Một số kiến nghị khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút khách đến với làng văn hóa du lịch các dân tộc việt nam (thí điểm) (Trang 94 - 117)

7. Kết cấu của luận văn

3.3 Một số kiến nghị

3.3.2. Một số kiến nghị khác

3.3.2.1. Kiến nghị với TP.Hà Nội

- UBND thành phố Hà Nội nên thường xuyên tổ chức các đoàn FAM TRIP, PRESS TRIP, các phóng viên báo chí quốc tế đến viết bài, tuyên truyền quảng bá du lịch cho Làng VH – DL các DTVN.

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình của trung ương, thành phố và các tỉnh khác để quảng bá tuyên truyền, giới thiệu các hoạt động du lịch, các sự kiện du lịch diễn ra tại Làng VH – DL các DTVN, đồng thời thực hiện truyền hình trực tiếp các sự kiện lớn trên các kênh sóng VTV1, VTV3, VTV4 và đài truyền hình Hà Nội.

- Sở VH - TT&DL Hà Nội cần xúc tiến công tác tổ chức cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn trên địa bàn Hà Nội, tìm hiểu các cơ hội, thực hiện các dự án phát triển du lịch tại Làng VH – DL các DTVN. Đồng thời, xây dựng các chương trình du lịch mang những nét đặc trưng: du lịch tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu các giá trị văn hóa dân tộc để các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội đưa khách tới Làng VH – DL các DTVN; Chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức buổi làm việc giới thiệu tiềm năng du lịch, cơ hội đầu tư với các nhà đầu tư, các hãng lữ hành của thủ đô Hà Nội.

- Sở VH - TT&DL Hà Nội cần thường xuyên cung cấp các thông tin về kinh tế, du lịch, dự báo thị trường khách trong nước và quốc tế cho các doanh nghiệp du lịch biết trước để có phương án, chiến lược kinh doanh để thu hút khách và phát triển hoạt động du lịch tại Làng VH – DL các DTVN - Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành trên Hà Nội tiến hành nghiên cứu, khảo sát, xây dựng tour du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực…; là đầu mối đối với các doanh nghiệp trên địa bàn để xây dựng các tour du lịch hấp dẫn và đảm bảo chất lượng.

- Đề xuất giải pháp về môi trường du lịch trong thời gian tới, thành phố Hà Nội đề nghị các Bộ, Ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhằm tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước nói chung và quản lý du lịch nói riêng đảm bảo chế tài đủ sức ngăn ngừa và xử lý hiệu quả các đối tượng vi phạm; bổ sung sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành theo hướng xác định rõ các hành vi vi phạm (như: bán hàng rong, ăn xin, đeo bám khách...) theo hướng cụ thể hóa hơn để đưa vào các quy định của pháp luật và tăng mức xử phạt đảm bảo sức răn đe; kiến nghị Chính phủ cho phép thí điểm thành lập đơn vị Cảnh sát Du lịch tại một số trung tâm du lịch để phát hiện xử lý hiệu quả các vấn đề liên quan đến an ninh, an toàn của khách du lịch; tuyên truyền, giáo dục trên phạm vi quốc gia về nhận thức và ý thức của cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, nhất là cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch nhằm góp phần loại bỏ các hiện tượng tiêu cực.

3.3.2.2. Kiến nghị đối với BQL Làng VH – DL các DTVN

Về định hướng chung, những công việc trong thời gian tới BQL Làng VH – DL các DTVN cần thực hiện là: Hoàn thiện kĩ thuật chung, tập trung đào tạo nguồn nhân lực; đẩy mạnh công tác xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư phát triển; Tăng cường đa dạng hóa các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch để thu hút khách du lịch đến Làng VH – DL các DTVN; Nghiên cứu cơ chế phù hợp để phát huy có hiệu quả quỹ đất và cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có;

Xây dựng và ban hành khung giá đất; có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư tham gia tại Làng VH – DL các DTVN. Cụ thể:

- BQL Làng VH – DL các DTVN cần nghiên cứu, triển khai công tác đào tạo xây dựng một đội ngũ cán bộ nghiên cứu chuyên nghiệp, có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đặc biệt là năng lực tổ chức, vận động con em đồng bào ra ở hẳn “Làng” gắn bó lâu dài và có tình cảm đam mê với những căn nhà mới xây ở cách rất xa nơi họ đã sinh ra.

