2.2.4 .Chính sách giáo dục của phát xít Nhật tại Việt Nam
2.2.4.1. Triển khai giảng dạy tiếng Nhật ở Việt Nam
Từ cuối thế kỷ 19, Pháp chiếm Việt Nam làm thuộc địa,đến tháng 9 năm 1940 Nhật xâm lược Việt Nam với lý do là để ngăn chặn sự hỗ trợ của Anh và Mỹ cho chính quyền Quốc dân Đảng Trung Quốc qua tuyến đường sắt Hải Phòng - Vân Nam. Nhật Bản muốn ép chính phủ Liên bang Đông Dương đóng cửa tuyến đường sắt này. Tháng 9 năm 1940, quân đội Nhật Bản tràn qua biên giới từ Long Châu vào Việt Nam. Tháng 7 năm sau,quân Nhật Bản đến miền Nam Việt Nam để chuẩn bị bàn đạp xâm lược Đông Nam Á.
Sau khi quân đội Nhật Bản chiếm đóng Việt Nam, nhu cầu và sự cần thiết của giáo dục tiếng Nhật tăng lên. Những lý do khiến cho nhu cầu học tiếng Nhật tăng lên gồm có :
a. Nhu cầu thực tế củaquan chức chính phủ Đông Dương Pháp,
b. Sự cần thiết khi muốn xin việc hoặc làm việc ở các công ty Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam
c. Hoạt động của quân đội và quân nhân Nhật Bảntại Việt Nam
Đặc biệt, từ ngay 30.8.1940, Vichy đã nhìn nhận nguyên tắc đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp Pháp và Nhật Bản; các tập đoàn lớn như Mitsui, Mitsubishi và Mangyu đặt chi nhánh tại các thành phố lớn và đây cũng là những ổ gián điệp. [7; 552].
Dương thuộc Pháp bắt đầu từ đầu năm 1941 đến cuối năm 1942. Đối tượng là sinh viên và các quan chức chính phủ Đông Dương, nhân viên quân sự của Pháp ở Đông Dương.
Báo Yomiuri(読売新聞) ra tháng 4 năm 1942cho biết :"từ cuối năm ngoái, chính quyền Đông Dương mở môn tiếng Nhật(tự chọn) và cố gắng phổ cập tiếng Nhật với giáo sư Pletner." Đầu năm 1942, dựa trên nhận thức sâu sắc về sự cần thiết học tiếng Nhậtcủa các quan chức, chính quyền Đông Dương Pháp mời giáo sư Pletner, nhà nghiên cứu Nhật Bản quốc tịch Nga đang dạy tại Trường cao đẳng Đệ tam(第三高等学校) Nhật Bản sang Việt Nam dạy tiếng Nhật. Thông qua những điều này, chúng ta có thể biết được chính quyền Pháp ở Đông Dương coi trọng tiếng Nhật từ ngay sau khi quân đội Nhật Bản chiếm đóng phía bắc Việt Nam.
Vì không thể cai trị trực tiếp Việt Nam mà phải hợp tác với thực dân Pháp, phát xít Nhật không thể ép buộc người Việt Nam học tiếng Nhật hoặc những môn liên quan đến phát xít Nhật Bản.Thực dân Pháp vẫn quản lý giáo dục nên nếu không cho phép hoặc thoả thuận của thực dân Pháp, phát xít Nhật không thể can thiệp vào giáo dục Việt Nam.
Nhưng nhiều người muốn học tiếng Nhật tại Việt Nam là có tính tự phát. Lễ bế giảng khoá học tiếng Nhật được tổ chức khá hoành trángvới sự tham gia của phụ huynh học sinh, đại diện hải lục quânNhật, quan chức thực dân Pháp và những nhà báo người Việt, người Pháp và người Nhật. Đối với phát xít Nhật, đây cũng là một cơ hội để tuyên truyền thuyết "Đại Đông Á cộng vinh khuyên". Sau khi buổi lễ kết thúc, người ta cho chiếu những phim chiến tranh cổ vũchủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Theo ông Yoshizawa, với những người học tiếng Nhật thì 2 bộ phim “Trận chiến trên biển Hawai – Mã lai” và “Thần binh của bầu trời” “có vẻ như đã khiến họ vô cùng cảm động. Đặc biệt, việc làm tăng nhận thức cho họ về giá trị của việc rèn luyện và tính hà khắc khi rèn luyện, đã cho thấy kết quả rõ ràng.” Còn ông Ozeki (1944) đã nhật xét rằng “Lòng yêu mến và tin tưởng vào Nhật Bản của người bản xứ nói chung và người An Nam nói riêng khá là mạnh mẽ, có nhiều người vì
tương lai của dân tộc mình đã có ý nghĩ rằng phải học theo Nhật Bản, bởi vậy nên đây được coi là tình trạng đặc thù, khác với các vùng phía Nam khác”. Điều này cho thấy, vì quan hệ cộng tác - cộng trị giữa Pháp - Nhật, phát xít Nhật chưa thể bắt đầu một chính sách giáo dục nhưng vẫn lấy cơ hội tuyên truyền tư tưởng của mình qua giáo dục.