Cảm xúc của học sinh khi chứng kiến hành vi BLHĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thái độ của học sinh trường THPT Chợ Đồn, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn về vấn đề bạo lực học đường (Trang 72 - 80)

Bảng 3 .2 Sự đồng tình với các hành vi BLHĐ của học sinh

Bảng 3.3 Cảm xúc của học sinh khi chứng kiến hành vi BLHĐ

TT Nội dung Khối Chung 10 11 12 SL % SL % SL % SL % 1 Bồn chồn, lo lắng 59 19,67 61 20,33 44 14,67 164 54,67 2 Bình thường 6 2,00 12 4,00 16 5,33 34 11,33 3 Vui mừng 4 1,33 6 2,00 6 2,00 16 5,33 4 Thích thú 2 0,67 7 2,33 6 2,00 15 5,00 5 Sợ hãi 52 17,33 43 14,33 33 11,00 128 42,67 6 Tức giận 22 7,33 36 12,00 24 8,00 82 27,33

7 Xấu hổ 10 3,33 5 1,67 5 1,67 20 6,67 8 Buồn chán 16 5,33 13 4,33 8 2,67 37 12,33 9 Khó chịu 43 14,33 40 13,33 47 15,67 130 43,33 10 Hiếu kỳ 9 3,00 4 1,33 19 6,33 32 10,67 11 Thất vọng 24 8,00 28 9,33 20 6,67 72 24,00 12 Ngạc nhiên 6 2,00 4 1,33 10 3,33 20 6,67 13 Căng thẳng 32 10,67 23 7,67 27 9,00 82 27,33 14 Mệt mỏi 8 2,67 6 2,00 2 0,67 16 5,33 15 Bối rối 37 12,33 26 8,67 34 11,33 97 32,33

Qua kết quả thu được ở bảng 3.3, dễ dàng nhận thấy những cảm xúc tiêu cực chiếm tỉ lệ áp đảo so với các cảm xúc tích cực. Cụ thể: Cảm xúc bồn chồn, lo lắng chiếm tỉ lệ cao nhất là 54,67%; Cảm xúc sợ hãi có tới 42,67% các em lựa chọn; Cảm xúc khó chịu chiếm tỉ lệ là 43,33%.

Điều này cho thấy những hành vi BLHĐ sẽ tạo ra những cảm xúc không tốt, ảnh hưởng tới tâm trạng của các em học sinh. Một số lượng rất nhỏ các em lựa chọn đáp án là cảm xúc tích cực. Những học sinh này dễ rơi vào trường hợp là học sinh cá biệt. Bên cạnh đó, so sánh giữa học sinh các khối cho kết quả những học sinh lớp 10 mới vào có tỉ lệ lựa chọn dạng cảm xúc sợ hãi, buồn chán, khó chịu, căng thẳng, bối rối nhiều hơn so với khối 11 và khối 12. Điều này có thể lý giải là vì các em mới vào trường chưa có kinh nghiệm nên chưa có sự chuẩn bị tốt về mặt tâm lý trước các tình huống BLHĐ hơn là những học sinh đã học lâu trong trường.

Nhóm cảm xúc tích cực

Để tìm hiểu có em học sinh nào có cảm xúc tích cực khi chứng kiến hành vi BLHĐ hay không, chúng tôi đưa ra 3 cảm xúc là vui mừng, thích thú và hiếu kỳ, kết quả thu được như sau:

Biểu đồ 6: Nhóm cảm xúc tích cực khi chứng kiến hành vi BLHĐ

Số liệu cho thấy có một số ít học sinh lựa chọn cảm xúc tích cực. Hầu hết các em nam dễ cảm thấy thích thú hơn với hành vi BLHĐ. Trong 3 cảm xúc mà chúng tôi đưa ra, số lượng các em cảm thấy hiếu kỳ chiếm tỉ lệ cao nhất. Điều này chứng tỏ có một bộ phận nhỏ các em lại cảm thấy hứng thú khi chứng kiến BLHĐ. Trong thời gian qua, mạng xã hội tràn ngập những clip học sinh đánh nhau, lột quần áo, đấm đá nhau và có một nhóm học sinh ở ngoài không những không can ngăn mà còn đứng hò hét, cổ vũ. Chắc hẳn những em học sinh này cũng vậy, các em chẳng những không biết sợ sệt, không lo bạn mình bị tổn thương ra sao mà còn hào hứng để xem những bạn kia đánh nhau như thế nào. Những em này chỉ quan tâm xem ai sẽ là người đánh thắng, ai sẽ là người bị thua, hậu quả ra sao không ảnh hưởng gì tới các em. Khi sử dụng crosstabs trong SPSS để so sánh tỉ lệ giữa nam và nữ thì số lượng các em nam lựa chọn loại cảm xúc này cao hơn hẳn so với nữ, ở cảm xúc vui mừng tỉ lệ nam so với nữ là 87,50% so với 12,50%, thích thú là 86,67% so với 13,33%, cảm thấy hiếu kỳ nam là 68,75% so với nữ là 31,5%. Điều này cho thấy các em nam vẫn thường dễ chấp nhận những hành vi hung tính hơn là các em nữ. Thường ngày, với khuôn mẫu chung chúng ta thường thấy con trai được gắn với những biểu tượng mạnh mẽ, cường tráng, nam tính, còn con gái thường được gắn với biểu tượng hiền dịu, yếu đuối, nữ tính nên các em học sinh nam dễ có xu hướng thể hiện sức mạnh thể lực hơn là các em học sinh nữ. Do vậy khi chứng kiến các vụ

