.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi BLHĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thái độ của học sinh trường THPT Chợ Đồn, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn về vấn đề bạo lực học đường (Trang 89 - 90)

TT Yếu tố Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng SL % SL % SL %

1 Đánh nhau thể hiện sự trưởng

thành 226 75,33 45 15,00 29 9,67

2 Bạn bè xấu rủ rê, kích động 201 67,00 81 27,00 18 6,00 3 Ảnh hưởng từ game bạo lực 171 57,00 79 26,33 50 16,67 4 Ảnh hưởng từ phim bạo lực 162 54,00 103 34,33 35 11,67 5 Ảnh hưởng của mạng xã hội 147 49,00 113 37,67 40 13,33 6 Áp lực học tập quá lơn 92 30,67 134 44,67 74 24,67 7 Thầy cô ít quan tâm 71 23,67 126 42,00 103 34,33 8 Khả năng nhận thức 95 31,67 74 24,67 131 43,67 9 Kỹ năng phòng chống bạo lực 85 28,33 96 32,00 119 39,67

10 Quá trình học tập, trình độ học

vấn 75 25,00 78 26,00 147 49,00

11 Cha mẹ ly hôn 144 48,00 95 31,67 61 20,33

12 Cha mẹ quá nghiêm khắc hoặc

quá nuông chiều con cái 175 58,33 88 29,33 37 12,33

13 Con cái chứng kiến cha mẹ có

hành vi bạo lực với nhau 207 69,00 59 19,67 34 11,33

Qua bảng số liệu có thể nhận thấy, tỉ lệ các em đánh giá yếu tố “đánh nhau thể hiện sự trưởng thành” rất cao, chiếm tỉ lệ 75%, tiếp theo là yếu tố “Con cái chứng kiến cha mẹ có hành vi bạo lực với nhau” chiếm 69%. Yếu tố, “Bạn bè xấu rủ rê, kích động” đứng thứ 3 với tỉ lệ 67%. Ngoài ra, những yếu tố cũng được khách thể lựa chọn với tỉ lệ cao gồm cha mẹ quá nghiêm khắc hoặc quá nuông chiều con

cái, (58,33%), ảnh hưởng từ game bạo lực (57%), ảnh hưởng từ phim bạo lực (54%). Như vậy, các yếu tố nguyên nhân đến từ gia đình, nhà trường, xã hội hay bản thân cá nhân học sinh đều có những yếu tố được nhiều khách thể đánh giá là có ảnh hưởng tới hành vi BLHĐ.

3.2.1 Yếu tố cá nhân học sinh

* Nhu cầu khẳng định bản thân của học sinh

Với ý kiến cho rằng đánh nhau thể hiện sự trưởng thành đã có 75,33% học sinh cho rằng điều này rất ảnh hưởng tới hành vi BLHĐ. Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, giai đoạn này thường các em có nhu cầu thể hiện bản thân rất cao. Đây là lứa tuổi còn chưa lớn hẳn mà cũng không còn là trẻ con. Bởi thế, có thể thấy để châm ngòi một cuộc xung đột giữa các em học sinh lứa tuổi cấp 3 không hề khó, chỉ một vài lời nói đểu, đá xoáy đụng tới cái tôi cá nhân của các em là những mâu thuẫn, xung đột dễ dàng dẫn tới các hành vi BLHĐ.

Khi có những mâu thuẫn với bạn bè, các em có xu hướng tự giải quyết với nhau mà không muốn để thầy cô biết. Qua phỏng vấn sâu, các em cho biết khi các em có xích mích, hiềm khích hay mâu thuẫn xảy ra và dẫn tới xô xát, các em là bạn thân với những học sinh đang có hành vi xô xát nhau sẽ tìm mọi cách can ngăn, “lớp em cũng đoàn kết nên chẳng ai báo với thầy cô giáo” (Em N.V.T Học sinh lớp 10).

* Kỹ năng xử lý tình huống và mối quan hệ bạn bè

Ngoài yếu tố tâm lý lứa tuổi, chúng tôi rất quan tâm tới kỹ năng xử lý tình huống của các em. Chúng tôi đưa ra câu hỏi “Khi gặp những tình huống sau các em sẽ chọn cách xử lý như thế nào”. Kết quả thu được như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thái độ của học sinh trường THPT Chợ Đồn, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn về vấn đề bạo lực học đường (Trang 89 - 90)