, Ban Thường vụ; tham mưu giúp Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy chỉ đạo kiểm tra, giám sát sơ kết, tổng kết thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; về công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế, xã hội… phối hợp theo dõi việc thực hiện chủ trương, chế độ, nguyên tắc quản lý tài chính, tài sản của Huyện ủy; tình hình khối nội chính báo cáo kịp thời Thường trực Huyện ủy, Ban Thường vụ.

(5) Thực hiện các nhiệm vụ do Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy giao.

2.2.3. Tổ chức bộ máy

Văn phòng huyện ủy Thạch Thất bao gồm 19 cán bộ nhân viên: 01 Chánh văn phòng, 02 Phó chánh văn phòng, 01 chuyên viên tham mưu tổng hợp, 01 Kế toán, 01 Văn thư, 01 Lưu trữ, 01 Thủ quỹ, 01 Quản trị mạng, 04 lái xe, 01 Điện nước, 02 Lễ tân - Cấp dưỡng, 03 Bảo vệ.

* Lãnh đạo Văn phòng

+Chánh Văn phòng:

Chánh văn phòng là thủ trưởng cơ quan, chỉ đạo, quản lý, điều hành, kiểm tra, đôn đốc mọi hoạt động của cơ quan, chịu trách nhiệm trước Huyện ủy và Ban Thường vụ Huyện ủy về toàn bộ hoạt động của Văn phòng Huyện ủy.

Phân công nhiệm vụ các Phó chánh văn phòng và cán bộ, nhân viên văn phòng. Triệu tập, chủ trì, kết luận các cuộc họp của lãnh đạo Văn phòng và cơ quan Văn phòng. Trực tiếp chỉ đạo thực hiện các công việc sau:

- Xây dựng chương trình làm việc của Huyện ủy, Ban Thường vụ huyện ủy và chỉ đạo theo dõi việc thực hiện chương trình. Xử lý văn bản của

- Giúp Ban Thường vụ (trực tiếp là Thường trực huyện ủy) giải quyết công việc hàng ngày của Huyện ủy.

- Hoàn chỉnh các dự thảo văn bản của Ban chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy trước khi trình ký, ban hành.

- Tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong cơ quan Văn phòng Huyện ủy. Duyệt, ký ban hành các tờ trình, công văn, báo cáo công tác, các đề án của Văn phòng trình cấp uỷ.

- Phụ trách công tác tổ chức, cán bộ của Văn phòng. - Làm chủ tài khoản của Huyện ủy theo uỷ quyền.

- Làm Chủ tịch Hội đồng thi đua, khen thưởng của Văn phòng.

Trực tiếp chỉ đạo việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên trong cơ quan theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Chánh văn phòng dự các Hội nghị (Thường trực, Ban Thường vụ

Huyện ủy). Thừa lệnh Ban Thường vụ Huyện ủy ký các thông báo, công văn, giấy mời họp của Huyện ủy, theo quy chế làm việc của Huyện ủy.

+ Phó chánh văn phòng (phụ trách thông tin, tổng hợp):

Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thường trực huyện ủy và Chánh văn phòng. Đồng thời trực tiếp chỉ đạo công tác của các chuyên viên, nhân viên thuộc bộ phận văn thư, lưu trữ, đánh máy, quản trị mạng và trực tiếp làm các công việc sau:

- Biên tập dự thảo báo cáo định kỳ và các báo cáo, văn bản, công văn do Thường trực huyện ủy giao. Chỉnh lý các văn bản do cơ quan khác dự thảo theo kết luận của cấp uỷ trước khi trình ký ban hành.

- Thực hiện chức trách, nhiệm vụ của Chánh văn phòng khi Chánh văn phòng vắng mặt hoặc uỷ quyền. Thừa lệnh theo sự chỉ đạo của Thường trực huyện uỷ hoặc ủy quyền của Chánh văn phòng ký các loại văn bản của cấp ủy huyện. Đồng thời trực tiếp chỉ đạo công tác của chuyên viên tham mưu tổng hợp, thông tin.

- Được thay Chánh văn phòng ký giấy giới thiệu, được ký thay Chánh văn phòng các công văn do Chánh văn phòng uỷ quyền. Được dự các cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ theo quy chế làm việc của Huyện ủy và các cuộc họp được Chánh văn phòng uỷ nhiệm.

- Bảo quản hồ sơ, tài liệu đúng quy định, giữ gìn bí mật công tác.

+Phó Chánh Văn phòng (phụ trách hành chính, quản trị):

Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thường trực huyện ủy và Chánh văn phòng. Đồng thời trực tiếp chỉ đạo công tác của các chuyên viên, nhân viên thuộc bộ phận kế toán, thủ quĩ, nhân viên công vụ, lái xe, bảo vệ cơ quan và trực tiếp làm các công việc sau:

- Tổ chức đón, tiếp dân, cán bộ, đảng viên, khách đến Văn phòng và cơ quan Huyện ủy.

