Nội dung Lệnh giáo dục lần thứ ba

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục ở việt nam trong đại chiến thế giới thứ hai so sánh với trường hợp triều tiên (Trang 66)

2.2.4 .Chính sách giáo dục của phát xít Nhật tại Việt Nam

b. Lệnh giáo dục Triều Tiênlần thứ hai

2.3.3.2. Nội dung Lệnh giáo dục lần thứ ba

Trước thời kỳ này, các tên từng cấp của trường chính quốc Nhật Bản và Triều Tiên khác nhau. Trường cấpI thì được gọi tại Triều Tiên là "Trường phổ thông(普通學校)" nhưng tại Nhật Bản được gọi là "Trườngsơ đẳng(初等學校)'. Nhưng trong thời kỳ này, thực dân Nhật Bản sửa đổi cách gọi tên trường. Trường phổ thông(普通學校; trường cấp I) của Triều Tiên trở thành trường tiểu học phổ thông(尋常小學校;Ordinary primary school). Trường cao đẳng phổ thông (普通高等學校; trường cấp II) của Triều Tiên trở thành Trường trung học(中學校),

còn Trường cao đẳng phổ thông nữ trở thành trường cao đẳng nữ. Sau khi phát xít Nhật sửa đổi têngọi trường Triều Tiên từng cấp qua Lệnh giáo dục lần thứ 3, những trường học ở Triều Tiên và Nhật Bản trở nên giống nhau.

Sau đó,phát xít Nhật Bản dần dần mở rộng thời gian của trường tiểu học phổ thông từ 4 năm sang 6 năm. Nhưng tuỳ tình hình địa phươngvà giới hạn trong trường hợp trườngdành cho người Triều Tiên thì thực dân Nhật Bản cho phép học 4 năm. Vì vậy tại Triều Tiên có hai loại trường phổ thông hệ 4 năm và hệ 6 năm vẫn tồn tại chỉ đổi tên gọi là Trường tiểu học phổ thông hệ 4 năm và trường tiểu học phổ thông hệ 6 năm. Nhưng hồi đó, tất cảtrường tiểu học dành cho người Nhật Bản tại Triều Tiên đều là trường tiểu học hệ 6 năm, vì vậy không có thay đổi gì khác trừ sửa đổi tên gọi trường.

Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ ba khẳng định chắc chắn rằng người Nhật và người Triều Tiên có thể học chung trong trường hợp trường học được xây dựng mới. Trước Lệnh giáo dục lần thứ ba tại Triều Tiên,phát xít Nhật Bản phân biệt và chia ra những trường học dành cho người Nhật Bản và người Triều Tiên. Nhật Bản cũng hợp nhất trường sư phạm. Trước đây, hệ thống trường sư phạm được chia hai phần là những trường sư phạm đào tạo giáo viên phổ thông dành cho người Triều Tiên và những trường sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học dành cho người Nhật Bản.

Về mặt nguyên tắc, Nhật Bản thống nhất môn học, chương trình giáo khoa cả ở chính quốc và ở Triều Tiên trừ môn tiếng Triều Tiên. Bộ Giáo dục, Khoa học và Văn hoá (文部省) biên soạn sách giáo khoa của trường tiểu học. Còn sách giáo khoa củatrường trung học và trường cao đẳng nữthì phải được kiểm định củaToàn quyền Triều Tiên hoặc Bộ Giáo dục, Khoa học và Văn hoáNhật Bản (文部省),và phải được sự đồng ý của Toàn quyền Triều Tiên. Nhưng chính quốc Nhật Bản cho phép Toàn quyền Triều Tiên biên soạn sách giáo khoa xem xét tình hình đặc biệt của Triều Tiên.

