Nhận thức về hậu quả của BLHĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thái độ của học sinh trường THPT Chợ Đồn, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn về vấn đề bạo lực học đường (Trang 71 - 74)

Biểu đồ 5 cho thấy trong các hậu quả mà nhà nghiên cứu đưa ra, tỉ lệ đáp án các em lựa chọn cao nhất là không dám đi học với 61,67%, bên cạnh đó đáp án

thiếu tự tin có tỉ lệ chọn 59% và đáp án luôn nghĩ có người khác muốn đánh mình là 51%. Đây là những hậu quả mà các em có mức độ nhận thức tương đối tốt. Tỉ lệ học sinh chọn đáp án khó ngủ thấp nhất chỉ chiếm 27,67%. Các em thường chứng kiến nhiều bạn học nghỉ học chỉ vì sợ bị bạn khác đánh hoặc uy hiếp, bị bạn bè xa lánh. Bản thân các em học sinh khi chứng kiến một nhóm bạn uy hiếp mình hoặc bạn khác sẽ khiến các em luôn nghĩ người khác muốn đánh mình, đó chính là những tác động tức thời của BLHĐ. Do vậy, các em dễ dàng nhận biết được những hậu quả này. Những mặt ảnh hưởng xảy ra bên trong ít biểu hiện ra bên ngoài ví dụ như khó ngủ, ăn không ngon thì khách thể sẽ khó quan sát nhận biết hơn. Như vậy có thể thấy, các khách thể còn nhận thức hạn chế về hậu quả của BLHĐ.

Tóm lại, đa số học sinh đều có nhận thức những hành vi nào là hành vi bạo lực học đường. Các em dễ dàng nhận diện hành vi bạo lực học đường qua các hình thức: bắt nạt bạn bè, hăm dọa bằng lời nói, đánh nhau bằng chân tay, tấn công bằng vũ lực. Đây là những hành vi hung tính, gây tổn thương đến tinh thần hoặc thể chất của nạn nhân nên học sinh dễ dàng nhận thức được. Tuy nhiên, khi phân tích từng hình thức BLHĐ có thể nhận thấy rằng có sự phân biệt giữa tỉ lệ các em lựa chọn nhóm các hình thức thuộc bạo lực về thể chất với các hình thức thuộc bạo lực về

tinh thần, xu hướng các em chọn bạo lực học đường là các dạng bạo lực về thể chất nhiều hơn là các dạng của bạo lực về tinh thần, bạo lực vật chất hay bạo lực tình dục. Kết quả khảo sát về mức độ đồng tình với các hành vi trên cho thấy, các em nhận thức tương đối tốt về những hành vi nên làm, không nên làm. Hầu hết các em học sinh không đồng tình với những hành vi gây tổn hại đến người khác. Bên cạnh đó, các khách thể nhận thức về hậu quả của BLHĐ còn hạn chế. Các em mới nhận thức được những tác động tức thời của BLHĐ chứ chưa nắm được những ảnh hưởng lâu dài tới tâm lý con người.

3.1.2. Thái độ của học sinh đối với vấn đề bạo lực học đƣờng thể hiện ở mặt cảm xúc

Con người ta khi chứng kiến một sự việc gì xảy ra trước mắt thường sẽ có những cảm xúc khác nhau. Cùng một sự việc xảy ra có người cảm thấy hứng thú, thích thú, vui vẻ nhưng ngược lại cũng có người sẽ cảm thấy sợ hãi, buồn bã, chán nản, thất vọng… Cùng là chứng kiến hành vi BLHĐ nhưng cảm xúc ở từng em học sinh chắc chắn có sự khác nhau. Để tìm hiểu các em cảm thấy như thế nào khi chứng kiến hành vi BLHĐ, chúng tôi đưa ra câu hỏi “khi chứng kiến hành vi bạo lực học đường em cảm thấy thế nào? Chúng tôi đưa ra 15 gợi ý các loại cảm xúc quen thuộc hàng ngày để các em lựa chọn, trong đó cả các cảm xúc tiêu cực, cảm xúc tích cực và cả gợi ý cảm xúc không mang tính tiêu cực hay tích cực rõ ràng (sau đây chúng tôi gọi là cảm xúc trung tính). Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.3: Cảm xúc của học sinh khi chứng kiến hành vi BLHĐ

TT Nội dung Khối Chung 10 11 12 SL % SL % SL % SL % 1 Bồn chồn, lo lắng 59 19,67 61 20,33 44 14,67 164 54,67 2 Bình thường 6 2,00 12 4,00 16 5,33 34 11,33 3 Vui mừng 4 1,33 6 2,00 6 2,00 16 5,33 4 Thích thú 2 0,67 7 2,33 6 2,00 15 5,00 5 Sợ hãi 52 17,33 43 14,33 33 11,00 128 42,67 6 Tức giận 22 7,33 36 12,00 24 8,00 82 27,33

7 Xấu hổ 10 3,33 5 1,67 5 1,67 20 6,67 8 Buồn chán 16 5,33 13 4,33 8 2,67 37 12,33 9 Khó chịu 43 14,33 40 13,33 47 15,67 130 43,33 10 Hiếu kỳ 9 3,00 4 1,33 19 6,33 32 10,67 11 Thất vọng 24 8,00 28 9,33 20 6,67 72 24,00 12 Ngạc nhiên 6 2,00 4 1,33 10 3,33 20 6,67 13 Căng thẳng 32 10,67 23 7,67 27 9,00 82 27,33 14 Mệt mỏi 8 2,67 6 2,00 2 0,67 16 5,33 15 Bối rối 37 12,33 26 8,67 34 11,33 97 32,33

Qua kết quả thu được ở bảng 3.3, dễ dàng nhận thấy những cảm xúc tiêu cực chiếm tỉ lệ áp đảo so với các cảm xúc tích cực. Cụ thể: Cảm xúc bồn chồn, lo lắng chiếm tỉ lệ cao nhất là 54,67%; Cảm xúc sợ hãi có tới 42,67% các em lựa chọn; Cảm xúc khó chịu chiếm tỉ lệ là 43,33%.

Điều này cho thấy những hành vi BLHĐ sẽ tạo ra những cảm xúc không tốt, ảnh hưởng tới tâm trạng của các em học sinh. Một số lượng rất nhỏ các em lựa chọn đáp án là cảm xúc tích cực. Những học sinh này dễ rơi vào trường hợp là học sinh cá biệt. Bên cạnh đó, so sánh giữa học sinh các khối cho kết quả những học sinh lớp 10 mới vào có tỉ lệ lựa chọn dạng cảm xúc sợ hãi, buồn chán, khó chịu, căng thẳng, bối rối nhiều hơn so với khối 11 và khối 12. Điều này có thể lý giải là vì các em mới vào trường chưa có kinh nghiệm nên chưa có sự chuẩn bị tốt về mặt tâm lý trước các tình huống BLHĐ hơn là những học sinh đã học lâu trong trường.

Nhóm cảm xúc tích cực

Để tìm hiểu có em học sinh nào có cảm xúc tích cực khi chứng kiến hành vi BLHĐ hay không, chúng tôi đưa ra 3 cảm xúc là vui mừng, thích thú và hiếu kỳ, kết quả thu được như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thái độ của học sinh trường THPT Chợ Đồn, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn về vấn đề bạo lực học đường (Trang 71 - 74)