Chính sách giáo dục của Nhật Bảntại Triều Tiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục ở việt nam trong đại chiến thế giới thứ hai so sánh với trường hợp triều tiên (Trang 61)

2.2.4 .Chính sách giáo dục của phát xít Nhật tại Việt Nam

2.3. Chính sách giáo dục của Nhật Bảntại Triều Tiên

2.3.1. Lệnh giáo dục Triền Tiên

Sau khi thực dân Nhật Bản thiết lập ách cai trị Triều Tiên vào năm 1910, Nhật Bản xây dựng Phủ Toàn quyền Triều Tiên. Dưới Toàn quyền Triều Tiên có Thông giám nội chính (政務總監). Cục học vũ (學務局) thuộc thông giám nội chính nắm quyền hành giáo dục Triều Tiên. Trong 35 năm cai trịTriều Tiên, thực dân Nhật Bản ban hành Lệnh giáo dục Triều Tiên (朝鮮敎育令) vào những thời điểm quan trọng để xúc tiến giáo dục thực dân với những quy định, quy chế về các trường học và giáo dục. Lệnh giáo dục Triều Tiên được ban hành 4 lần như sau :

Bảng 2.8: Chính sách giáo dục Triều Tiên từ 1911 - 1943 (qua việc ban hành các lệnh giáo dục)

Lệnh giáo dục Thời điểm Mục đích Lệnh giáo dục Triều

Tiên lần thứ nhất

08/1911 Xây dựng nền tảng giáo dục thực dân tại Triều Tiên Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ hai 03/1922 Để thực hiện “chính sách thống trị văn hoá” Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ ba 03/1938 Xây dựng nền tảng động viên thời chiến qua "Nội tiên nhất thế"

Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ tư

03/1943 Tập trung toàn lực lượng vào chiến tranh Thái Bình Dương

Những biến đổi của các Lệnh giáo dục này cho thấy những thay đổi trong chính sách giáo dục của thực dân Nhật Bản qua thời gian ở Triều Tiên.

2.3.2 Lệnh giáo dục Triều Tiên trƣớc Chiến tranh thế giới lần thứ hai a. Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ nhất

Vào năm 1910, Triều Tiên (hồi đó là Đại Hàn Đế Quốc) bị Nhật Bản tước mất chủquyền quốc gia và thực dân Nhật Bản bắt đầu cai trị Triều Tiên. Lúc đó, thực dân Nhật Bản ban hành lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ nhất.

Thực dân Nhật Bản chia lĩnh vực giáo dục thành ba mảng : giáo dục phổ thông, giáo dục thực nghiệp (dạy nghề) và giáo dục chuyên nghiệp. Thực dân Nhật Bản đặt ra mục tiêu trong giáo dục phổ thông bao gồm việc phổ cập tiếng Nhật và nuôi dưỡng tinh thần của thần dân đế quốc hơn việc phát triển trí tuệ của học sinh. Để thực hiện mục tiêu trên, thực dân Nhật thành lập trường học phổ thông, trường học phổ thông cao đẳng và trường học phổ thông cao đẳng nữ. [41; 244-245]

Từ đó, tiếng Nhật chính thức trở thành ngôn ngữ chuẩn, tiếng Hàn và chữ Hán được sát nhập thành một môn học. Môn tiếng Nhật chiếm nhiều giờ học hơn môn tiếng Triều Tiên. Những môn liên quan đến lịch sử và địa lý Triều Tiên đều bị xoá bỏ để hạn chế những cơ hội học ngôn ngữ và lịch sửTriều Tiên của các học sinh.

Tên gọi trường tiểu học được thay đổi thành trường phổ thông và năm học cũng giảm từ 5, 6 năm xuống 4 năm. Tên gọi trường trung học cũng được thay đổi thành trường phổ thông cao đẳng và năm học là 4 năm còn trường phổ thông cao đẳng nữ học 3 năm. Trường thực nghiệp học 2 năm hoặc 3 năm. Thực dân Nhật Bản áp dụng quy định về tuổi học và học lực trong việc nhập học một cách nghiêm khắc.

b. Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ hai

Đầu những năm 1920, mặc dù Triều Tiên trở thành thuộc địa của Nhật Bản nhưng nhiều nhà vận động phong trào độc lập xây dựng cơ sở hoạt động ở cả Triều Tiên và hải ngoại. Còn sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Tổng thống Mỹ Wilson đề ra chủ thuyết “Phi thực dân hóa”, “Dân tộc tự quyết”. Những hoạt động trong nước và hải ngoại trở thành một động lực của phong trào 01/03/1919 của Triều Tiên.

