Chính sách công nghệ về tin học hóa dịch vụ khách sạn cần đến sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tận dụng tính ưu việt của công nghệ thông tin nâng cao năng lực công nghệ dịch vụ của khách sạn việt nam – nghiên cứu trường hợp khách sạn silk path (Trang 87 - 128)

10. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.2 Giải pháp chính sách công nghệ ứng dụng công nghệ thông tin nhằm

3.2.2. Chính sách công nghệ về tin học hóa dịch vụ khách sạn cần đến sự

hỗ trợ của một số công cụ của nhà nước nhằm thúc đẩy việc tận dụng triệt để tính ưu việt của công nghệ thông tin trong dịch vụ khách sạn.

3.2.2.1 Điều chỉnh lại bảng điểm cấp chứng nhận sao cho các doanh nghiệp khách sạn. Nhà nước cần đưa năng lực công nghệ vào điều kiện cần trong việc cấp hạng cơ sở kinh doanh lưu trú (cấp hạng sao cho khách sạn).

Trong luật du lịch Việt Nam, về mảng kinh doanh lưu trú, có các điều kiện cần thiết để khách sạn được cấp hạng một sao, hai sao, ba sao...cho tới năm sao. Tác giả thấy mới chỉ đề cập tới cơ sở vật chất, trang thiết bị, trình độ ngoại ngữ của nhân viên. Vì vậy, yếu tố đầu tiên góp phần giúp các doanh nghiệp khách sạn Việt Nam trong việc tận dụng tính ưu việt của Công nghệ thông tin vào nâng cao năng lực công nghệ dịch vụ khách sạn, tác giả mạnh dạn đề xuất, nhất thiết chúng ta cần phải có một chế tài điều chỉnh về năng lực công nghệ trong khách sạn của Việt Nam. Nhất thiết phải có năng lực công nghệ thì khách sạn đó mới được cấp thứ hạng sao cao. Bảng điểm đó cần phải đưa ra những yêu cầu bắt buộc đối với năng lực công nghệ trong khách sạn như: Yếu tố trang thiết bị công nghệ của khách sạn, các cơ sở vật chất phù hợp và tương thích với các thiết bị công nghệ đó, khâu quản lý và điều hành phải thể hiện được mặt mạnh về công nghệ thông tin, trình độ công nghệ thông tin của nhân lực công nghệ.

Trong đề tài, tại phần phụ lục, người viết có lấy dẫn chứng về bảng “Phương pháp đánh giá xếp hạng khách sạn” của nhà nước ta cho các khách sạn. Tất cả các khách sạn muốn được cấp hạng sao sẽ phải trải qua bảng đánh giá đó. Trong bảng đánh giá có khoảng gần 500 tiêu chí. Mỗi tiêu chí được tính là 1 điểm. Các khách sạn sẽ làm thống kê trên bảng đó, tùy theo số điểm nhà nước sẽ cấp sao cho khách sạn đó. Các tiêu chí trên được chia đều cho các lĩnh vực: Kiến trúc, thiết kế, quy mô, vị trí địa lý, nơi để xe, nội thất trong phòng, tiện nghi toàn khách sạn, không gian xanh, diện tích buồng ngủ, vệ sinh, khu vực bếp, phòng hội nghị, hội thảo….tổng hợp lại là 500 tiêu chí lẻ. Tuy nhiên, các tiêu chí dành cho công nghệ là rất ít. Đối với tiêu chí về mạng internet, nhà nước ta chỉ yêu cầu đối với hạng từ 3 sao trở lên ở sảnh đón tiếp mới cần. Đặc biệt, trong phòng hội nghị, hội thảo là nơi đón tiếp rất nhiều các hoạt động quốc tế diễn ra nhưng tiêu chí internet lại không hề thấy xuất hiện trong bảng kê. Ngoài ra, trong phòng, thì bảng kê đó chỉ yêu cầu: “internet không dây cho buồng nguyên thủ”. Tức là internet không dây cho buồng sang trọng hạng nhất (mỗi khách sạn chỉ có một phòng) mà lại chỉ có ở tiêu chí yêu cầu dành cho khách sạn 5 sao. Đối với trình độ công nghệ thông tin, trong bảng chấm điểm này, chỉ yêu cầu đối với các đội ngũ trưởng bộ phận, ngoài ra nhân viên không cần, mà công nghệ thông tin cũng chỉ dừng lại ở: “vi tính văn phòng” mà không hề có: trình độ vận hành các phần mềm công nghệ thông tin quản lý khách sạn. Mà yêu cầu về trình độ nhân lực biết vi tính văn phòng cũng chỉ dành cho các khách sạn 4 sao trở lên, chứ các khách sạn thấp hơn thì xem ra nhà nước nghĩ rằng không càn thiết. Xuất phát từ bảng này, tác giả mạnh dạn đề xuất, nhà nước cần xem xét lại chính sách đánh giá, chấm điểm cấp hạng sao này. Ít nhất phải đưa vào bảng tin bảng tính điểm cấp hạng sao này một mục lớn dành cho năng lực công nghệ khách sạn. Một mục lớn về trình độ công nghệ thông tin của đội ngũ nhân lực. Tổng của 2 mục này phải tổng hợp thành khoảng 20% tổng số điểm đánh giá.

