Những kết quả chủ yếu trong công tác tham mưu, tổng hợp của Văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác tham mưu, tổng hợp của văn phòng huyện ủy thạch thất – thành phố hà nội (Trang 55 - 74)

8. Đóng góp của đề tài

2.3. Những kết quả chủ yếu trong công tác tham mưu, tổng hợp của Văn

của Văn phòng Huyện ủy trong những năm gần đây

Để khảo sát thực trạng công tác tham mưu, tổng hợp của Văn phòng Huyện ủy Thạch Thất trong những năm gần đây, ngoài việc nghiên cứu qua hệ thống văn bản, tài liệu của Văn phòng Huyện ủy và Huyện ủy trong những năm gần đây, tác giả có sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát qua phiếu thu thập ý kiến đánh giá của các Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khóa XXIII), nhiệm kỳ 2015-2020 và một số Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khóa XXII) nhiệm kỳ 2010-2015. Bên cạnh đó, tác giả có xin ý kiến

tượng lãnh đạo mà Văn phòng Huyện ủy phải tham mưu, tổng hợp giúp việc nên tác giả coi đây là đối tượng chính để lấy ý kiến đánh giá chất lượng công tác tham mưu, tổng hợp của Văn phòng Huyện ủy trong những năm gần đây. Ngoài ra, tác giả có gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với cán bộ, chuyên viên đang làm công tác tham mưu, tổng hợp của Văn phòng Huyện ủy để tìm hiểu sâu hơn về công việc họ đang làm, cũng như tìm hiểu kỹ về chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng để có đánh giá toàn diện, sát thực về công tác tham mưu, tổng hợp của Văn phòng Huyện ủy. Qua nghiên cứu, khảo sát, tác giả nhận thấy một số kết quả nổi bật trong công tác tham mưu, tổng hợp của Văn phòng Huyện ủy Thạch Thất trong những năm gần đây, cụ thể như sau:

2.3.1. Kịp thời tham mưu giúp cấp uỷ xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế làm việc và các chương trình công tác

- Xây dựng và thực hiện tốt Quy chế làm việc của cấp uỷ là việc làm quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động của một tổ chức đảng, nhằm thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo vai trò lãnh đạo tập thể của cấp ủy, phát huy tốt trách nhiệm cá nhân cấp uỷ viên, nhất là người đứng đầu và giải quyết tốt các mối quan hệ công tác. Quy chế làm việc của mỗi cấp ủy là văn bản cụ thể hoá các nguyên tắc, quy định của Điều lệ Đảng, các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư thành các nguyên tắc, chế độ quy định, hoạt động của tổ chức đảng cơ sở. Trong đó quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của tập thể cấp ủy và từng cấp uỷ viên, cũng như quy định các mối quan hệ giữa cấp ủy đảng với các tổ chức chính quyền và các đoàn thể chính trị xã hội. Những điều khoản quy định trong Quy chế buộc tất cả mọi thành viên trong cấp uỷ phải chấp hành và thực hiện một cách nghiêm túc, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng trong mọi lĩnh vực công tác.

Qua nghiên cứu Quy chế làm việc của Văn phòng Huyện ủy trong hai nhiệm kỳ 2010-2015 và 2015-2020, tôi thấy các điều khoản, các quy định trong Quy chế của cấp uỷ đã bảo đảm tính khoa học, tuân thủ các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách và phù hợp với các quy định của cấp trên. Khi tham mưu xây dựng Quy chế Văn phòng đã cụ thể hoá nội dung các quy định đối với cấp ủy huyện, đặc biệt là không dập khuôn, sao chép nội dung Quy chế của cấp uỷ cấp trên.

