Cơ cấu loại hình sách phân theo mục đích sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 71 - 75)

mục đích sử dụng bao gồm các nhóm sau:

Nhóm tài liệu phục vụ giảng dậy, học tập bao gồm sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo cho giáo viên và sinh viên.

Nhóm tài liệu tra cứu bao gồm từ điển, bách khoa toàn thư, sổ tay, cẩm nang, niên giám, các bộ luật, v.v.

Tài liệu phục vụ giảng dậy, học tập chứa đựng các kiến thức khoa học cơ bản về các nghành như Tin học, Cơ khí, kế toán, Điện, Điện tử. Tài liệu tra cứu dùng để tra tìm nhanh những số liệu, sự kiện hay một thuật ngữ,v.v.

Căn cứ mục đích sử dụng thông tin của người dùng và phương thức phục vụ thông tin, hiện nay trung tâm tổ chức thành 6 phòng: phòng đọc tổng hợp, phòng báo-tạp chí, phòng tự chon, phòng đọc điện tử, phòng mượn về nhà, phòng ngoại văn.

Bảng 2.10. Cơ cấu loại hình sách phân theo mục đích sử dụng Loại hình tài Loại hình tài liệu SL đầu tên sách Tỷ lệ % SL bản sách Tỷ lệ % Tài liệu phục vụ giảng dạy 3287 95% 64750 99%

Tài liệu tra cứu 155 5% 765 1%

Tổng 3442 100% 79571 100%

Các loại tài liệu này đã và đang phát huy hiệu quả trong công việc phục vụ nhu cầu tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin của NDT tại Trung tâm.

Hình 2.5.Cơ cấu loại hình sách phân theo mục đích sử dụng

Tỷ lệ (%) đầu tên sách

Tài liệu phục vụ giảng dạy

95% Tài liệu tra cứu

5%

Tài liệu phục vụ giảng dạy

Tài liệu tra cứu

Tỷ lệ (%) bản sách

Tài liệu phục vụ giảng dạy

99% Tài liệu tra cứu

1%

Tài liệu phục vụ giảng dạy

Tài liệu tra cứu

Phân chia theo phạm vi phổ biến thông tin là dựa theo mức độ công bố của tài liệu. người ta chia tài liệu thành hai dạng tài liệu công bố và không công bố. Vì loại tài liệu công bố của của trung tâm chủ yếu là sách nên trong mục này, tác giả chỉ trình bầy về hiện trạng của loại hình tài liệu xám

Tài liệu không công bố hay tài liệu xám ( Grey literature) là các nguồn tài liệu trong và ngoài nước, thu được qua các kênh đặc biệt và không thể thu qua các kênh phát hành chính thức và kiểm soat thư mục thông thường.

Tài liệu xám, ngoài những hạn chế như do không bán trên thi trường, thường không được chuẩn hóa về mặt hình thức trình bầy; phần lớn tài liệu xám có hình thức là các tập mỏng, không có trang nhan đề, thậm chí đôi khi chúng không còn cả bìa, không có tên tài liệu; tỉ lệ nhiễu thông tin trong tài liệu xám cũng khác nhau. Nhưng nhìn chung, tài liệu xám có độ tin cậy khá cao và là một nguồ cung cấp thông tin có giá trị cho các cơ quan thông tin có giá trị cho các cơ quan thông tin Thư viện.

Trong quá trình hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường đại học đã tạo ra một khối lượng tài liệu mà người ta còn goi là nguồn tin nội sinh. Đó là các công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, sách giáo trình, sách tham khảo, v.v.Đây là nguồn thông tin rất có giá trị, phục vụ đắc lực cho học tập, giảng dậy, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, sinh viên các trường .

Theo tính chất của quá trình tạo ra nguồn tin nội sinh của trường đại học, một số chuyên gia đã chia chúng thành 3 nhóm:

- nguồn tin phản ánh các kết quả hoạt động học tập đào tạo

Loại này gồm các luận án, luận văn, các kết quả khoa học, các tư liệu điều tra, các trường trình dào tạo, giáo trình, đề cương bài giảng, v.v.

- Nguồn tin phản ánh kết quả nghiên cứu khoa học

Loại này bao gồm các báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, các tư liệu trung gian được tạo lên từ việc từ việc triển khai các chương trình, các đề tài nghiên cứu khoa học, đề án, báo cáo khoa học, các kỷ yếu hội nghị, hội thảo, v.v.v

Loại này bao gồm các tài liệu về cơ cấu, quy mô, trình độ đào tạo, nghiên cứu khoa học, các thông tin phản ánh định hướng phát triển của nhà trường.

Qua xem xét, Em thấy rằng số lượng tài liệu xám của Trung tâm TT- TV Đại học Công nghiệp Hà Nội hiện chiếm tỷ lệ rất nhỏ ( chỉ có hơn 100 tập đề cương bài giảng). Trong trung tâm chưa có bất cứ một loại tài liệu nào về công trình nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sỹ, khóa luận tôt nghiệp, v.v.

Với số lượng quá khiêm tốn của loại tài liệu này cho thấy, công tác thu thập tài liệu xám của trung tâm còn rất yếu kém. Đây là một hạn chế đòi hỏi trung tâm cần tìm ra cách thức giải quyết trong thời gian tới.

2.3.3. Mức độ phù hợp về ngôn ngữ tài liệu

Chiến lược phát triển của Trường trong những năm gần đây là mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo lập trình viên quốc tế, liên kết đào tạo với Học viện Công nghệ Nam Úc; Đại học Hồ Nam Trung Quốc; Đại học Ilan – Đài Loan; Tập đoàn Hồng Hải ( Trung Quốc); Dự án Jica (Nhật Bản) do vậy, nhu cầu sử dụng tiếng nước ngoài cũng như tài liệu nước ngoài ngày càng cao. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng tài liệu tiếng Anh vẫn chiếm đa số. Điều này là do xu thế hiện nay, tiếng Anh được sử dụng rộng rãi hơn trong giao lưu quốc tế, số lượng NDT có thể sử dụng được tiếng Anh cũng nhiều hơn so với các ngôn ngữ khác, Một nguyên nhân nữa là tài liệu Tiếng Anh thường cập nhật thông tin hơn các tài liệu sử dụng ngôn ngữ khác, điều này đặc biệt cần thiết cho NDT trong các chuyên ngành như: CNTT; kinh tế; tài chính; du lịch, v.v.

Theo xu hướng của thời đại, việc sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh trở nên phổ biến hơn. Vì vậy nhu cầu sử dụng các dạng tài liệu Tiếng Anh phục vụ học tập, giải trí ngày càng phát triển. Ngoài ra Trung tâm TT – TV Trường

ĐHCNHN còn cố gắng cập nhật bổ sung các dạng tài liệu có ngôn ngữ khác nhau như: Trung Quốc; Nhật Bản để phục vụ NDT trong toàn Trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)