3.2.2.2 Để chính sách công nghệ về tin học hóa dịch vụ khách sạn triển khai được tại doanh nghiệp thì các trường đào tạo về du lịch, khách sạn cũng nên đào tạo công nghệ thông tin chuyên ngành ngay từ trường học: đưa vào môn học đào tạo cụ thể và sát với các phần mềm công nghệ thông tin mà doanh nghiệp khách sạn đang sử dụng.

Lĩnh vực du lịch, khách sạn đang là ngành nghề có độ thu hút sinh viên khá cao. Trên cả nước cũng có rất nhiều trường về du lịch, khách sạn và rất nhiều trường có khoa du lịch, khách sạn. Quy mô cũng khá đa dạng, từ đại học, cao đẳng tới các trường trung cấp và các trường nghề. Theo khảo sát của tác giả, hầu hết các trường chỉ chú trọng vào đào tạo kĩ năng buồng, bàn, bar, bếp…mà bỏ qua đào tạo kĩ năng về công nghệ thông tin. Hoặc có đào tạo một môn học tên là: Tin học chuyên ngành nhưng đào tạo không chuyên sâu và không hợp với thực tế. Tác giả xin được dẫn chứng bằng bảng điểm của 1 trường cao đẳng nổi tiếng ở Hà Nội về quản trị khách sạn (chi tiết xin mời xem trong phụ lục của đề tài).

Trong hình 18 là dẫn chứng về bảng điểm của 1 trường cao đẳng nổi tiếng về du lịch tại Hà Nội. Chỉ có 8 đơn vị học trình cho tin học trong tổng số gần 200 đơn vị học trình của các môn học và cũng chưa chắc nội dung của 8 đơn vị học trình đó đã phù hợp cho công việc thực tế về sau này.

Hay trong một tài liệu tham khảo về các môn học của đại học Quốc Tế Bắc Hà (tham khảo trong phụ lục đính kèm đề tài) – cũng chỉ có 6 đơn vị học trình cho tin học trên tổng số 135 đơn vị học trình.

Trong một cuộc phỏng vấn sâu của tác giả với bạn sinh viên năm thứ 4 của Viện Đại học Mở Hà Nội (Nữ, 21 tuổi, sinh viên) để phục vụ cho đề tài này, bạn này đã chia sẻ: “Trường tôi có tổ chức một môn học mang tên là Tin học chuyên ngành để đào tạo sinh viên kĩ năng quản trị khách sạn bằng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, trường tôi không có giáo viên của chuyên ngành này, mà mỗi lần học sẽ phải thuê ngoài một công ty về công nghệ thông tin nên họ chỉ đến đào tạo chốc lát, với thời gian khoảng 2, 3 buổi trong vòng 4 năm đại học. Mặt khác, chúng tôi lại phải đóng tiền phụ giúp trường để thuê công ty đó mà trong khi chúng tôi đã phải đóng học phí học đại học từ đầu kì. Phần mềm mà họ dạy chúng tôi cũng là phần mềm đã cũ không phù hợp với một số khách sạn nước ngoài mà chúng tôi nộp đơn xin ứng tuyển. Nên mặc dù sắp tốt nghiệp, nhưng tôi không có cơ hội được tham gia vào hệ thống khách sạn tập đoàn nước ngoài vì tôi không có kĩ năng và kiến thức về quản trị khách sạn bằng công nghệ thông tin. Chúng tôi rất mong các bạn sinh viên về sau của khoa tôi sẽ nhận được sự đào tạo tỉ mỉ và đầu tư hơn cho bộ môn này để chúng tôi có cơ hội làm việc tại các môi trường công nghệ hiện đại và tự tin khi ra nghề”. Hay trong một buổi phỏng vấn với một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại một trường cao đẳng về quản trị du lịch – khách sạn