- Nâng cao chất lượng hoạt động thuyết minh hướng dẫn tại các điểm tham quan di tích bằng cách tăng cường đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và các thuyết minh viên để đạt yêu cầu cao về trình độ, ngoại ngữ, cách giao tiếp ứng xử với khách. Tổ chức lại việc đón tiếp khách, giới thiệu, trưng bày và tổ chức các sự kiện cho đỡ tạo cảm giác tẻ nhạt, nhàm chán như môĩ khu trưng bày của Làng VH – DL các DTVN nên có một thuyết minh riêng, cần cụ thể hóa chuyên môn của từng hướng dẫn viên.

- Về công tác đào tạo nguồn nhân lực: Phải đào tạo cán bộ của Làng VH – DL các DTVN cả về nghiệp vụ chuyên môn và kiến thức về dân tộc học. Nếu có thể Làng VH – DL các DTVN cần có một số cán bộ là người dân tộc thiểu số, bởi chính họ là những người hiểu sâu sắc nhất về văn hóa của mình. Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ ngoại ngữ cho hướng dẫn viên của Làng VH – DL các DTVN như: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Trung... để đáp ứng nhu cầu của khách quốc tế.

- Riêng đối với năm 2018, BQL Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam cần có những thay đổi cụ thể về mô hình quản lý và triển khai theo hướng xã hội hoá để trình Chính phủ duyệt, nhanh chóng hoàn thiện các sản phẩm và dịch vụ tại Làng nhằm thu hút khách đến mạnh hơn nữa.

Tiểu kết Chƣơng 3

Từ những thực trạng tác giả đã trình bày ở chương 2, chương 3 của luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút khách đến với Làng VH – DL các DTVN. Những giải pháp này cũng đã căn cứ trên mục tiêu, định hướng và quan điểm chỉ đạo Chính phủ, Thành phố Hà Nội cũng như của BQL Làng VH – DL các DTVN trong việc phát triển du lịch.

Chương 3 đã đưa ra những giải pháp cụ thể về các lĩnh vực như sau: Thay đổi và hoàn thiện cơ chế chính sách; Đẩy mạnh việc phát triển sản phẩm du lịch tại điểm đến; Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch điểm đến; Giải pháp về vấn đề xã hội hoá các sản phẩm du lịch của Làng.

KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng thu hút khách của một điểm đến được cấu thành bởi tổ hợp các yếu tố, mà trong đó không có hoặc có rất ít yếu tố có vai trò quyết định. Rõ ràng là sức hút của điểm đến không chỉ phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên mà quan trọng hơn là mức độ phát triển sản phẩm và phát triển điểm đến nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng và phức tạp của từng cá nhân du khách. Một khi các yếu tố sản phẩm còn mờ nhạt thì tác động trực tiếp đến cảm nhận của khách du lịch về khả năng của điểm đến làm hài lòng trải nghiệm của họ.

Trên phương diện khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động liên quan đến thu hút khách tại điểm đến kết hợp khám phá nhu cầu của khách du lịch, trong khi các lợi thế về khả năng tiếp cận điểm đến, dịch vụ vận chuyển, ăn uống, dịch vụ thiết yếu được du khách đánh giá khá cao thì một số yếu tố khác như sản phẩm du lịch, các hoạt động, dịch vụ lưu trú, xúc tiến quảng bá,… tại Làng VH – DL các DTVN cần phải được đầu tư và cải thiện đúng mức.

Làng VH – DL các DTVN sẽ là ngôi nhà chung của 54 dân tộc anh em giữa lòng thủ đô Hà Nội, một điểm đến hấp dẫn của du lịch văn hóa thu hút khách trong và ngoài nước. Việc xây dựng và phát triển hoạt động du lịch tại Làng VH – DL các DTVN là một sự lựa chọn đúng đắn để bảo tồn, khai thác và phát huy văn hóa truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam. Hoạt động du lịch trong “ Ngôi nhà chung” ấy đã nối liền khoảng cách giữa các dân tộc miền núi với đồng bằng.