Sau khi đàn áp phong trào 1/3 Triều Tiên, thực dân Nhật Bản phải sửa đổi chính sách thực dân, từ bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bắt đầu thực hiện“chính sách văn hoá" để thay đổi tình hình thế sự ở Triều Tiên. Một số chính sách được đưa ra như cảnh sát hiến bình được trở thành cảnh sát phổ thông (bình thường),cải tiến cách đãi ngộ của người Triều Tiên.

Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ hai là một sản phẩm của chính sách đó. Thực dân Nhật Bản áp dụng thời gian học tương đương với chính quốc Nhật. Năm học bắt buộc của trường phổ thông được kéo dài từ 4 năm đến 6 năm, trường phổ thông cao đẳng từ 4 năm đến 5 năm, còn trường phổ thông cao đẳng nữ cũng được kéo dài từ 3 năm đến 4 năm.

Môn tiếng Triều Tiên tách ra từ môn chữ Hán. Môn tiếng Triều Tiên trở thành môn học bắt buộc, còn môn chữ Hán trở thành môn học tự chọn. Trước sự xuất hiện phong trào thành lập đại học dân tộc của nhân dân Triều Tiên, thực dân Nhật Bản buộc phải mở rộng giáo dục bậc cao đẳng và đại học. Vào năm 1924, thực dân Nhật mở khoá dự bị của Đại học đế quốc Kinh Thành, còn vào năm 1926 thành lập khoa Luật và khoa Y.

2.3.3. Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ ba

2.3.3.1. Thời gian tiến hành Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ ba

Thời kỳ Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ 3 kéo dài từ năm 1938 đến năm 1943. Hồi đó đế quốc Nhật Bản gây ra sự biến Mãn Châu, gây nêntình trạng chiến tranhvào năm 1931. Sau chiến tranh Trung-Nhật, Nhật Bản xây dựng và vận dụng thể chế phát xít chiến tranh và chính sách mở rộng đế quốc Nhật Bản cũng được cụ thể hoá. Tình hình này cũng ảnh hưởng mạnh mẽ tới Triều Tiên. Bởi vậy, sau chiến tranh Trung-Nhật năm 1937,chính sách Hoàng dân hoá được thúc đẩy mạnh mẽ như sự việc ngâm bài Tuyên thệ Thần dân Hoàng quốc(皇國臣民誓詞), tư tưởng Nội Tiên Nhất Thể(內鮮一體), sự viếng thăm đềnNhật Bản(神社, じんじゃ ) và bắt buộc nhân dân Triều Tiên thay đổi họ theo kiểu Nhật Bản(日本式姓名強要,

そうしかいめい).

Đế quốc Nhật Bảnbắt đầu Phong trào Tổng động viên tinh thầnquốc dân(國民精神總動員運動) với sự mở đầu chiến tranh Trung-Nhật vào năm 1937.Theo Cương yếu thi hành được ban ra vào ngày 24 tháng 8 năm 1937, Nhật Bản yêu cầu triển khai một phong trào quốc dân toàn quốcvà sự thống nhất tư tưởng và đoàn kết của nhân dân dựa vào tư tưởng Thiên Hoàngđể thực hiện chiến tranh. Phong trào Tổng động viên này là một phong trào tinh thần do chính phủ chỉ đạo để khuyên khích nhân dân tự tham gia chiến tranh từ trên xuống dưới. Sau đó, Nhật Bản tổ chức các cuộc diễn thuyết để thúc đẩy phong trào Tổng động viên tinh thần quốc dân vào tháng 9 và thành lập Liên đoànTrung ương Tổng động viên tinh thần quốc dânvào ngày 12/10/1937. Nhật Bản thông qua Luật Tổng động viên quốc gia vào tháng 4 năm 1938, dần dần hoàn thiện thể chế Tổng động viên thời chiến tranh.

