7. Kết cấu của luận văn
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp
3.1.1. Căn cứ vào chiến lược và quy hoạch chung về du lịch của vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của Hà Nội
Căn cứ Quyết định số 1566/QĐ – TTG ngày 14/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển văn hoá, gia đình, thể dục
thể thao và du lịch vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, bao gồm 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Quảng Ninh với các nội dung chủ yếu về du lịch như sau:
Phát triển Vùng trở thành trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước với hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, có thương hiệu riêng, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc và cạnh tranh được với các nước trong khu vực; trở thành khu vực thu hút và phân phối khách du lịch hàng đầu của cả nước.
Đến năm 2025 đón khoảng 9 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ hơn 26 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu nhập từ du lịch đạt xấp xỉ 170 nghìn tỷ đồng; tạo được khoảng 350 nghìn việc làm trực tiếp; cơ sở lưu trú có khoảng 170 nghìn buồng. Phấn đấu đến năm 2030 thu hút khoảng 15 triệu lượt khách du lịch quốc tế và phục vụ khoảng 40 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu nhập từ du lịch đạt trên 200 nghìn tỷ đồng; tạo được trên 450 nghìn việc làm trực tiếp; cơ sở lưu trú có trên 200 nghìn buồng.
Đẩy mạnh đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế
Tập trung đầu tư, phát triển nhóm sản phẩm du lịch đặc trưng của Vùng như: du lịch gắn với các giá trị của nền văn minh sông hồng, du lịch văn hoá, du lịch tâm linh, du lịch biển đảo…
Phát triển mạnh các khu, điểm du lịch quốc gia và đô thị du lịch, gồm: 07 khu du lịch quốc gia là: Làng VH – DL các DTVN (Hà Nội), Khu du lịch Suối Hai (Hà Nội), Khu du lịch Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Khu du lịch Côn Sơn – Kiếp Bạc (Hải Dương), Khu du lịch Hạ Long – Cát Bà (Quảng Ninh, Hải Phòng), Khu du lịch Vân Đồn (Quảng Ninh), Khu du lịch Trà Cổ (Quảng Ninh) và 5 điểm du lịch quốc gia, 2 đô thị du lịch
Phát triển các tuyến du lịch liên vùng, liên quốc gia.
Ban hành kèm theo Quyết định là danh mục các dự án ưu tiên đầu tư, trong đó, về lĩnh vực du lịch có:
Bảng 3.1. Danh mục dự án du lịch ƣu tiên đầu tƣ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
STT Khu du lịch Phân kỳ thực hiện
1 Làng VH – DL các DTVN Đến 2025 2026 - 2030 2 Ba Vì – Suối Hai Đến 2025 2026 - 2030
3 Tam Đảo Đến 2025 2026 - 2030
4 Côn Sơn – Kiếp Bạc Đến 2025 2026 - 2030
5 Vân Đồn Đến 2025 2026 - 2030
6 Trà Cổ Đến 2025 2026 - 2030
7 Hạ Long – Cát Bà Đến 2025 2026 - 2030 Căn cứ Quyết định số 4597/QQĐ-UBND ngày 16/10/2012 của UBND Thành Phố Hà Nội về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó tập trung vào sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí, du lịch MICE, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mua sắm và du lịch nông nghiệp. Trong đó tập trung phát triển một số sản phẩm du lịch đặc thù tại các khu/điểm du lịch bao gồm:
Công viên lịch sử văn hóa Hoàng Thành Thăng Long.
Mở rộng không gian tuyến phố đi bộ khu vực phố cổ - hồ Hoàn Kiếm Khu du lịch văn hóa lễ hội và thắng cảnh Hương Sơn.
Khu du lịch sinh thái, văn hoá và nghỉ ngơi cuối tuần Sóc Sơn Làng VH – DL các DTVN
Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí phức hợp sườn tây núi Ba Vì
Khu du lịch nghỉ dưỡng Làng quê Việt.
Với những giá trị văn hóa đặc sắc, Hà Nội nên tập trung nguồn lực đầu tư phát triển sản phẩm Du lịch Văn hóa trên trở thành sản phẩm đặc thù, đồng
sản phẩm, liên kết sản phẩm du lịch chính với sản phẩm bổ trợ để tạo nên những sản phẩm tổng hợp mang lại giá trị gia tăng cao và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. Một số liên kết có thể tạo ra như: Văn hóa – Sinh thái – Nghỉ dưỡng; Sinh thái – Nghỉ dưỡng; Văn hóa – Vui chơi giải trí; Nghỉ dưỡng – Vui chơi giải trí; MICE – Văn hóa – Vui chơi giải trí…