Tuy nhiên trong quá trình xây dựng và phát triển Làng VH – DL các DTVN gặp không ít khó khăn, những mặt hạn chế. Nhưng hy vọng với những nỗ lực không ngừng của các cơ quan chức năng, của BQL, của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, của các doanh nghiệp du lịch, của các khách, trong tương lai không xa, những vấn đề bất cập trong hoạt động khai thác du lịch hiện nay tại Làng VH – DL các DTVN sẽ được khắc phục để nơi đây thực sự trở thành Trung tâm văn hóa du lịch trọng điểm của cả nước. Từ đó, thu hút được nhiều hơn nữa không chỉ khách nội địa mà còn khách quốc tế đến tham quan, khám phá và tìm hiểu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Ban quản lý Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam (2015), Báo

cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2016.

2. Ban quản lý Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam (2016), Báo

cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2017.

3. Đinh Thị Vân Chi(2004), Nhu cầu của khách trong quá trình du lịch, Nxb Văn hóa thông tin.

4. Hà Nam Khánh Giao (2011), Giáo trình Marketing du lịch, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Trần Thị Minh Hòa (2012), Bài giảng “Marketing điểm đến du lịch”. 6. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB ĐHQG Hà Nội.

7. Nguyễn Phạm Hùng (2016), Văn hóa du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Luật Du lịch (2017), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Bùi Thị Tám, Mai Lệ Quyên (2012), Đánh giá khả năng thu hút du khách

của điểm đến Huế, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, tập 72B, số 3, tr. 296 -

298

10. Trần Đức Thanh (2000), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

11. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành

phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Thiều Thị Thuý (2015), Luận văn thạc sĩ “Hoạt động thu hút khách nội

địa đến du lịch Phú Yên – Thực trạng và giải pháp”.

13. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội.

14. Trương Thị Thuỳ Trang (2014), Luận văn thạc sĩ “Một số giải pháp thu

hút khách đến với Trung tâm Giải trí sinh thái Thuận Thảo, Thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên”.

15. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên) (2011), Tài nguyên du lịch, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

16. Hu, Y., and B. J. Ritchie, Measuring destination attractiveness: A contextual approach, Journal of Travel Reseach, (1993), 25-34.

17. Mayo, E. J, and L. P. Jarvis, Psychology of Leisure Travel. Boston: C.B.I, Publishing Co., (1981), 191 – 223.

18. Tasci, A . D.A, Cauvusgil S. T. and W. C. Gartner, Conceptualization and Operationalization of Destination Image, Journal of Hospitality & Tourism

Research 31, (2007), 194.

19. UNWTO, A practical guide to tourism destionation management,2007 20. Vegesayi, S., Destination Attractiveness and Destination Competitiveness: A Model of Destination evaluation, ANZMAC 2003

Conference Proceedings Adelaide 1-3 December 2003, Monash University, (2003), 637 – 645.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Một số hoạt động, sự kiện tại Làng VH - DL các DTVN

1. Chương trình theo tour tại Làng VH – DL các DTVN

TT Chƣơng trình Thời lƣợng Giá Ghi chú 1 Hành trình khám phá ngôi nhà chung 01h 100.000đ / khách

Giá đã bao gồm: Vé vào cửa; Hướng dẫn viên dẫn đoàn; Tham quan các không gian, giao lưu và nghiên cứu tìm hiểu văn hóa dân tộc theo chương trình.

Giá chưa bao gồm: Vé xe điện; Phí

trông giữ phương tiện; Chi phí ăn uống; Dịch vụ khác: Chi phí cá nhân, điện thoại, những phát sinh khác ngoài chương trình.

Lưu ý: Các điểm du lịch có thể thay

đổi trong chương trình theo chỉ dẫn của Hướng dẫn viên.

 Điểm làng Thái có thể thay bằng làng Khơ Mú, Mường, Tày, hoặc Dao.

 Điểm làng Ê Đê có thể thay bằng điểm làng Giẻ Triêng - Đá Trường Sa hoặc Vườn tượng Tây Nguyên…

 Điểm Chùa Khmer có thể thay bằng điểm làng Khmer. 2 Điểm hẹn Văn hóa 02h 110.000đ / khách

Giá đã bao gồm: Vé vào cửa; Hướng dẫn viên dẫn đoàn; Tham quan các không gian, giao lưu và nghiên cứu tìm hiểu văn hóa dân tộc theo chương trình.

