Địa điểm và thời gian học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục ở việt nam trong đại chiến thế giới thứ hai so sánh với trường hợp triều tiên (Trang 56 - 58)

2.2.4 .Chính sách giáo dục của phát xít Nhật tại Việt Nam

2.2.4.2. Địa điểm và thời gian học

Giáo dục tiếng Nhật chính thức bắt đầu từ miền Bắc Việt Nam từ tháng 3 năm 1942. Vào tháng 6 năm 1942, khoá tiếng Nhật khai giảng tại Hội Người Nhật Bản Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Văn phòng Đại sứ quán Nhật Bản.

Vào năm 1943 ở Hà Nội, Nhật Bản thuê toà nhà của hai trường tiểu học, tổ chức lớp dạy tiếng Nhật vào ban ngày và ban đêm. Lớp tiếng Nhật vào ban đêm dành cho Hoa kiều cũng được tổ chức. Thời gian học tập như sau: 1 năm chia thành 3 đợt, 1 đợt là 3 tháng. Mỗi ngày học 1 tiếng và học 3 lần / 1 tuần. Hồi đó, số học sinh tiếng Nhật khoảng 1.000 người. Như đã nói trên, thực dân Pháp tại Đông Dương cũng coi trọng việc giảng dạy tiếng Nhật, đã tổ chức lớp tiếng Nhật dành cho quan chức người Pháp và người Việt Nam, những người liên quan đến quân sự tại cơ quan chính phủ và tổ chức lớp tiếng Nhật dành cho người dân tại Đại học Hà Nội. Trên "Tràng An báo", có nói đến các khoá học tiếng Nhật của trường Đại học Hà Nội. Từ 15 tháng 9 năm 1942, một lớp 'thực hành tiếng Nhật' được tổ chức do giáo sư Hishitima giảng dạy. Lớp được tiến hành vào ba ngày trong tuần (thứ 3, thứ 5 và thứ 7), với thời lượng mỗi ngày một tiếng (từ 5 giờ 30 đến 6 giờ 30 chiều). Các cuộc hội thảo hoặc cuộc nói chuyện- giao lưu giữa Nhật-Việt cũng được tổ chức [20].

Ngoài Hà Nội, lớp tiếng Nhật cũng được tổ chức dành cho người Việt Nam và Hoa kiều tại Hải Phòng. Tổng số người học là khoảng 270 người. Còn trường trung học dành cho Hoa Kiều dạy tiếng Nhật 10 tiếng / 1 tuần.

Tại miền Nam, Bộ tuyên truyền quân đội Nhật Bản bắt đầu dạy tiếng Nhật tại Chợ Lớn từ tháng 4 năm 1942. Số trường dạy tiếng Nhật cũng tăng lên và Hội phổ cập tiếng Nhật miền Nam Đông Dương được tổ chức, đặt trụ sở chính tại Sài

Ảnh : Học viên Nam Dương2 của Nhật Bản tại Sài Gòn(南洋學院)

Ở Sài Gòn(bao gồm Chợ Lớn) có 7 trường tiếng Nhật như Học viện tiếng Nhật Cộng Vinh(共榮日語學院), Trường tiếng Nhật Sài Gòn, Trường tiếng Nhật thuộc học viện Nam Dương và v.v.. và hội giảng dạy tiếng Nhật được tổ chức. Số người đăng ký học có khoảng 900 người và chủ yếu là nhân viên cửa hàng, công nhân công ty Nhật Bản, người Hoa Kiều, quan chức chính quyền Đông Dương cả người Việt Nam và người Pháp. Thời gian khoá học là 2~3 tiếng/tuần hoặc 10~12 tiếng/tuần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục ở việt nam trong đại chiến thế giới thứ hai so sánh với trường hợp triều tiên (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)