- Tổ chức phục vụ các hội nghị Ban Thường vụ, Ban chấp hành, hội nghị do Ban Thường vụ triệu tập và hội nghị của Văn phòng, phục vụ các đoàn khách của Huyện ủy và của Văn phòng huyện ủy.

- Trang bị phương tiện làm việc, đáp ứng xe ô tô phục vụ Bí thư, Phó Bí thư Thường trực, các ủy viên Thường vụ và lãnh đạo Văn phòng đi công tác và các nhu cầu khác khi có ý kiến của Thường trực huyện ủy hoặc Chánh văn phòng.

- Tổ chức công tác bảo vệ, phòng hoả, phòng tai nạn, phòng bệnh; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, nhân viên Văn phòng theo chế độ. Tham mưu với lãnh đạo Văn phòng tổ chức thăm hỏi khi cán bộ ốm đau hoặc có thân nhân qua đời theo quy định.

- Chủ động đề xuất các vấn đề về quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện, thiết bị, trang bị nơi làm việc, giữ gìn cảnh quan môi trường. Chỉ đạo việc đảm bảo cung cấp điện, nước cho toàn bộ cơ quan.

- Thừa lệnh theo sự chỉ đạo của Thường trực huyện uỷ hoặc ủy quyền của Chánh văn phòng ký các loại văn bản của cấp ủy huyện. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với Văn phòng Thành uỷ.

- Được thay Chánh văn phòng ký giấy giới thiệu, được ký thay Chánh văn phòng các công văn do Chánh văn phòng uỷ quyền. Được dự các cuộc họp của Ban chấp hành, Ban Thường vụ theo quy chế làm việc của Huyện ủy và các cuộc họp được Chánh văn phòng uỷ nhiệm.

* Cán bộ, nhân viên Văn phòng

(1) Chuyên viên tham mưu, tổng hợp

- Biên tập dự thảo báo cáo định kỳ và các báo cáo, văn bản, công văn do Lãnh đạo Văn phòng giao.

- Chỉnh lý các văn bản do cơ quan khác dự thảo theo kết luận của cấp uỷ trước khi trình ký ban hành.

- Tổng hợp số liệu, thông tin theo sự chỉ đạo của Lãnh đạo Văn phòng

(2) Tài chính, tài sản Đảng:

- Nhiệm vụ quả lý thu, chi ngân sách của Huyện ủy; thu, nộp đảng phí của các tổ chức cơ sở đảng; theo dõi quản lý tài sản công.

(3) Chuyên viên văn thư kiêm thủ quỹ cơ quan Huyện ủy:

- Nhiệm vụ văn thư:

+ Quản lý con dấu, chịu trách nhiệm tiếp nhận, sao gửi các văn bản, tài liệu đi, đến, đánh máy, theo dõi cập nhật các văn bản, tài liệu.

+ Phối hợp cùng lưu trữ phân loại, bảo quản, quản lý văn bản đi, đến. - Thủ quỹ cơ quan: trực tiếp quản lý tiền; thu, chi ngân sách của cơ quan.

(4) Chuyên viên Lưu trữ:

+ Sắp xếp, quản lý, bảo quản, lưu trữ các văn bản, tài liệu theo quy định, quản lý kho lưu trữ, hướng dẫn khai thác tài liệu tại kho.

+ Thực hiện các nghiệp vụ về công tác lưu trữ: thu thập, bổ sung tài liệu, chỉnh lý tài liệu, lập hồ sơ, bảo quản và tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ.

(5) Chuyên viên công nghệ thông tin kiêm nội chính:

- Quản trị mạng thông tin của Huyện ủy.

- Phối hợp với văn thư, lưu trữ tiếp nhận, xử lý các văn bản, tài liệu đi, đến trên mạng thông tin; lưu trữ, bảo quản văn bản, tài liệu bằng công nghệ thông tin.

- Giúp lãnh đạo văn phòng công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo.

(6) Nhân viên nấu ăn, phục vụ, điện nước, bảo vệ:

- Nấu ăn cho cán bộ, công chức, nhân viên cơ quan Huyện ủy. - Quản lý, bảo quản cơ sở vật chất phục vụ nấu ăn của cơ quan. - Phục vụ các hội nghị của Thường trực, Ban thường vụ, Huyện ủy.

- Bảo quản và vệ sinh các phòng họp Huyện ủy.

- Đảm bảo điện nước phục vụ hoạt động của cơ quan Huyện ủy; phối hợp phục vụ các hội nghị của cơ quan.

- Giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ tài sản của cơ quan 24/24 giờ trong ngày. - Quản lý, bảo quản tốt phương tiện, đảm bảo lái xe an toàn.

2.2.4. Chế độ làm việc và mối quan hệ công tác

* Chế độ làm việc chung.