Trong chương trình giảng dạy, các trường có sự thay đổi. Môn tiếng Triều Tiên(tiếng Hàn) trở thành môntự chọn và giờ học của môn tiếng Triều Tiên cũng bị giảm xuống. Giờ học của môn tiếng Triều Tiên vào năm 1929 là20 tiếng(nhưng

thông thường các trường dạy tiếng Triều Tiên khoảng 13~18 tiếng). Vào năm 1938, giờ học tiếng Triều Tiên bị giảm xuống còn 16 tiếng. Trước đây, các học sinh phải học 20 tiếng (chiếm 11,1% tổng tín chỉ) để đủ điều kiện tốt nghiệp nhưng sau đó giảm xuống còn 8,3%. So với môn tiếng Triều Tiên, giờ học môn tiếng Nhật Bản không giảm xuống và vẫn đươc duy trì là 64 tiếng. Còn môn luân lý -một môn học khẳng định sự trung thành đối với đế quốc Nhật Bản thì được tăng gấp 2 lần so với trước (từ 6 tiếng lên 12 tiếng). Sự thay đổi này cũng diễn ra tại các trường phổ thông hệ 4 năm. Trong môn luân lý, trước đây các học sinh học 5 tiếng nhưng trong giai đoạn này phải học 8 tiếng và phần Đạo đức cũng được tăng thêm 4 tiếng. Có thể thấy rằng, tiếng Nhật, luân lý và đạo đức là những môn học được chú trọng giảng dạy và chiếm một khối lượng lớn trong toàn bộ chương trình giáo khoa. Lý do là chính quốc Nhật Bản nghĩ rằng các môn này là một công cụ cho việc cải tạo người Triều Tiên thành thần dân trung lương của đế quốc Nhật Bản.

Bảng 2.9:Hệ thống giáo dục trong thời kỳ Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ ba3

3Trường giản dị (簡易學校) : Vào những năm 1930, nhân dân Triều Tiên yêu cầu mở rộng giáo dục nhưng cơ sở vật chất vẫn thiếu. Thực dân Nhật Bản xây dựng một trường học mới để giải quyết vấn đề thiếu trường học, khai thác nông thôn, xúc tiến giáo dục nghề nghiệp và truyền bá "tinh thần Nhật Bản" với tiếng Nhật. Trường

Bảng 2.10:Chƣơng trình giáo dục bậc trung học theo Lệnh giáo dục lần thứ ba

Những nội dung được thay đổi qua Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ 3 dưới một tên gọi mỹ miều là "NộiTiên Cung Học(內鮮共學)". Có thể thấy,thực dân Nhật Bản cố gắng chữa lỗi hệ thống giáo dục cũ có sự phân biệt Nội địa(Nhật Bản) và Ngoại địa(Triều Tiên), nhưng trên thực tế thực dân Nhật Bản tìm kiếm cách nắm hệ

thống giáo dục một cách chặt chẽ để xoá bỏ tinh thần dân tộc, ngôn ngữ và lịch sử của dân tộc Triều Tiên và tạo ra một mẫu người điển hình là thần dân Hoàng quốc.

Nói tóm lại, Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ 3 chỉ thay đổi tên gọi trường tại Triều Tiên tương đương với tại Nhật Bản.Ngoài việc chuyển môn tiếng Hàn trở thành môn học tự chọn thì không có gì khác biệt với Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ 2 về mặt sự áp dụng thực tế. Nhưng sau giai đoạn Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ 3, Nhật Bản đình chỉtoàn bộ chính sách giải hoà, mị dân trong Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ hai và triển khai các chính sách hoàng dân hoá một cách triệt để. Trong giai đoạn Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ 2,thực dân Nhật Bản lấy các học sinh Triều Tiên có thể tiếp thu được tiếng Nhật làm trọng điểm. Sau khi chính sách truyền bá tiếng Nhật đã giành được kết quả nhất định, Nhật Bản đã tăng cường mục tiêu giáo dục tiếng Nhật để đào tạo đội ngũ"thân dân hoàng quốc trung lương".

Về mặt giáo dục tại các trường học, với sự bùng nổ của chiến tranh Trung- Nhật vào năm 1937, Nhật Bản bắt buộc nhân dân phải đọc thuộc bài Tuyên thệ Thần dân Hoàng quốc(皇國臣民誓詞)trong các nghi lễ quan trọng và các cuộc họp buổi sáng ở mọi nơi như cơ quan chính phủ,ngân hàng, công ty, nhà máy, cửa hàng và trường học. Thực dân Nhật Bản coi việc đọc thuộc bài Tuyên thệ này như một phản xạ có điều kiện và nếu người Triều Tiên nào không thể đọc thuộc bài này sẽ bị coi là "phi quốc dân". "Bài Tuyên thệ Thần dân Hoàng quốc(皇國臣民誓詞)"có hai loại; loại dành cho thiếu nhi và loại phổ thôngdành cho các học sinh từ trường cấp 3 đến người dân.