Giá chưa bao gồm: Vé xe điện; Phí trông giữ phương tiện; Chi phí ăn uống; Dịch vụ khác: Chi phí cá nhân, điện

thoại, những phát sinh khác ngoài chương trình.

Lưu ý: Các điểm du lịch có thể thay

đổi trong chương trình theo chỉ dẫn của Hướng dẫn viên.

 Điểm làng Mường có thể thay bằng làng Khơ Mú, Thái, Tày hoặc Dao.

 Điểm làng Ê Đê có thể thay bằng điểm làng Giẻ Triêng - Đá Trường Sa. 3 Về với cộng đồng 01 ngày 300.000đ /khách Giá đã bao gồm:

 Vé vào cửa; Hướng dẫn viên dẫn đoàn; Ăn trưa với mức ăn tiêu chuẩn là 100.000đ/ người (chưa bao gồm đồ uống); Nghỉ trưa tại nhà sàn; Tham quan các không gian, giao lưu và nghiên cứu tìm hiểu văn hóa dân tộc theo chương trình.

 Đặc biệt, các đoàn được trải nghiệm dân ca, dân vũ, trò chơi dân tộc và thưởng thức, nếm thử và làm thử một số loại ẩm thực đặc trưng (theo thực tế).

Khuyến mại: 02 chai nước uống và 02 khăn lạnh.

Giá chưa bao gồm: Vé xe điện; Phí

trông giữ phương tiện; Dịch vụ khác: Chi phí cá nhân, điện thoại, những phát sinh khác ngoài chương trình. 4 Ký ức trẻ 01 ngày 320.000đ /khách Giá đã bao gồm:

 Vé vào cửa; Hướng dẫn viên dẫn đoàn; Ăn trưa với mức ăn tiêu chuẩn là 100.000đ/ người (chưa bao gồm đồ

cắm trại; Tham quan các không gian, giao lưu và nghiên cứu tìm hiểu văn hóa dân tộc theo chương trình.

 Đặc biệt, các đoàn được trải nghiệm dân ca, dân vũ, trò chơi dân tộc, trò chơi teambuilding và thưởng thức, nếm thử và làm thử một số loại ẩm thực đặc trưng (theo thực tế).

Khuyến mại: 02 chai nước uống và 02 khăn lạnh.

Giá chưa bao gồm: Vé xe điện; Phí trông giữ phương tiện; Dịch vụ khác: Chi phí cá nhân, điện thoại, những phát sinh khác ngoài chương trình. 5 Con đường di sản 02 ngày & 01 đêm 600.000đ /khách Giá đã bao gồm:

 Vé vào cửa; Hướng dẫn viên dẫn đoàn; Ăn trưa với mức ăn tiêu chuẩn là 100.000đ/ người/ bữa (02 bữa trưa - chưa bao gồm đồ uống); Nghỉ trưa, tối tại nhà sàn; Tham quan các không gian, giao lưu và nghiên cứu tìm hiểu văn hóa dân tộc theo chương trình.

 Đặc biệt, các đoàn được trải nghiệm dân ca, dân vũ, trò chơi dân tộc và thưởng thức, nếm thử và làm thử một số loại ẩm thực đặc trưng (theo thực tế); Dịch vụ lửa trại; Âm thanh giao lưu loại nhỏ.

Khuyến mại: 04 chai nước uống và 04 khăn lạnh.

Giá chưa bao gồm: Vé xe điện; Phí

ngoài chương trình; Chi phí phòng ở tiêu chuẩn; Dịch vụ khác: Chi phí cá nhân, điện thoại, những phát sinh khác ngoài chương trình. 6 Về với bản, buôn (Home stay) 02 ngày & 01 đêm 500.000đ / khách Giá đã bao gồm:

 Vé vào cửa; Hướng dẫn viên dẫn đoàn; Ăn trưa với mức ăn tiêu chuẩn là 100.000đ/ người/ bữa (02 bữa trưa - chưa bao gồm đồ uống); Nghỉ trưa, tối tại nhà sàn; Tham quan các không gian, giao lưu và nghiên cứu tìm hiểu văn hóa dân tộc theo chương trình.

 Đặc biệt, các đoàn được trải nghiệm dân ca, dân vũ, trò chơi dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút khách đến với làng văn hóa du lịch các dân tộc việt nam (thí điểm) (Trang 94 - 117)