Quan hệ của chính sách về công nghệ dịch vụ khách sạn tới các mặt:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tận dụng tính ưu việt của công nghệ thông tin nâng cao năng lực công nghệ dịch vụ của khách sạn việt nam – nghiên cứu trường hợp khách sạn silk path (Trang 35 - 40)

10. KẾT CẤU LUẬN VĂN

1.6 Quan hệ của chính sách về công nghệ dịch vụ khách sạn tới các mặt:

các mặt:

Quan hệ của chính sách công nghệ dịch vụ khách sạn với người quản lý:

Đối với một người quản lý khách sạn, khách sạn có chính sách công nghệ dịch vụ rõ ràng có tác động rất lớn tới công việc quản lý của họ. Với những khách sạn có chính sách công nghệ tốt với năng lực công nghệ dịch vụ cao, bản thân người quản lý sẽ được thụ hưởng những tiện ích của năng lực công nghệ này. Công việc quản lý nhân lực, nguồn vốn, tài nguyên và hoạt động phục vụ được thực hiện thông qua công nghệ giúp nhà quản lý tiết kiệm năng lượng và chi phí. Mặt khác, năng lực công nghệ dịch vụ cao cũng là cơ hội để nhà quản lý trải nghiệm và nâng cao năng lực công nghệ của bản thân.

Quan hệ của chính sách công nghệ dịch vụ khách sạn với người tiêu dùng dịch vụ:

Đây là mối quan hệ có thể nói là thấy vô cùng rõ ràng. Chính sách công nghệ và triển khai công nghệ tốt – khách sẽ quay lại, chính sách công nghệ tốt, triển khai công nghệ kém – khách không quay lại. Và đặc biệt không có chính sách công nghệ thì có thể khách sạn đó sẽ không thể tồn tại được. Hầu hết các khách hàng khi tới với khách sạn đều mong muốn được trải nghiệm không gian sống với một trình độ công nghệ hiện đại, đẹp mắt.

Mối quan hệ giữa người phục vụ và người tiêu dùng chịu tác động bởi chính sách công nghệ dịch vụ khách sạn.

Mối quan hệ giữa người phục vụ và người tiêu dùng không chỉ đơn thuần là việc: phục vụ - và nhận tiền boa. Đó là cả một mối quan hệ vô hình và hữu hình vô cùng ý nghĩa. Tác động của công nghệ trong tình huống này khiến cho mối quan hệ vô hình của họ có thể gần nhau hơn. Trước đây, khi khách check – out khỏi khách sạn, mọi mối quan hệ giữa người phục vụ và khách hàng đã chấm dứt. Nhưng ngày nay, dưới tác động của công nghệ dịch vụ khách sạn, mối quan hệ này được thể hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng. Khách có một nhận xét tốt về một nhân viên tại khách sạn khách đã ở trên một trang web về khách sạn toàn cầu, lập tức vị khách này sẽ được doanh nghiệp khách sạn đó biết, sau đó là những phần thưởng khen ngợi. Nhân viên nào nhận được nhiều lời khen sẽ được thăng chức và ngược lại sẽ bị phạt.

Quan hệ giữa công nghệ dịch vụ khách sạn – giữa những nhân viên phục vụ khách sạn với nhau.

Quan hệ giữa những nhân viên phục vụ khách sạn nếu không có sự xuất hiện của công nghệ dịch vụ khách sạn sẽ thực sự vất vả. Việc trao đổi công việc, thông tin và mọi hoạt động của họ sẽ phải tốn nhiều thời gian hơn rất

nhiều. Còn khi công nghệ dịch vụ khách sạn xuất hiện, giữa mỗi quan hệ giữa các nhân viên phục vụ này sẽ xuất hiện: máy tính bàn, điện thoại, bộ đàm, cao cấp hơn có thể là điện thoại di động, máy tính bảng.v.v….Đây là những thiết bị phụ trợ quan trọng cho việc thực hiện mối quan hệ giữa những nhân viên phục vụ khách sạn.

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

1.Chương một của đề tài đã góp nhặt từ những lý thuyết đang tồn tại lẻ tẻ tại thành hệ thống các lý thuyết, khái niệm về khách sạn và kinh doanh khách sạn, các khái niệm về chính sách công nghệ, về công nghệ và công nghệ dịch vụ khách sạn, các khái niệm công nghệ thông tin, tin học hóa trong tổ chức, mối quan hệ của chính sách công nghệ thông tin với công nghệ dịch vụ khách sạn.

2.Chương I đã tạo ra một khung cơ sở lý luận cho đề tài “Tận dụng tính ưu việt của công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực công nghệ dịch vụ khách sạn”.