Ví dụ, <Loại dành cho thiếu nhi> gồm nội dung như sau: 1. Tôi là thần dân củaĐại Nhật Bản Đế quốc.

2. Tôi toàn tâmtrung thành với Thiên Hoàng Bệ hạ.

3. Tôi chịu khó và chăm chỉ rèn luyện(忍苦鍛鍊), để trở thành công dân xuất sắc và mạnh mẽ.

Đối với <Loại phổ thông> gồm các nội dung:

1. Chúng tôi là Thần dân Hoàng Quốc, chúng tôi sẽ báo đáp Quân Quốc(君國) bằng sự trung thành

2. Chúng tôi, Thần dân Hoàng Quốc, sẽ Tín ÁiHiệp Lực(信愛協力), củng cố đoàn kết vững chắc.

3. Chúng tôi, Thần dân Hoàng Quốc, sẽ chịu khó và rèn luyện sức mạnh (忍苦鍛鍊), sẽđề cao danh dự hoàng đạo(皇道).

[45; 142] Thực dân Nhật Bản in và ban phát 1.000.000 bảndành cho thiếu nhi, 200.000 bản dành cho phổ thông và đănglên trên các báo và tạp chí. Đòng thời cũnglàm phim và chiếu tuyên truyền tại các rạp chiếu phim và kênh Radio.

2.2.4. Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ tƣ

2.2.4.1. Thời gian tiến hành Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ tƣ

Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ 4 là lệnh giáo dục cuối cùng của Nhật Bản tại Triều Tiên và được thi hành từ năm 1943 đến khi Triều Tiên được giải phóng(1945). Bắt đầu từ lần khai chiến ở Thái Bình Dương, Nhật Bản tiến hành chế độ trưng binh và các chính sách động viên. Trong bối cảnh tình hình đó, chính sách giáo dục Nhật tại Triều Tiên cũng đặt mục tiêu mới là đào tạo nguồn binh lực và nguồn nhân lực. Vào tháng 12 năm 1942, thực dân Nhật tuyên bố sẽ tiến hành giáo dục bắt buộc và vào tháng 3 năm 1943, với sự công bốchế độ trưng binh, thực dân Nhật Bản sửa đổichính sách giáo dục ở mức độ lớn.

Cục diện cuộc chiến đã nghiêng về phía Mỹ và Liên Hiệp Quốcnhưng Nhật Bản chưaxem xét về việc đầu hàng. Trước tình hình như vậy, phát xít Nhật Bản phải dốc hết toàn bộ sức lực của mình để thắng trận. Vào năm 1943, thực dân Nhật cải cách giáo dục chính quốc do vậy nền giáo dục của Triều Tiên cũng cần phải được sửa đổi theo tình hìnhchiến tranh và yêu cầu của chính quốc Nhật.

Mục tiêu của Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ 4 là "Luyện thành(練成) Quốc dân dựa vào Đạo Hoàng quốc". Tuy nhiên về mặt thực tế, giáo dục được coi như một công cụ để bổ sung nhân lực cho chiến tranh, 'Hậu cần từ phía trường học(binh trạm hoá của trường học)'. Trong thời kỳ này, chính sách giáo dục tại Triều Tiên của thực dân Nhật Bản được tiến hành theo hai hướng là Thể chế hoá giáo dục luyện thànhcủa các trường học và Thể chế hoá động viên học sinh[46; 464]. Thể chế hoá 'giáo dục luyện thành'của các trường học nghĩa là lấy trường học làm cơ quan phục vụ của quân đội,các hoạt động giáo dục như nâng cao hình thể con người, đào tạo và huấn luyện đều được tập trung vào việc đạo tàođội lính kiên cường. Đối với giáo dục bên ngoài trường học, thực dân Nhật Bản thiết lập Trại huấn luyện Thanh niên(靑年訓練所), Trại luyện thành Thanh niên Đặc biệt(靑年特別鍊成所)có mục tiêu đào tạo các học sinh tốt nghiệp trường tiểu học. Tại đây, thực dân Nhật thực hành huấn luyện dự bị và cũng thành lập Khoa luyện thành thuộc Cục Học vụ(學務局).