Nội dung quy chế đã xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của tập thể cấp uỷ (Ban Chấp hành, Ban Thường vụ) và trách nhiệm, quyền hạn cá nhân của các Ủy viên cấp uỷ, nhất là của Bí thư, các Phó Bí thư, các cán bộ chủ chốt lãnh đạo ban, ngành, đoàn thể ở huyện. Đồng thời, nội dung Quy chế làm việc của cấp uỷ đã quy định rõ sự lãnh đạo của Đảng trong các lĩnh vực xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng hệ thống chính trị ở huyện. Mối quan hệ giữa các cấp ủy đảng đối với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội cũng được xác định cụ thể, phân rõ trách nhiệm lãnh đạo và điều hành giữa cấp uỷ đảng và các tổ chức chính quyền. Những nội dung này được đặc biệt chú ý trong Quy chế làm việc của cấp ủy, đảm bảo vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của cơ quan quản lý nhà nước trong tổ chức điều hành các hoạt động xây dựng phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh theo quy định của Hiến pháp và pháp luật cũng như phát huy được vai trò làm chủ của nhân dân thông qua Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội.

Việc xây dựng nội dung Quy chế đã đảm bảo tính khoa học trong điều hành hoạt động của Đảng; quy định rõ chế độ làm việc và phương pháp công

trình làm việc với tổ chức đảng cấp dưới và với các ban, ngành khác, thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của cấp ủy bằng nguyên tắc, khắc phục cách làm việc cảm tình, tùy tiện, chạy theo sự vụ.

Qua nghiên cứu xem xét thực tế cho thấy, ngay sau Đại hội, Văn phòng Huyện ủy Thạch Thất đã tham mưu xây dựng được Quy chế làm việc theo đúng với hướng dẫn của Trung ương và của cấp trên; cấp uỷ đảng đã bám sát quy chế, tổ chức phân công, phân nhiệm rõ ràng đối với tập thể cấp uỷ và từng uỷ viên; đã xây dựng được chương trình công tác và chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa, hằng năm; các nguyên tắc của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách được duy trì và thực hiện tốt. Thực hiện xây dựng Quy chế theo quy trình khoa học, đúng hướng dẫn như dự thảo, tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp của các ban ngành có liên quan...Theo kết quả điều tra, có tới 81,4% số người được hỏi đánh giá tốt; 16,3% số người được hỏi đánh giá khá; 2,3% đánh giá trung bình và không có ý kiến nào đánh giá kém việc xây dựng Quy chế làm việc của cấp ủy do Văn phòng tham mưu. Ý kiến đánh giá khá và trung bình góp ý Văn phòng về việc chủ động hơn nữa trong việc tham mưu sửa đổi bổ sung quy chế khi có thay đổi. Qua khảo sát việc xây dựng Chương trình công tác tại Huyện ủy Thạch Thất tôi thấy:

* Chương trình công tác toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã được xây dựng, bố trí, ấn định, phân bổ các hoạt động chính của cấp ủy trong cả nhiệm kỳ, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ đề ra. Nội dung chủ yếu của Chương trình công tác toàn khóa đã bao gồm những việc cơ bản, quan trọng nhất, xuyên suốt nhiệm kỳ và những việc chuẩn bị cho nhiệm kỳ tiếp theo; những vấn đề còn lại của nhiệm kỳ trước chưa được giải quyết, cần phải có chủ trương, giải pháp chỉ đạo tiếp. Văn

phòng Huyện ủy đã bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện (trong đó tập trung vào những vấn đề quan trọng, cốt lõi trong đó tập trung vào những vấn đề quan trọng, cốt lõi về kinh tế- xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng Đảng, củng cố và tăng cường hệ thống chính trị...; các vấn đề bức bách hoặc mới nảy sinh có tác động và chi phối nhiều mặt ở địa phương), Quy chế làm việc của cấp ủy (cơ sở để xác định nội dung công việc theo chức trách và thẩm quyền), Chương trình công tác toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương, Thành phố và các chủ trương, chính sách từ trên đưa xuống, các cuộc họp định kỳ của cấp ủy theo quy định của Điều lệ Đảng để xây dựng Chương trình công tác toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện. Do đó đảm bảo yêu cầu xác định được loại vấn đề mà cấp ủy phải bàn và giải quyết, xác định thời gian sẽ bàn vào quý, năm nào, khéo kết hợp những vấn đề trong chương trình toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương, Thành phố với các vấn đề của cấp ủy địa phương định bàn để bố trí cuộc họp thích hợp.