3.Từ các lý thuyết trên, chúng ta đã phần nào hiểu rõ mối quan hệ giữa chính sách công nghệ với công nghệ dịch vụ khách sạn. Đó là mối quan hệ khăng khít không thể tách rời. Dịch vụ khách sạn của thời đại này mà độc lập với công nghệ thông tin chắc chắn sẽ không thể tồn tại. Công nghệ thông tin là nguồn lực mấu chốt mà ngành dịch vụ khách sạn phải quan tâm đầu tư và khai thác. Nếu không có công nghệ thông tin, dịch vụ khách sạn sẽ trở lại thời kỳ lạc hậu xưa cũ của những thế kỷ trước. Nhất thiết, ngành khách sạn phải tận dụng triệt để tính ưu việt của công nghệ thông tin bằng những chính sách cụ thể. Từ những cơ sở lý thuyết trên, chúng ta sẽ đi chứng minh tại các khách sạn Việt Nam, tình trạng vận dụng tính ưu việt công nghệ thông tin cho khách sạn tiến hành như thế nào, cần cải tiến ra sao.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ DỊCH VỤ KHÁCH SẠN VIỆT NAM

DẪN NHẬP CHƯƠNG

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, trong những năm gần đây, việc kinh doanh du lịch – khách sạn tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho các nước trong khu vực này, trong đó có Việt Nam. Đây cũng là ngành cần có một chính sách công nghệ thông tin và chính sách triển khai ứng dụng triệt để công nghệ thông tin và biến công nghệ thông tin trở thành một phần thiết yếu trong phát triển ngành công nghiệp khách sạn và góp phần đáng kể trong thành công của ngành công nghiệp này. Chính sách ứng dụng công nghệ thông tin cho ngành kinh doanh dịch vụ khách sạn mang đặc thù riêng. Do đặc điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực khách sạn, các nhà quản trị chính sách và các chuyên gia triển khai chính sách phải đối mặt với việc đưa ra chính sách công nghệ như nào nhằm cung cấp dữ liệu làm sao cho khách hàng biết được không chỉ những thông tin cơ bản đơn thuần, mà phải là những thông tin cực kì chi tiết từ khách sạn, phòng ở, đồ ăn đến các thông tin du lịch địa phương. Bên cạnh đó, chính sách triển khai ứng dụng công nghệ thông tin cần đáp ứng các yêu cầu về mối quan hệ giữa khách hàng với khách sạn, mối quan hệ quản lý trong khách sạn.v.v..Mặt khác, công nghệ thông tin thay đổi nâng cấp với tốc độ nhanh và vô cùng hiện đại, chính vì vậy, ngành công nghệ khách sạn còn phải đối mặt với việc xây dụng một chính sách đầu tư trong điều kiện chi phí hạn hẹp, chi phí đổi mới công nghệ thông tin và chi phí lắp đặt các thiết bị tương thích. Ở Việt Nam, hệ thống khách sạn mọc lên rất nhiều nhằm thu hút khách ở. Tuy nhiên, về mặt nhận thức, không phải nhà quản trị khách sạn nào cũng có thể ý thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin để vạch ra những

năng lực để đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đành phải sử dụng những hệ thống công nghệ thông tin kém cập nhật và cũng chỉ dám sử dụng ở một số mô đun mà không áp dụng đồng bộ. Rồi trình độ năng lực công nghệ thông tin của người quản trị, của các cá nhân vận hành còn kém. Các trường đào tạo về du lịch khách sạn lại chưa thực sự quan tâm tới lĩnh vực công nghệ thông tin trong du lịch, dẫn tới có trường thì có giảng dạy công nghệ thông tin thì giảng dạy sơ sài, thiếu giáo cụ trực quan, còn một số trường thì lờ luôn vấn đề đào tạo này, đẩy gánh nặng lên vai các doanh nghiệp khách sạn sẽ phải tự đào tạo. Rồi một số khách sạn, công nghệ thông tin áp dụng thiếu tính tương thích, cài đặt internet thì không hiệu quả.v.v. Một số nhà lãnh đạo địa phương cũng có ý thức về vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào đẩy mạnh tăng trưởng của ngành công nghệ dịch vụ khách sạn, nhưng kinh phí đầu tư thì nhỏ giọt, làm việc tuyên truyền thì dềnh giang, dàn trải, không mang lại tính hiệu quả cao, tổ chức hội thảo kêu gọi các doanh nghiệp khách sạn ứng dụng công nghệ thông tin nhưng sau đó không theo dõi sát sao việc thực thi, chỉ kêu gọi bỏ đó, dẫn tới mọi nỗ lực kêu gọi sau một thời gian, ý thức được đấy nhưng hiệu quả không cao, khách sạn Việt Nam vẫn lạc hậu hơn thế giới. Trong đề tài thạc sĩ, tác giả sẽ giới thiệu và phân tích tại một vài mẫu khảo sát của một vài khách sạn ở Hà Nội, toàn là những khách sạn to và đẹp về mặt cơ sở vật chất, còn chính sách áp dụng và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin thì lại là cả một vấn đề phải bàn. Có khách sạn thì không có chính sách và không hề ứng dụng công nghệ thông tin, có khách sạn thì ứng dụng nửa vời mà không có chính sách rõ ràng, không tới nơi tới chốn và có khách sạn lại xây dựng chính sách chưa chuẩn. Chương II sẽ giải quyết một loạt các câu trả lời về thực trạng chính sách phát triển công nghệ dịch vụ khách sạn tại Việt Nam như thế nào thông qua các mẫu khảo sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tận dụng tính ưu việt của công nghệ thông tin nâng cao năng lực công nghệ dịch vụ của khách sạn việt nam – nghiên cứu trường hợp khách sạn silk path (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)