(Nữ, 35 tuổi, giáo viên) chị ấy đã chia sẻ: “Hiện tại, chương trình của chúng tôi chỉ đào tạo về công nghệ thông tin trên phương diện tin học văn phòng: words, power points, excel. Trong quá trình giảng dạy, các em sinh viên cũng

mong muốn và có hỏi tôi về việc sử dụng các phần mềm quản trị khách sạn như thế nào và làm thế nào để các em được tiếp cận. Với khả năng của mình, tôi cũng tìm tòi và đưa ra các hình ảnh và cách sử dụng cho các em xem trên phương diện cá nhân và chỉ mang tính chất giới thiệu. Còn nếu muốn học chuyên sâu thì chúng tôi phải cần một chính sách chỉ đạo cụ thể”. Còn đối với người quản lý khách sạn, tác giả đã có cuộc phỏng vấn với ông giám đốc bán hàng khách sạn Silk Path (Nam, 40 tuổi, giám đốc bán hàng): “Tôi đang quản lý một đội ngũ các bạn nhân viên bán hàng. Một trong những công việc quan trọng của bộ phận bán hàng là bán hàng trực tuyến. Trong đó, người bán hàng phải thường xuyên sử dụng kiến thức công nghệ thông tin của mình để đưa giá phòng lên mạng, tìm hiểu giá phòng của đối thủ cạnh tranh hoặc làm các biện pháp nghiệp vụ công nghệ thông tin để hình ảnh của khách sạn luôn hiện ở những vị trí cập nhật nhất trên website trực tuyến. Tuy nhiên, nhân lực của tôi lại chỉ là các bạn giỏi ngoại ngữ phù hợp cho việc bán hàng trực tuyến nhưng kĩ năng công nghệ thông tin lại yếu. Tôi có nhờ bộ phận IT trợ giúp thì nhân viên công nghệ thông tin có thể đảm đương được yêu cầu của tôi về mặt công nghệ thông tin, Nhưng còn việc phải giao tiếp với khách, phản hồi lại những lời khen, chê…của khách hàng thì bạn nhân viên công nghệ thông tin lại không có khả năng ngoại ngữ tốt để làm việc đó. Đến giờ công việc của tôi vẫn đang rất vướng mắc ở 2 khâu này khi mà đáng lẽ tôi chỉ cần một người có thể giải quyết được hai việc đó. Giá mà có những người được đào tạo cả 2 kĩ năng này thì chúng tôi đỡ phải đào tạo lại. Hiện tai, tôi đang phải có kế hoạch để một bạn nhân viên bán hàng của tôi học thêm về kĩ năng tin học khách sạn”. Qua kết quản phỏng vấn sâu, tác giả có thể thấy, chúng ta cần một hệ thống đào tạo đồng bộ trong nhà trường để các bạn sinh viên có thể được trang bị đầy đủ những hành trang cần thiết khi bước ra với sự nghiệp quản trị khách sạn. Nhà nước cần định hướng và “gò” các trường đại học, cao đẳng….về lĩnh vực khách sạn nhất thiết phải có chương trình rõ ràng về công nghệ thông tin trong khách sạn, có giáo trình, có thực tập thực

tế, có kiểm tra, đánh giá sát hạch. Phải làm sao để các bạn sinh viên có thể lĩnh hội được đầy đủ các kiến thức, tri thức về công nghệ thông tin.

3.2.2.3 Miễn, giảm thuế ở mức có thể cho những doanh nghiệp có chính sách công nghệ thông tin hóa dịch vụ khách sạn:

Cũng biết rằng, đầu tư cho công nghệ đối với các doanh nghiệp của một nước đang phát triển như Việt Nam thực sự vẫn là rất tốn kém. Đối với các doanh nghiệp khách sạn tầm cỡ như Bảo Sơn, Mường Thanh, Silk Path thì việc xây dựng lên được các tòa nhà to đẹp, mua sắm nội thất, trang thiết bị xứng tầm quốc tế được như hiện nay đã là quá tốn kém và quá sức rồi. Nên việc tiếp tục bỏ tiền đầu tư vào công nghệ: Mua phần mềm quản lý khách sạn, quản lý nhân sự là thực sự quá sức. Nhà nước cũng không thể giúp đỡ về mặt tiền bạc trực tiếp cho các doanh nghiệp khách sạn Việt Nam. Tác giả mạnh dạn đề xuất ra một biện pháp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt có cơ hội đầu tư vào các phần mềm đắt tiền hiện đại trên thế giới, đó là công cụ thuế. Lộ trình có thể như sau: Miễn hoặc giảm thuế cho các doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm quản lý khách sạn hiện đại. Miễn thuế nhập khẩu đối với các khách sạn đang nhập khẩu phần mềm quản lý khách sạn nhằm tạo điều kiện cho các khách sạn Việt Nam có cơ hội sử dụng phần mềm thế giới.

3.2.2.4 Nhà nước cần có hoạt động thanh tra, kiểm tra cụ thể về việc vận dụng công nghệ cho những khách sạn đã được cấp hạng sao.