* Chương trình công tác năm của cấp ủy đã có sự cân nhắc, lựa chọn những công việc cơ bản, quan trọng trong chương trình công tác toàn khóa (theo thứ tự ưu tiên) và những công việc bức bách (nếu có) để bố trí, sắp xếp tương ứng với các kỳ họp trong năm. Văn phòng Huyện ủy cũng đã bám sát Chương trình công tác toàn khóa và quy chế làm việc của cấp ủy, các cuộc họp định kỳ của cấp ủy theo quy định của Điều lệ Đảng, những kiến nghị, đề xuất của các cơ quan tham mưu, các tổ chức Đảng trực thuộc để tham mưu xây dựng Chương trình công tác năm của cấp ủy. Do đó chương trình công tác năm của cấp ủy đã xác định cụ thể về thời gian (tháng hoặc quý nào trong năm); về nội dung công việc; xác định cơ quan chủ đề án và người được phân công chỉ đạo trực tiếp việc xây dựng nội dung đề án, cơ quan nào thẩm định đề án trước khi trình ra cấp ủy. Chương trình công tác được dự thảo xây dựng

đúng thời gian (dự thảo cuối tháng 12, ban hành ngay từ đầu năm) theo yêu cầu của cấp trên.

* Ban Thường vụ là một cấp, có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức thực hiện chương trình công tác toàn khóa và hàng năm của cấp ủy. Chương trình công tác của Ban Thường vụ bao gồm chương trình công tác năm và chương trình công tác quý, tháng. Đối với chương trình công tác năm của Ban Thường vụ Huyện ủy đã bao gồm các nội dung công việc lớn, quan trọng đã được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên trong chương trình công tác toàn khóa và hàng năm của cấp ủy (từ năm đầu đến năm cuối nhiệm kỳ) mà BanThường vụ Huyện ủy phải tổ chức chỉ đạo chuẩn bị để trình cấp ủy; Những công việc mới nảy sinh hoặc những đề xuất, kiến nghị của các ban, ngành, đoàn thể, các đảng bộ trực thuộc, xét thấy là quan trọng, cần thiết; Những ý kiến chỉ đạo trực tiếp của các đồng chí lãnh đạo cấp trên về một vấn đề nào đó mang tính đặc thù của địa phương mà cấp ủy hoặc thường vụ cần phải bàn để có giải pháp xử lý. Đối với chương trình công tác quý, tháng, Văn phòng Huyện ủy đã phân bổ tốt quỹ thời gian, sắp xếp các cuộc họp và nội dung công việc cụ thể phải làm để điều hành công việc lãnh đạo giữa hai kỳ họp của cấp ủy và chỉ đạo việc chuẩn bị nội dung các kỳ họp cấp ủy theo đúng quy chế làm việc. Do đó, chương trình công tác của Ban Thường vụ (năm, quý, tháng) đã đảm bảo hài hòa các mối quan hệ giữa nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản với các công việc thường xuyên, các vấn đề bức xúc, nổi cộm hoặc những biến cố nảy sinh đột xuất để kịp thời chủ động điều chỉnh một cách hợp lý, khoa học, để vừa giữ vững nội dung chương trình đã định, nhưng không dập khuôn máy móc; Phân bổ hợp lý quỹ thời gian tương đối để bảo đảm lãnh đạo toàn diện của cấp ủy và thường vụ cấp ủy.

* Chương trình công tác hàng tuần của Thường trực cấp ủy là những công việc được lựa chọn và sắp xếp vào từng ngày trong tuần và từng giờ

trong ngày của thường trực cấp ủy. Đây cũng là nội dung Văn phòng Huyện ủy cần tham mưu. Nội dung lịch công tác hàng tuần thường bao gồm:

+ Nội dung các cuộc hội ý hàng tuần do thường trực cấp ủy chủ trì để xem xét công việc đã làm trong tuần qua, bàn định công việc cho tuần tới.

+ Lịch làm việc của Bí thư và Phó bí thư Thường trực nhằm xử lý các công việc hàng ngày; các cuộc tiếp xúc, các cuộc họp cán bộ hoặc đi cơ sở kiểm tra, khảo sát tình hình; đồng thời có tính đến kế hoạch, thời gian Bí thư, các Phó bí thư đi dự các cuộc họp do cấp trên triệu tập.