Trong Cương lĩnh của Liên đoànTrung ương Tổng động viên tinh thần quốc dân tại Triều Tiên, chúng ta có thể thấy mục tiêu của Nhật Bản như sau: Thứ nhất là Nội Tiên Nhất Thể hoá (內鮮一體化) qua thần dân hoàng quốc hoá của người Triều Tiên. Thứ hai là tạo ra sự hợp tác của người Triều Tiên trong các dự án quốc gia trong thời chiến. Thứ ba là xác lập thể chế chiến tranh qua huấn luyện và đào tạo người Triều Tiên. Đặc biệt, Nhật Bản củng cố phương châm thống trị từ tư tưởng 一視同仁(Nhất Thị Đồng Nhân: yêu thương tất cả mọi người mà không có sự phân biệt đối xử.) tới thần dân hoá toàn bán đảo Hàn. Ngoài ba khẩu hiệu Phong trào Tổng động viên tinh thần quốc dân là 擧國一致(Cử Quốc Nhất Trí), 盡忠報國(Tẫn Trung Báo Quốc), 堅忍持久(Kiên Nhẫn Trì Cửu), Nhật Bản còn thêm một khẩu hiệu là 內鮮一體(Nội Tiên Nhất Thể) [50; 828], đế quốc Nhật Bản còn đặt mấu chốt của phong trào Tổng động viên là Thực hiện Nội Tiên Nhất Thể qua Thần dân hoàng quốc hoá, khẳng định rằng "Tổng động viên tinh thần quốc dân

Nội Tiên Nhất Thể(內鮮一體) là một trong những chính sách của Nhật Bản xuất hiện từ năm 1937. Nhật Bản đưa ra chính sách này để bắt buộc nhân dân Triều Tiên hợp tác và hỗ trợ tham gia chiến tranh. Trước Đại chiến thế giới thứ hai, Nhật Bản tự gọi chính quốc là 'Nội Địa(內地)' còn các thuộc địa khác được gọi là "Ngoại địa(外地)". Đặc biệt, Triều Tiên(朝鮮) được gọi là Tiên(鮮), vậy Nội Tiên Nhất Thể(內鮮一體) tức là Nhật Bản và Triều Tiên là một quốc gia như thân thể của một con người. Trước đó, vào năm 1931, Nhật Bản tạo ra khẩu hiệu Nhật Mãn Nhất Thể(日滿一體) trong thời kỳ diễn ra sự kiện Mãn Châu. Vào năm 1937, khi Nhật Bản chính thức xâm lược Trung Quốc, Toàn quyền Triều Tiên 南次郎(Minami Jirou) đưa ra khẩu hiệu Nội Tiên Nhất Thể(內鮮一體) để động viên và tận dụng lực lượng Triều Tiên trong việc xâm lược đại lục. Thực dân Nhật bắt buộc nhân dân Triều Tiên hát đồng canhững khẩu hiệu và bài hát tuyên thệ trung thành với Thiên Hoàng, viếng thăm đềnNhật Bản. Vào năm 1938, Nhật Bản thực hiện chế độ lính tình nguyện, động viên nhân dân Triều Tiên và xoá bỏ giáo dục tiếng Triều Tiên(tiếng Hàn) và sử dụng tiếng Nhật hằng ngày. Thực dân Nhật Bản cũng huy động học giả cậy quyền để thực hiện chính sách "xoá bỏ dân tộc Hàn". Những học giả hùa theo chính quyền thực dân Nhật Bản đưa ra "Nội Tiên Đồng Tổ Đồng CănLuận(內鮮同祖同根論)" và làm các gia đình Triều Tiên phảithờ cúng bàn thờ Amaterasu(天照, Thiên Chiếu) là một vị thần mặt trời và tổ tiên của Nhật Bản.Đây là một thủ đoạn để đồng hoá của chính quyền Nhật Bản đối với nhân dân Triều Tiên. Thực dân Nhật Bản cũng đàn áp ngôn luận nênnhững ấn phẩm bao gồm Nhật báo Đông Á, Nhật báo Triều Tiên đã bịđình chỉ xuất bản.

Vào tháng 11 năm 1939, thực dân Nhật sửa đổi Lệnh Dân sự Triều Tiên(朝鮮民事令), ban hành khoản mục về việc thực hiện thay đổi họ tên theo kiểu Nhật Bản(日本式姓名強要, そうしかいめい) và bắt đầu từ tháng 2 năm 1940 để xoá bỏ chế độ gia đình Triều Tiên phụ hệ. Đối với những người Triều Tiên phản đối và không thay đổi họ theo kiểu Nhật Bản, thực dân Nhật cấm đưa trẻ con đi học,

cấm được bao cấp thậm chíbị giam cầm. Nhiều người Triều Tiên phản đối vì đây là một chính sách xoá bỏ dân tộc và tinh thần dân tộc,nên nhiều người Triều Tiên đã thực hiện việc đổi tên một cách chống đối như山川草木(cảnh trí núi, sông suối và cây cỏ), 靑山白水(núi xanh nước trong). Cuối cùng đến ngày 10/8/1940 khoảng 3,22 triệu(80%) hộ khai báo. Mục đích của chính sách giáo dục của đế quốc Nhật Bản trong thời kỳ này được thể hiện rõ ràng trong phương châm của Toàn quyền Minami được ban hành vào tháng 8 năm 1938.