Theo tác giả nghĩ, việc thanh tra, kiểm tra định kì, hoặc bất ngờ sẽ giúp nhà nước quản lý được một cách triệt đệ về năng lực công nghệ của các khách sạn Việt Nam. Thứ nhất, nhà nước có thể chắc chắn rằng, các phần mềm công nghệ thông tin quản trị khách sạn vẫn được duy trì tốt, không phải là doanh nghiệp chỉ mua phần mềm với ý nghĩa để đối phó khi mới được cấp hạng sao, còn sau khi được cấp hạng sẽ không động tới và để nó nằm chết. Thứ hai, việc thanh tra kiểm tra còn giúp các cá nhân đang vận hành hệ thống phần

mềm quản trị khách sạn không ngừng nâng cao nghiệp vụ, kĩ năng về phần mềm quản lý khách sạn về công nghệ thông tin.

3.2.2.5 Nhà nước cần có khuyến khích thiết thực, kêu gọi đầu tư cho các tài năng Việt Nam đã viết ra các phần mềm của Việt Nam phục vụ cho quản trị khách sạn.

Hiện nay, phần mềm quản lý khách sạn và “dùng được” chủ yếu là các phần mềm đắt tiền của nước ngoài. Trong quá trình làm luận văn, tác giả đã tìm hiểu thấy rất nhiều các đề tài nghiên cứu, các phần mềm của sinh viên, cán bộ tại các trường đại học về công nghệ tại Việt Nam có chung một mục đích nhằm nâng cao năng lực công nghệ của khách sạn. Họ đã viết ra những phần mềm quản lý khách sạn. Dù ở những mức độ hạn chế nhất định, nhưng nếu được quan tâm, đầu tư đúng mức, rất có thể những đề tài này sẽ trở nên có giá trị, có thể tương lai thay thế cho các phần mềm đắt đỏ của thế giới.

3.2.2.6 Nhà nước cần có chính sách đầu tư, phát triển website du lịch Việt Nam – đưa thị trường các khách sạn Việt Nam ra thế giới.

Trên thế giới đang tồn tại những website du lịch uy tín: expedia, tripadvisor, agoda, booking.com.... Đây là các website của các nước như Hà Lan, Mỹ…sáng lập ra, trên đó như một thị trường trực tuyến, tập hợp tất cả các khách sạn từ rẻ tiền tới đắt tiền với đầy đủ các thông tin về vị trí địa lý, số lượng phòng, tiện nghi, giá cả và cả một hệ thống hộ trợ người du lịch đặt phòng trực tuyến. Một số khách sạn Việt Nam cũng đã ra nhập vào thị trường này. Tuy nhiên, để có được một vị trí quảng cáo thông tin trên các website này, khách sạn Việt Nam phải trả tiền chi phí cho các website với giá cao, chính vì vậy đa số các khách sạn Việt Nam không tham gia. Khách du lịch trên thế giới rất khó lòng biết tới các khách sạn đó. Để cải thiện được tình trạng trên, tác giả mạnh dạn đề xuất, ngành du lịch Việt Nam có thể phát triển một sàn giao dịch chính thống về hệ thống các nhà hàng, khách sạn của Việt

Nam, học tập mô hình của các website trên thế giới, càng chi tiết càng tốt. Có một vị khách lớn tuổi (Nam, 70 tuổi, nghiên cứu) thường xuyên đi du lịch đã có chia sẻ với tác giả đề tài như sau: “Tôi là người thường xuyên đi du lịch, nhưng quả thật là khó khăn trong việc tìm khách sạn. Khách sạn quốc tế thì rất sịn rồi, nhưng chi phí hơi cao. Còn khách sạn Việt Nam thì thông tin tù mù quá, tôi cứ tự lên website google gõ thông tin tìm kiếm nhưng thông tin hiện lên rất ít, lại còn không đầy đủ, thậm chí có những thông tin không đúng sự thật. Quảng cáo thì huyênh hoang nhưng thực tế thì khác hoàn toàn, vì không có cơ quan nào kiểm chứng mà”. Có thể thấy, rất nhiều khách du lịch gặp phải vấn đề các khách sạn chất lượng kém nhưng tự đăng trên website của mình những thông tin sai sự thật nhằm thu hút khách đặt phòng, rồi thực tế lại không có. Hoặc một số khách sạn lại không xuất hiện trên “nền văn minh công nghệ thông tin” dẫn tới khách du lịch không thể tìm tới được các khách sạn chân chính như vậy. Tác giả mạnh dạn đề xuất trong đề tài, đó là ngành du lịch Việt Nam có những chính sách tạo điều kiện để các khách sạn Việt Nam có một “sàn” giao dịch dành riêng cho các khách sạn Việt Nam. Và đó sẽ trở thành website để các khách du lịch trên khắp thế giới biết đến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tận dụng tính ưu việt của công nghệ thông tin nâng cao năng lực công nghệ dịch vụ của khách sạn việt nam – nghiên cứu trường hợp khách sạn silk path (Trang 87 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)