Thể chế hoá giáo dục Luyện thành mang ý nghĩa như thực dân Nhật đã cho thấy trong Lệnh lao động học sinh(điều 3), "cố gắng để lao động được coi như giáo dục", là một quá trình thay đổi các trường học thành nguồn cung cấp và tổ chức sức lao động. Còn phát xít Nhật Bản ban hành nhiềupháp lệnh, ép buộc học sinh đến các cơ sở sản xuất trong thời chiến tranh để sản xuất và xây dựng các thiết bị quốc phòng. Trong thời kỳ này, với sự bắt đầu của chế độ trưng binh, giáo dục Triều Tiên chỉ đóng nhiệm vụphục vụ quân đội mang tính chủ nghĩachuyên chế, quân phiệt và quốc gia [46; 466]. Thể chế hoá giáo dục chiến tranh trong thời kỳ này được giúp đỡ do mục đích của Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ 4 là Luyện thành quốc dân theo đạo Hoàng quốc.

2.2.4.3.Nội dung Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ tƣ

Nội dung của Lệnh giáo dục Triều Tiênlần thứ 4 được ban hành vào tháng 3 năm 1943 cụ thể là như sau:

Thực dân Nhật Bản thay đổi tên gọi trường tiểu học thành trường quốc dân. Trước tiên, Nhật Bản sửa đổi một phần lệnh giáo dục và ban hành quy trình trường quốc dân(國民學校規程) vào 31/3/1941 và qua quy trình này, thực dân Nhật Bản thay đổi tên trường tiểu học thành trường quốc dân tương đương vớichính quốc Nhật Bản. 'Trường Quốc dân' cho thấy mục tiêu giáo dục của Nhật Bản là đào tạo quốc dân đóng vai trò tham gia và hỗ trợ chiến tranh xâm lược, hoàn thành sứ mệnh lịch sử của Nhật Bản ở cả Đông Á và thế giới[57; 24].

Môn tiếng Hàn và tiếng Hán đều bị loại bỏkhỏi các chương trình giáo dục của trường quốc dân, trường trung học và trườngsư phạm. Trước đây, mặc dù tiếng Triều Tiên(tiếng Hàn) là môn tự chọn nhưng vẫn tồn tại. Nhưng với sự bắt đầu Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ tư, tiếng Hàn hoàn toàn bị loại bỏ và thực dân Nhật bắt đầu xây dựng môn học mới là môn Vũ đạo(武道) và Tập viết(習字). Môn Vũ đạo được coi trọng trước tình hình diễn biến cấp bách của chiến tranh và sự cần thiết trong việc củng cố các hệ thống cứu viện hậu phương và đảm bảo thể lực. Môn tập viết là một môn để tăng cường giảng dạy tiếng Nhật [44; 169-170].

Những môn như lịch sử Triều Tiên và Địa lý Triều Tiên cũng bị loại bỏ như giai đoạn trước. Những môn liên quan đến Nhật Bản như tiếng Nhật Bản, lịch sử Nhật Bản, địa lý Nhật Bản đều được thống nhất thành một môn học tổng hợp là Khoa Quốc dân và được coi trọng hơn.

Thực dân Nhật sắp xếp lại chương trình sách giáo khoa của trường quốc dân, trường trung học và trường sư phạm chia thành 5 khoa, 15 mônnhư sau : Khoa quốc dân(Tu thân, Quốc ngữ, Quốc sử, Địa lý), Khoa Lýsố(toán học, tự nhiên), Khoa Thể luyện(Thể thao), Khoa nghệ thuật(Âm nhạc, tập viết, thuật vẽ, chế tạo) và Khoa nghề nghiệp(Nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, thuỷ sản). Trước tình hình thực dân Nhật cấm sử dụng tiếng Triều Tiên tại các trường, việc sửa đổi chương trình giáo khoa có thể thấy ýđồ của Nhật Bản là đào tạo thần dân hoàng quốc một cách rõ ràng.

dân Nhật Bản cũng rút ngắnthời gian học thành 4 năm(trừ trường quốc dân và trường sư phạm). Nhật Bản chia trường quốc dân thành khoa Tiểu học(6 năm) và khoa Cao đẳng(高等科, 2 năm) và khoa Đặc biệt(4 năm). Nhưng tuỳ theo tình hình khu vực, Nhật Bản chỉ xây dựng khoa Tiểu học riêng hoặc khoa Cao đẳng riêng, còn trường trunghọc học 4 năm, trường cao đẳng phổ thông nữ học 2~4 năm. Các trường cao đẳng học trên 3 năm, còn đại học thì học 2 năm khoá học dự bị và học 3~4 năm chính quy. Trường sư phạm học chính quy 3 năm hoặc học khoá học dự bị 2~3 năm,khoá phổ thông 5 năm. Còn các trường dạy nghề học 3 năm, trường dạy nghề bổ túc học 2~3 năm.

