10. KẾT CẤU LUẬN VĂN
1.3 Công nghệ thông tin và Tin học hóa hoạt động trong một tổ chức
1.3.1 Công nghệ thông tin
Công nghệ Thông tin, viết tắt là CNTT (tiếng Anh: Information Technology hay là IT) là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.
Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội". [31]
Thuật ngữ "Công nghệ Thông tin" xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong bài viết xuất bản tại tạp chí Harvard Business Review. Hai tác giả của bài
viết, Leavitt và Whisler đã bình luận: "Công nghệ mới chưa thiết lập một tên riêng. Chúng ta sẽ gọi là công nghệ thông tin (Information Technology - IT). [35]
Các lĩnh vực chính của công nghệ thông tin bao gồm quá trình tiếp thu, xử lý, lưu trữ và phổ biến hóa âm thanh, phim ảnh, văn bản và thông tin số bởi các vi điện tử dựa trên sự kết hợp giữa máy tính và truyền thông. Một vài lĩnh vực hiện đại và nổi bật của công nghệ thông tin như: các tiêu chuẩn Web thế hệ tiếp theo, sinh tin, điện toán đám mây, hệ thống thông tin toàn cầu, tri thức quy mô lớn và nhiều lĩnh vực khác. Các nghiên cứu phát triển chủ yếu trong ngành khoa học máy tính
Công nghệ thông tin là ngành quản lý công nghệ và mở ra nhiều lĩnh vực khác nhau như phần mềm máy tính, hệ thống thông tin, phần cứng máy tính, ngôn ngữ lập trình nhưng lại không giới hạn một số thứ như các quy trình và cấu trúc dữ liệu. Tóm lại, bất cứ thứ gì mà biểu diễn dữ liệu, thông tin hay tri thức trong các định dạng nhìn thấy được, thông qua bất kì cơ chế phân phối đa phương tiện nào thì đều được xem là phần con của lĩnh vực công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin cung cấp cho các doanh nghiệp bốn nhóm dịch vụ cốt lõi để giúp thực thi các chiến lược kinh doanh đó là: quá trình tự động kinh doanh, cung cấp thông tin, kết nối với khách hàng và các công cụ sản xuất.
Các chuyên gia IT tham gia xây dựng nhiều các chức năng khác nhau từ phạm vi cài đặt phần mềm ứng dụng đến thiết kế mạng máy tính phức tạp và cơ sở dữ liệu thông tin. Một vài công việc mà các chuyên gia thực hiện có thể bao gồm quản lý dữ liệu, mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính, thiết kế phần mềm và thiết kế cơ sở dữ liệu cũng như quản lý, quản trị toàn bộ hệ thống. Công nghệ thông tin bắt đầu lan rộng hơn nữa so với máy tính cá nhân và công nghệ mạng thông thường, và có nhiều tích hợp các công nghệ khác nhau
như sử dụng điện thoại di động, tivi, xe máy và nhiều nữa và làm tăng trưởng nhu cầu nghề nghiệp cho các công việc đó.
1.3.2 Tin học hóa trong một tổ chức
“Tin học hóa” là một cụm từ không đứng một mình và sẽ không có 1 khái niệm cụ thể nào cho cụm từ “Tin học hóa” mà chỉ có những khái niệm của “tin học hóa” gắn liền với một tổ chức hay gọi là tin học hóa trong hoạt động của một tổ chức như: Tin học hóa hành chính nhà nước, tin học hóa hoạt động quản lý thư viện, tin học hóa hệ thống bảo hiểm xã hội...Theo tác giả hiểu, Tin học hóa trong hoạt động của một tổ chức chính là một hoạt động tổng thể của việc sử dụng máy tính, công nghệ mạng máy tính và các thiết bị công nghệ thông tin phụ trợ nhằm nâng cao hoạt động của tổ chức. Tin học hóa hoạt động trong tổ chức chính là một phương pháp nhằm tận dụng tính ưu việt của công nghệ thông tin trong tổ chức đó.
Trong đề tài này, tin học hóa trong hoạt động của tổ chức được hiểu là một giải pháp tổng thể chứ không phải là chỉ nói tới việc sử dụng một phần mềm. Tức là một tổ chức khi “tin học hóa hoạt động” của tổ chức thì phải đưa ra một giải pháp chính sách công nghệ tổng thể hoặc đưa ra một triết lý rõ ràng cho việc tin học hóa đó. Theo ông Nguyễn Tử Quảng – Tổng giám đốc công ty Bkav “để tin học hóa cho một tổ chức cần phải có một triết lý, khi triển khai một dự án công nghệ thông tin không chỉ có vấn đề công nghệ mà vấn đề xã hội chiếm đến một nửa, nó liên quan tới việc thay đổi thói quen của con người trong cả một hệ thống. Cần giác ngộ, lôi kéo họ bằng những thứ họ cần, một tính năng tiện ích, một công cụ dễ dùng… thay vì ép họ sử dụng phần mềm một cách duy ý chí khi mà họ chưa nhận thức được sự hữu ích của nó. Thực tế là nhiều tổ chức, nhà quản lý rất quyết tâm nhưng dự án tin học hóa vẫn đổ vỡ, đó là vì chưa có một triết lý cụ thể làm nguyên tắc khi triển khai”.[21]
Hình 2: Quá trình tin học hóa trong tổ chức
Tác giả tự thiết lập nên một hình ảnh về quá trình tin học hóa trong một tổ chức. Đó là một quá trình nhằm sử dụng các công cụ: triết lý và chính sách cụ thể tổng quan, công cụ phần mềm cụ thể và các công cụ thiết bị công nghệ thông tin phụ trợ nhằm ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức. Với việc tận dụng thành công các công cụ và ứng dụng thành công công nghệ thông tin vào tổ chức tức là quá trình tin học hóa thành công và tổ chức từ đó sẽ nâng cao năng lực công nghệ trong hoạt động của tổ chức. Như vậy có thể kết luận, tin học hóa không phải là việc sử dụng máy tính đơn thuần vào tổ chức.