Nhận thức của học sinh về hình thức bạolực vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thái độ của học sinh trường THPT Chợ Đồn, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn về vấn đề bạo lực học đường (Trang 66 - 67)

Qua biểu đồ 2 có thể thấy đa số các em mới nhận biết được hình thức đe dọa để lấy tiền bạn khác là BLHĐ, tỉ lệ lựa chọn hành vi này là BLHĐ chiếm 61%, hai yếu tố khác còn lại của hình thức bạo lực này có rất ít học sinh nhận thức được đó cũng là biểu hiện của BLHĐ. Cụ thể, có tới 61,33% các em cho rằng việc cố tình đập phá đồ đạc của bạn khác và vay tiền nhưng cố tình không trả không phải là BLHĐ. Hình thức bạo lực này không dễ nhận biết vì thứ mà các em mất đi là vật ngoài thân chứ không phải là những tác động trực tiếp đến thân thể các em. Mặc dù vậy, khi được hỏi có đồng tình với những hành vi này hay không, kết quả cho thấy đa phần các em không đồng tình với những hành vi này, trong đó hành vi đe dọa lấy tiền của bạn khác chiếm tỉ lệ cao nhất là 88,33%. Các em phản đối hành vi này nhiều nhất vì hành vi đập phá đồ đạc mang tính côn đồ, uy hiếp trực tiếp tinh thần của nạn nhân. Tỉ lệ không đồng tình với trường hợp vay tiền nhưng cố tình không

trả là thấp nhất so với hai hành vi còn lại (82,33%) bởi so với 2 hành vi còn lại, hành vi này quan sát trực quan thì không thấy rõ tính côn đồ. Khi phỏng vấn sâu các em học sinh cũng cho biết những hành vi đe dọa để lấy tiền của các bạn khác có xảy ra tại lớp học của các em, các em cảm thấy khó chịu khi chứng kiến nhưng “các bạn ấy thường đi thành nhóm để đe dọa nên một mình mình cũng khó mà làm được gì” (Em H.T.Ng học sinh lớp 11). Hành vi vay tiền nhưng cố tình không trả cũng có xảy ra. Khi được hỏi lý do vì sao không nhắc nhở bạn hoặc đòi lại tiền mà bạn đã vay mình thì em H.T.Ng cho biết “bạn ý chơi với xã hội đen ở ngoài trường nên em và các bạn đều sợ, không ai dám dây vào”. Có thể thấy đa phần các em phản đối các hành vi bạo lực về mặt vật chất vì nhận thức được rằng những hành vi này sẽ gây tổn hại về mặt kinh tế cho bản thân, bản thân các em cũng cảm thấy không thoải mái khi chứng kiến hoặc trở thành nạn nhân của những hành vi này.

Bạo lực về mặt tinh thần là loại bạo lực thể hiện qua rất nhiều hành vi khác nhau. Trong hình thức này, ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ chính là một công cụ đắc lực để tấn công người khác. Hình thức bạo lực này vẫn thường xuyên diễn ra trong đời sống hàng. Kết quả điều tra như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thái độ của học sinh trường THPT Chợ Đồn, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn về vấn đề bạo lực học đường (Trang 66 - 67)