"Đường lối đáp ứng mệnh số thời đại và thế mạnh quốc gia chính làquán triệt phương châm giáo dục 國體明徵(Quốc Thể Minh Trưng: minh định bản sắc quốc gia), 內鮮一體(Nội Tiên Nhất Thể), 忍苦鍛鍊(Nhẫn cổ đoàn luyện: chịu khó khăn, làmtâm hồn và cơ thể mạnh mẽ) xuống (nhân dân Triêu Tiên), tạo ra ý chí và niềm tin của Đại quốc dân" [43; 224].

國體明徵(Quốc thể minh trưng), 內鮮一體(Nội tiên nhất thể), 忍苦鍛鍊(Nhẫn cổ đoàn luyện) là 3 phương châm lớn và căn bản của chính sách đế quốc Nhật Bản để hoàn thành thần dân hoá Hoàng quốc trong thời kỳ này. Trước đây, Nhật Bản đưa mục đích của giáo dục là 'đào tạo quốc dân trung lương(忠良), nhưng từ giai đoạn tên gọi được thay đổi 'Thần dân Hoàng quốc' và một tư tưởng giáo dục chủ nghĩa thực dân được xác lập. Hơn nữa, từ vựng 'Hoàng dân hoá' được sử dụng trong toàn chính sách[51; 42~43].Bacương lĩnh này chính làbản chất của Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ 3.

2.3.3.2. Nội dung Lệnh giáo dục lần thứ ba

Trước thời kỳ này, các tên từng cấp của trường chính quốc Nhật Bản và Triều Tiên khác nhau. Trường cấpI thì được gọi tại Triều Tiên là "Trường phổ thông(普通學校)" nhưng tại Nhật Bản được gọi là "Trườngsơ đẳng(初等學校)'. Nhưng trong thời kỳ này, thực dân Nhật Bản sửa đổi cách gọi tên trường. Trường phổ thông(普通學校; trường cấp I) của Triều Tiên trở thành trường tiểu học phổ thông(尋常小學校;Ordinary primary school). Trường cao đẳng phổ thông (普通高等學校; trường cấp II) của Triều Tiên trở thành Trường trung học(中學校),

còn Trường cao đẳng phổ thông nữ trở thành trường cao đẳng nữ. Sau khi phát xít Nhật sửa đổi têngọi trường Triều Tiên từng cấp qua Lệnh giáo dục lần thứ 3, những trường học ở Triều Tiên và Nhật Bản trở nên giống nhau.

Sau đó,phát xít Nhật Bản dần dần mở rộng thời gian của trường tiểu học phổ thông từ 4 năm sang 6 năm. Nhưng tuỳ tình hình địa phươngvà giới hạn trong trường hợp trườngdành cho người Triều Tiên thì thực dân Nhật Bản cho phép học 4 năm. Vì vậy tại Triều Tiên có hai loại trường phổ thông hệ 4 năm và hệ 6 năm vẫn tồn tại chỉ đổi tên gọi là Trường tiểu học phổ thông hệ 4 năm và trường tiểu học phổ thông hệ 6 năm. Nhưng hồi đó, tất cảtrường tiểu học dành cho người Nhật Bản tại Triều Tiên đều là trường tiểu học hệ 6 năm, vì vậy không có thay đổi gì khác trừ sửa đổi tên gọi trường.

Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ ba khẳng định chắc chắn rằng người Nhật và người Triều Tiên có thể học chung trong trường hợp trường học được xây dựng mới. Trước Lệnh giáo dục lần thứ ba tại Triều Tiên,phát xít Nhật Bản phân biệt và chia ra những trường học dành cho người Nhật Bản và người Triều Tiên. Nhật Bản cũng hợp nhất trường sư phạm. Trước đây, hệ thống trường sư phạm được chia hai phần là những trường sư phạm đào tạo giáo viên phổ thông dành cho người Triều Tiên và những trường sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học dành cho người Nhật Bản.