Văn phòng Huyện ủy đã tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Văn phòng Ủy ban nhân dân - Hội đồng nhân dân, các ban, ngành để dự tính thời gian xử lý nhiều công việc cụ thể từng ngày trong tuần, nhưng vẫn đảm bảo có thời gian dự phòng cho Thường trực xử lý công việc đột xuất, thực hiện các nhiệm vụ đối nội và đối ngoại đảm bảo lịch không bị động, đảo lộn.

Để tham mưu xây dựng các chương trình trên, Văn phòng Huyện ủy đã bám sát Hướng dẫn số 03-HD/VPTW ngày 06/02/1998 của Văn phòng Trung ương Đảng về xây dựng chương tình công tác của cấp ủy trong đó quan trọng nhất là áp dụng quy trình xây dựng chương trình công tác của cấp ủy với 5 bước như sau:

B1: Nghiên cứu, chọn việc và dự kiến nội dung công việc đưa vào chương trình công tác

B2: Tham khảo ý kiến của các cơ quan tham mưu, giúp việc

B3: Tranh thủ ý kiến chỉ đạo, gợi ý của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt B4: Xây dựng bản dự thảo chương trình công tác của cấp ủy

Tóm lại, các chương trình làm việc của cấp uỷ, ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy đã được Văn phòng Huyện ủy tham mưu xây dựng đảm bảo đúng nguyên tắc; nội dung bao quát, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát tình hình thực tiễn của địa phương; trong thực hiện đã kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với từng thời điểm, thời kỳ và đảm bảo đúng thẩm quyền của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Huyện ủy, trách nhiệm tập thể và cá nhân theo quy chế làm việc cấp uỷ. Chất lượng tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình công tác ngày càng tốt hơn; chương trình toàn khoá của cấp ủy, chương trình công tác năm, hàng quý, tháng của ban thường vụ và thường trực cấp ủy được thực hiện khá đầy đủ. Các vấn đề chiến lược, những nội dung lớn về các lĩnh vực kinh tế - xã hội và công tác xây dựng Đảng, việc tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của Thành uỷ... đã được đưa vào chương trình và thực hiện đạt kết quả tốt.

Đánh giá chung về công tác tham mưu giúp cấp ủy xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình công tác là khá tốt. Đã có 79,1% số người được hỏi nhận xét ở mức “tốt”, 18,6% nhận xét ở mức “khá”; chỉ có 2,3% đánh giá ở mức “trung bình”; 0% cho rằng ở mức “kém”. Ý kiến đánh giá khá và trung bình chủ yếu tập trung ở nhận xét đánh giá Chương trình công tác toàn khóa những năm cuối nhiệm kỳ chưa nhiều hoạt động trọng tâm, trọng điểm. Chưa dự đoán chính xác các hoạt động những năm cuối nhiệm kỳ nên nhiều hoạt động phải bổ sung khi triển khai thực hiện Chương trình. Với lịch công tác tuần của Thường trực có sự trùng lặp lịch với HĐND-UBND. Một số ý kiến cho rằng, thời gian phát hành lịch tuần chưa thống nhất, theo lịch là thứ 6 hàng tuần nhưng có tuần đến thứ 2 mới phát hành lịch tuần gây khó khăn cho cơ sở trong bố trí sắp xếp lịch công tác ở cơ sở. Quy trình xây dựng lịch tuần thực hiện tốt, nhưng chưa có chế tài đối với các cơ quan, đơn vị đăng ký lịch tuần muộn.

2.3.2. Tham mưu giúp Huyện ủy triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách trên lĩnh vực kinh tế - xã hội và đối ngoại của huyện

Văn phòng đã tham mưu cho Huyện ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ nhiệm vụ phát triển kinh tế, nhất là các chủ trương, nghị quyết của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội trong tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất phát triển, đảm bảo an sinh xã hội; đồng thời chỉ đạo thực hiện quyết liệt Chương trình số 10 của Huyện ủy khóa

XXII về “Đẩy mạnh phát triển kinh tế toàn diện, hiệu quả, bền vững, xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác tham mưu, tổng hợp của văn phòng huyện ủy thạch thất – thành phố hà nội (Trang 55 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)