BLHĐ, học sinh nam ít bị chi phối bởi cảm xúc tiêu cực hơn các em học sinh nữ. Ngoài ra, xét về nhu cầu an toàn thì các em nam có thể lực tốt hơn nên sẽ tự tin hơn về bản thân, các em nữ thể lực kém hơn, vì nhu cầu an toàn nên dễ bị cảm xúc tiêu cực chi phối hơn.

Nhóm cảm xúc tiêu cực

Khi chứng kiến các hành vi bạo lực, chúng ta thường sẽ rất bồn chồn, lo lắng, sợ hãi, đó là những phản ứng tự nhiên, là bản năng sinh tồn của chúng ta. Bởi vậy, chúng tôi đã đưa ra nhiều yếu tố cảm xúc tiêu cực để các khách thể dễ dàng lựa chọn cảm xúc phù hợp với mình. Kết quả thu được cho thấy: Các em lựa chọn cảm xúc bồn chồn lo lắng với tỉ lệ cao nhất 54,67%; cảm thấy khó chịu là 43,33% và sợ hãi 42,67%. Như vậy, đa phần các em học sinh khi chứng kiến những hành vi BLHĐ đều có cảm xúc giống như với số đông mỗi người chúng ta khi đứng trước các hành vi bạo lực, các em vẫn biết lo lắng cho bản thân và bạn bè.

Một điều đáng nói nữa là số học sinh còn bối rối trước những hành vi BLHĐ cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ, 32,22%. Trong đó, nữ chiếm 19,67%, nam 12,67%. Điều này cho thấy còn nhiều em chưa biết xử trí thế nào khi chứng kiến các hành vi BLHĐ, trong đó các em nữ chiếm tỉ lệ cao hơn. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc học sinh chưa biết xử lý tình huống như thế nào là do các em vẫn còn thiếu kỹ năng xử lý tình huống khi gặp phải BLHĐ. Khi phỏng vấn sâu cán bộ phụ trách chung của trường, thầy giáo N.V.T cho biết: “do tình trạng BLHĐ ở trường không quá phức tạp nên Nhà trường không tổ chức riêng các buổi ngoại khóa tuyên truyền về BLHĐ mà thường chỉ lồng ghép với các buổi ngoại khóa có nội dung khác”. Kết quả như vậy đã cho thấy việc thiếu đi những buổi ngoại khóa nâng cao kiến thức về BLHĐ cho học sinh có tác động không nhỏ tới khả năng xử lý tình huống của các em khi chứng kiến BLHĐ. Đặc biệt, các em học sinh nữ chưa chú tâm đến vấn đề này, các em còn quá chủ quan, chưa lưu tâm nâng cao kỹ năng phòng chống bạo lực của mình nên đứng trước tình huống bạo lực các em trở nên bị động hơn.

Chúng tôi đã đưa ra yếu tố cảm xúc “bình thường”, “ngạc nhiên” và thu được kết quả: Bình thường: 11,33 % trong đó học sinh nam chiếm 8,33% và học sinh nữ chỉ chiếm 3%; Ngạc nhiên: 6,67% trong đó học sinh nam chiếm 4% và học sinh nữ chỉ chiếm 2,67%. Như vậy, có thể kết luận rằng vẫn còn một số ít các học sinh coi BLHĐ là chuyện bình thường, không có gì đáng để ý, trong đó các em học sinh nam chiếm tỉ lệ cao hơn so với các học sinh nữ. Trong trường học, những hành vi BLHĐ vẫn xảy ra, những em học sinh thường xuyên chứng kiến dễ dẫn đến chấp nhận những hành vi này, “em thấy các bạn đánh nhau, hù dọa nhau tí rồi lại thôi, chưa lần nào thấy ai bị thương nghiêm trọng nên em thấy cũng bình thường ạ” (em T.T.K, học sinh lớp 11). Hơn nữa, mật độ các vụ BLHĐ được đưa ra trên báo hoặc internet cũng không ít, vì vậy có những học sinh dễ có tâm lý chủ quan, coi nhẹ các hành vi BLHĐ. Xét về mặt giới tính, các em học sinh nữ thường dễ xúc động hơn, học sinh nam dễ chai lì cảm xúc hơn, vì vậy kết quả có sự chênh lệch giữa nam và nữ như vậy cũng là dễ hiểu.