Về mặt nguyên tắc, Nhật Bản thống nhất môn học, chương trình giáo khoa cả ở chính quốc và ở Triều Tiên trừ môn tiếng Triều Tiên. Bộ Giáo dục, Khoa học và Văn hoá (文部省) biên soạn sách giáo khoa của trường tiểu học. Còn sách giáo khoa củatrường trung học và trường cao đẳng nữthì phải được kiểm định củaToàn quyền Triều Tiên hoặc Bộ Giáo dục, Khoa học và Văn hoáNhật Bản (文部省),và phải được sự đồng ý của Toàn quyền Triều Tiên. Nhưng chính quốc Nhật Bản cho phép Toàn quyền Triều Tiên biên soạn sách giáo khoa xem xét tình hình đặc biệt của Triều Tiên.

Trong chương trình giảng dạy, các trường có sự thay đổi. Môn tiếng Triều Tiên(tiếng Hàn) trở thành môntự chọn và giờ học của môn tiếng Triều Tiên cũng bị giảm xuống. Giờ học của môn tiếng Triều Tiên vào năm 1929 là20 tiếng(nhưng

thông thường các trường dạy tiếng Triều Tiên khoảng 13~18 tiếng). Vào năm 1938, giờ học tiếng Triều Tiên bị giảm xuống còn 16 tiếng. Trước đây, các học sinh phải học 20 tiếng (chiếm 11,1% tổng tín chỉ) để đủ điều kiện tốt nghiệp nhưng sau đó giảm xuống còn 8,3%. So với môn tiếng Triều Tiên, giờ học môn tiếng Nhật Bản không giảm xuống và vẫn đươc duy trì là 64 tiếng. Còn môn luân lý -một môn học khẳng định sự trung thành đối với đế quốc Nhật Bản thì được tăng gấp 2 lần so với trước (từ 6 tiếng lên 12 tiếng). Sự thay đổi này cũng diễn ra tại các trường phổ thông hệ 4 năm. Trong môn luân lý, trước đây các học sinh học 5 tiếng nhưng trong giai đoạn này phải học 8 tiếng và phần Đạo đức cũng được tăng thêm 4 tiếng. Có thể thấy rằng, tiếng Nhật, luân lý và đạo đức là những môn học được chú trọng giảng dạy và chiếm một khối lượng lớn trong toàn bộ chương trình giáo khoa. Lý do là chính quốc Nhật Bản nghĩ rằng các môn này là một công cụ cho việc cải tạo người Triều Tiên thành thần dân trung lương của đế quốc Nhật Bản.

Bảng 2.9:Hệ thống giáo dục trong thời kỳ Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ ba3

3Trường giản dị (簡易學校) : Vào những năm 1930, nhân dân Triều Tiên yêu cầu mở rộng giáo dục nhưng cơ sở vật chất vẫn thiếu. Thực dân Nhật Bản xây dựng một trường học mới để giải quyết vấn đề thiếu trường học, khai thác nông thôn, xúc tiến giáo dục nghề nghiệp và truyền bá "tinh thần Nhật Bản" với tiếng Nhật. Trường

Bảng 2.10:Chƣơng trình giáo dục bậc trung học theo Lệnh giáo dục lần thứ ba

Những nội dung được thay đổi qua Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ 3 dưới một tên gọi mỹ miều là "NộiTiên Cung Học(內鮮共學)". Có thể thấy,thực dân Nhật Bản cố gắng chữa lỗi hệ thống giáo dục cũ có sự phân biệt Nội địa(Nhật Bản) và Ngoại địa(Triều Tiên), nhưng trên thực tế thực dân Nhật Bản tìm kiếm cách nắm hệ

thống giáo dục một cách chặt chẽ để xoá bỏ tinh thần dân tộc, ngôn ngữ và lịch sử của dân tộc Triều Tiên và tạo ra một mẫu người điển hình là thần dân Hoàng quốc.

Nói tóm lại, Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ 3 chỉ thay đổi tên gọi trường tại Triều Tiên tương đương với tại Nhật Bản.Ngoài việc chuyển môn tiếng Hàn trở thành môn học tự chọn thì không có gì khác biệt với Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ 2 về mặt sự áp dụng thực tế. Nhưng sau giai đoạn Lệnh giáo dục Triều Tiên lần thứ 3, Nhật Bản đình chỉtoàn bộ chính sách giải hoà, mị dân trong Lệnh giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục ở việt nam trong đại chiến thế giới thứ hai so sánh với trường hợp triều tiên (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)