- Chánh văn phòng xem xét, quyết định giải quyết mọi công việc trên

cơ sở đề xuất của các Phó chánh văn phòng và cán bộ chuyên môn.

- Lãnh đạo Văn phòng chủ trì họp, thảo luận với lãnh đạo các ban xây dựng đảng, các cơ quan, đơn vị để tham khảo ý kiến trước khi giải quyết những nhiệm vụ cấp ủy huyện phân công.

- Các cách thức giải quyết công việc khác theo quy định tại Quy chế này như đi công tác và xử lý công việc tại cơ sở, làm việc trực tiếp với các đơn vị thuộc phạm vi phụ trách, tiếp khách và các phương thức khác do Chánh văn phòng quy định hoặc theo sự chỉ đạo của Thường trực huyện ủy.

- Mỗi cán bộ, nhân viên, ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công cần phải tích cực tham gia các công việc khác khi có sự điều động, phân công của lãnh đạo Văn phòng và Thường trực huyện ủy.

* Mối quan hệ công tác của Văn phòng huyện ủy.

- Văn phòng huyện uỷ chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của Thường trực, Ban Thường vụ huyện ủy và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của Văn phòng Thành uỷ Hà Nội.

- Đối với Văn phòng HĐND –UBND, các tổ chức đảng trực thuộc Huyện ủy, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể là mối quan hệ phối hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy.

* Tổ chức các cuộc họp định kỳ của cơ quan.

- Giao ban lãnh đạo Văn phòng: Tổ chức vào chiều thứ Sáu hằng tuần, do Chánh văn phòng chủ trì.

- Giao ban lãnh đạo Văn phòng và cán bộ nhân viên Văn phòng: mỗi tháng một lần, tổ chức vào chiều thứ Hai tuần đầu tiên của tháng, do Chánh văn phòng chủ trì.

- Hội nghị tổng kết năm: Được tổ chức kết hợp với hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên toàn cơ quan được tổ chức vào đầu Quý I

của năm sau.

* Chế độ thông tin, báo cáo và đi công tác.

- Các Phó chánh văn phòng thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên, kịp thời với Chánh văn phòng về những nội dung chỉ đạo công việc thuộc lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

- Văn phòng thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chế độ báo cáo với Thường trực huyện ủy và Văn phòng thành uỷ, báo cáo tháng gửi ngày 25 hàng tháng, báo cáo 6 tháng gửi ngày 26/6, báo cáo năm gửi ngày 15/12, ngoài ra còn các báo cáo định kỳ và chuyên đề theo yêu cầu của các phòng chuyên môn thuộc Văn phòng Thành uỷ.

- Hàng tháng từng đồng chí lãnh đạo Văn phòng bố trí ít nhất một đợt đi công tác tại cơ sở xã, thị trấn để nắm tình hình thực tế, nghiên cứu thông tin, tổng hợp phục vụ công tác của Huyện ủy và của Văn phòng.

* Chế độ Bảo mật.

Tất cả cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên của Văn phòng Huyện ủy phải chấp hành nghiêm túc các chế độ, quy định của Đảng, Nhà nước và của cơ quan về bảo mật thông tin tài liệu, văn kiện và các bí mật của Đảng và Nhà nước.

* Chế độ công khai các thông tin về hoạt động của cơ quan.

- Hằng năm tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên trong cơ quan vào đầu năm để thông qua đó, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên nắm bắt được tình hình, tham gia quản lý và xây dựng cơ quan.

- Những việc sau đây được công khai thông tin bằng những hình thức phù hợp cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên trong cơ quan biết:

+ Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công việc của Văn phòng.

+ Chương trình, kế hoạch công tác tháng, năm của Văn phòng; công

khai kinh phí hoạt động và quyết toán kinh phí của Văn phòng hằng năm theo

quy định.

+ Khen thưởng, kỷ luật, nâng ngạch, nâng bậc lương, đề bạt, cử đi đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên trong Văn phòng.

+ Văn bản kết luận về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Văn phòng.

+ Quy chế, quy định, nội quy của Văn phòng.

* Chế độ học tập

- Văn phòng khi xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hằng năm phải có nội dung về công tác đào tạo, bồi dưỡng, học tập chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, văn hoá của cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên trong Văn phòng.

- Cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Huyện ủy, trước hết là lãnh đạo Văn phòng, chuyên viên nghiên cứu phải có kế hoạch học tập chính trị, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao. Nếu được cử đi học phải báo cáo kết quả học tập của mình cho lãnh đạo Văn phòng phụ trách biết.

* Chế độ tự phê bình và phê bình và chế độ nhận xét cán bộ, công chức theo định kỳ:

- Sáu tháng một lần hoặc sau từng đợt công tác lớn Văn phòng tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm để kịp thời phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

- Hằng năm, các lãnh đạo Văn phòng tự phê bình trong tập thể lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác tham mưu, tổng hợp của văn phòng huyện ủy thạch thất – thành phố hà nội (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)