Ngoài ra, chúng tôi muốn tìm hiểu cảm xúc của các em khi phải chịu BLHĐ đến từ thầy cô giáo nên đã đưa ra câu hỏi “Nếu bị thầy/cô giáo nhắc nhở nặng lời em sẽ cảm thấy” và đưa ra các cảm xúc để học sinh lựa chọn, kết quả thu được như sau:

Biểu đồ 7: Cảm xúc của học sinh khi bị thầy cô giáo nhắc nhở nặng lời

Biểu đồ 7 cho thấy rằng khi bị các thầy cô phê bình thì rất nhiều em sẽ có cảm giác xấu hổ, tỉ lệ chọn cao nhất là 39%. Chúng ta vẫn thường nghe nói nhiều về việc học trò sẽ cảm thấy xấu hổ khi bị phê bình, sỉ nhục, con số 39% khách thể lựa chọn cảm giác xấu hổ ở đây chính là một mình chứng cho nhận định này. Tiếp theo

là cảm giác bồn chồn lo lắng 38,33%. Tỉ lệ học sinh cảm thấy thất vọng là 25,33%. Ngược lại, cảm xúc thích thú chỉ chiếm tỉ lệ 1,33%. Như vậy, đa phần các em sẽ cảm thấy khó chịu trước những lời nhắc nhở nặng nề từ phía giáo viên. Lứa tuổi của các em rất nhạy cảm, người lớn ứng xử với các em cũng cần chú ý đặc điểm này, các em không muốn bị trách mắng nặng lời mà luôn muốn được nhàng giải thích mọi vấn đề. Những lời lẽ miệt thị hay chỉ trích sẽ làm tổn thương tinh thần của các em. Em C.T.N. học sinh lớp 12 cho hay có những giáo viên trẻ hay chỉ trích hoặc mỉa mai học sinh, thậm chí có em phải ứa nước mắt trước những trước những lời chỉ trích của giáo viên. Khi hỏi cụ thể giáo viên nói điều gì khiến các em bị xúc động như vậy thì em cho biết, “cô nói ám chỉ học sinh đi làm gái, kiếm tiền không trong sạch này nọ”. Đây là cách hành xử đáng lên án của giáo viên. Chúng tôi cũng hỏi thêm cảm nhận của các em ra sao khi phải nghe cô giáo nói những lời khó nghe như vậy, câu trả lời chúng tôi nhận được là “cảm giác sốc vì các em không nghĩ rằng một người có học thức và đứng trên bục giảng mà lại có những lời nói như vậy với học sinh của mình”. Hơn nữa, những giáo viên này sẽ khiến các em cảm thấy không tôn trọng và mất dần thiện cảm.

Tóm lại, qua khảo sát các em học sinh về mặt cảm xúc khi chứng kiến hành vi bạo lực học đường với 3 nhóm cảm xúc chính là cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực và cảm xúc trung tính, kết quả cho thấy đa phần các em học sinh có cảm xúc tiêu cực; Học sinh nữ dễ có cảm xúc tiêu cực hơn các em học sinh nam. Điều này cho thấy những hành vi BLHĐ sẽ có ảnh hưởng xấu tới cảm xúc của học sinh. Bên cạnh đó, những giáo viên có những lời lẽ miệt thị, thiếu tôn trọng học sinh sẽ khiến học sinh có nhiều cảm xúc tiêu cực và thiếu thiện cảm với chính bản thân họ.

3.1.3. Thái độ của học sinh với vấn đề bạo lực học đƣờng thể hiện ở mặt hành vi

Trước hết, chúng tôi đưa ra câu hỏi, “khi chứng kiến những hành vi bạo lực học đường em đã làm gì”, chúng tôi đã đưa ra một vài gợi ý cho các em lựa chọn để tìm hiểu cách hành xử của các em. Kết quả thu được như sau:

Biểu đồ 8: hành vi của học sinh khi chứng kiến BLHĐ

Thời gian gần đây mạng xã hội liên tục đưa những thông tin liên quan đến thái độ thờ ơ của người dân khi chứng kiến các vụ bạo lực nói chung, các vụ tai nạn giao thông, các vụ bạo lực học đường… Khi thực hiện nghiên cứu này chúng tôi cũng chuẩn bị tâm lý đón nhận thái độ không tích cực của các em. Thế nhưng khi nhận được kết quả khảo sát chúng tôi cảm thấy ấm lòng hơn vì đa phần các em vẫn có hành vi tham gia rất tích cực. Từ số liệu biểu đồ cho thấy: các hành vi tham gia tích cực được khách thể lựa chọn với tỉ lệ rất cao, nhất là hành vi can ngăn chiếm tới 82,33%. Như vậy, khi chứng kiến hành vi BLHĐ mặc dù các em học sinh có thể sợ hãi, lo lắng nhưng cũng đã cố gắng tìm cách hỗ trợ ngăn chặn những hành vi này. Qua phỏng vấn sâu, chúng tôi được biết, không phải mọi trường hợp các em đều can ngăn, thường thì các em sẽ chỉ can ngăn nếu như đó là bạn của mình (em N.M.L. học sinh 10). Nếu như tình huống trở nên căng thẳng, đa phần các em sẽ đi tìm người trợ giúp.

Những hành vi không tham gia gồm: Đứng xem và không làm gì chiếm 7,67%; Tránh xa cho đỡ phức tạp chiếm 9,33%. Con số này cho thấy, vẫn có những em học sinh khi chứng kiến các hành vi BLHĐ hoàn toàn thờ ơ, coi đó không phải là chuyện của mình. Cũng có nhiều em vì lo cho an nguy của bản thân nên đã không can dự, không tham gia vào bằng cách tránh khỏi nơi xảy ra BLHĐ.

Những hành vi mang tính tiêu cực chiếm tỉ lệ thấp nhất so với 2 xu hướng hành vi trên. Cụ thể: Có 9,33% học sinh lựa chọn hình thức xông vào đánh giúp bạn; 3,33% học sinh chọn cách đứng quay clip hoặc chụp ảnh; 3,33% học sinh cho biết sẽ tung những thông tin đó lên mạng. Như vậy, kết quả đã chỉ rõ tỉ lệ những học sinh lựa chọn hành vi tiêu cực không lớn, đa số các em vẫn có hành vi tích cực, giúp đỡ các bạn khác nhằm hạn chế BLHĐ. Lứa tuổi này bạn bè là mối quan tâm lớn nhất của các em. Bởi vậy, hầu hết các em sẽ tìm mọi cách giúp bạn khi gặp khó khăn.

Trong đề tài, chúng tôi cũng đưa ra câu hỏi về hành vi của học sinh khi bị giáo viên nhắc nhở nặng lời. Kết quả thu được như sau:

Biểu đồ 9: Hành vi của học sinh khi bị giáo viên nhắc nhở nặng lời

Mặc dù những cảm xúc tiêu cực chiếm vị trí chủ đạo nhưng nhiều em học sinh vẫn sẽ lắng nghe, tiếp thu và sửa chữa, tỉ lệ lựa chọn đáp án này là 58%. Có 35% học sinh lựa chọn cách vừa lắng nghe vừa nói lên ý kiến của mình. Điều này cho thấy, thay vì chỉ ngồi nghe một cách thụ động đã có khá nhiều học sinh có sự chủ động phản hồi trước sự nhắc nhở của thầy cô. Số liệu cũng cho thấy rõ tỉ lệ học sinh không tiếp thu hoặc cãi lại thầy cô giáo rất thấp, chiếm 2%. Tuy nhiên, có 2% khách thể lựa chọn phương án sẽ ngắt lời và cãi lại thầy cô chứng tỏ các em có hành vi chống đối. Không giống như hành vi chỉ lắng nghe và có tiếp thu sửa chữa, nói lên quan điểm của mình, hành vi này không dừng lại ở việc tranh luận giữa thầy trò mà sẽ là mầm mống dẫn tới những tranh luận gay gắt và xảy ra tình trạng bạo lực giữa thầy cô và học trò. Trong hoàn cảnh này, nếu cả học sinh và thầy cô đều có khả năng kiềm chế kém thì việc xảy ra BLHĐ là khó tránh khỏi. Hơn nữa, sự tranh cãi giữa giáo viên và học sinh sẽ tạo bầu không khí căng thẳng, nặng nề cho toàn thể lớp học.

Ngoài ra, để khảo sát thực trạng hành vi BLHĐ của các em học sinh trường THPT Chợ Đồn, chúng tôi đưa ra câu hỏi: Trong năm học vừa qua, em đã có những hành vi nào sau đây với bạn? Số lần xảy ra hành vi được sắp xếp theo thang đo từ 1 đến 4 điểm tương ứng với mức độ tăng dần, điểm càng cao thì tần suất xuất hiện các hành vi đó càng tăng. Kết quả thu được như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thái độ của học sinh trường THPT Chợ Đồn, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn về vấn đề bạo lực học đường (Trang 72 - 80)