Bảng 2.11: Sơ đồ hệ thống giáo dục theo Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ

Bảng 2.12:Chƣơng trình Trƣờng Quốc dân(Ban tiểu học)

Bảng 2.14:Chƣơng trình Trƣờng Trung học

Vào tháng 12 năm 1942,Nhật Bản công bố lệnh xử lý khẩn cấp giáo dục bắt buộcvới 6 năm học tại các trường quốc dân (trường công) liên quan đến chế độ trưng binhtừ năm 1946. Đây là một biện pháp để chuẩn bị nền tảng cho chế độ trưng binh được bắt đầu từ năm 1944 và hồi đó Phát xít Nhật đã xây dựng kế hoạch vào năm đầu tiên(năm 1946) với dự kiến 90% bé trai và 50% bé gái được đi học.Phát xít Nhật Bản giảm số sinh viên văn khoa và tăng tối đa sốsinh viên khoa lý số của trường đại học Đế quốc Kinh thành. Đồng thời, tăng thêm số lượng học sinh đã định của các trường trong hệ thống lý khoa và chuyển đổi những trường cao đẳng văn khoa tư nhân thành trường lý khoatư nhânhoặc sáp nhập với nhau.

Tuy nhiên, việc sửa đổi chính sách giáo dục của Nhật Bản đã thay đổi nhanh chóng do tình hình chiến tranh bất lợi đối với Nhật Bản. Cuối chiến tranh thế giới lần thứ hai, phát xít Nhật Bản bỏgiáo dục và động viên các học sinh tham gia chiến tranh. Vào năm 1944,phát xít Nhật ban hành Lệnh lao động trường học, Lệnh thành lập trụ sở chính động viên học sinh, sinh viên và lệnh chỉ thị chỉnh đốn hệ thống

động viên học sinh và sinh viên. Vào năm 1945, thực dân Nhật Bản ban hành cương yếu xử lý quyết chiến, giảm thời gian học củacác cấp trường học và cải cách nội dung giáo dục thành một hệ thống có thể chịu trách nhiệm và thực hiện chiến tranh. Vào cuối cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai vào tháng 5 năm 1945,phát xít Nhật Bản ban hành Lệnh giáo dục thời chiến(6 điều) và xác lập tư thế quyết chiến(決戰 態勢). Đến giai đoạn này giáo dục đã không còn ý nghĩa. Lệnh giáo dục thời chiến là một lệnh để chuẩn bị tinh thần quyết chiến của các nước tham gia chiến tranh ở Thái Bình Dương tại lãnh thổ Nhật Bản với nội dung chính gồm: Thứ nhất, các học sinh, sinh viên phát huy tinh hoa giáo dục đã học thành cho lòng trung thành(tận trung 盡忠). Thứ hai, các giáo viên đi đầu làm gương của học sinh và sinh viên trong việc thực thi nhiệm vụ quan trọng của thời chiến. Còn các trường học nên tổ chức Đội học sinh, sinh viên và giáo viên(學徒隊). Mấu chốt của lệnh này chính là tổ chức hoá học sinh và sinh viên thành quân nhân. Trên thực tế, các trường học ở Triều Tiên tổ chức Đội học sinh và sinh viên theo lệnh Toàn quyền Triều Tiên. Trong thời kỳ này, thực dân Nhật Bản ban hành các luật pháp dưới thể chế thời chiến, liên kết giáo dục và quân sự trực tiếptham gia vào chiến tranh. Hơn nữa, thực dân Nhật lấy học sinh và sinh viên làm binh sĩ, hay nói cách khác là trở thành nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục ở việt nam trong đại chiến thế giới thứ hai so sánh với trường hợp triều tiên (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)