Giải pháp về vấn đề xã hội hoá các hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút khách đến với làng văn hóa du lịch các dân tộc việt nam (thí điểm) (Trang 89 - 93)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp chủ yếu

3.2.3. Giải pháp về vấn đề xã hội hoá các hoạt động du lịch

Bản chất của Xã hội hoá là mở rộng, khai thác tiềm năng sáng tạo từ nhiều nguồn lực xã hội, không ngừng nâng cao, thoả mãn nhu cầu thư giãn, giải trí, nghỉ ngơi của con người. Và một trong các mục tiêu của Xã hội hoá là khắc phục, thay đổi tình trạng “Nhà nước hoá”, “Bao cấp hoá”, tạo được sự quan tâm của toàn xã hội với các hoạt động du lịch.

Trên thực tế cho thấy để Xã hội hoá hoạt động du lịch đi vào thực chất và trở thành một trong những động lực để phát triển kinh tế đòi hỏi những giải pháp mang tính khả thi. Giải pháp khả thi đối với Làng VH – DL các DTVN ở thời điểm hiện tại chính là đổi mới mô hình quản lý. Điều đáng lo ngại và cũng chính là lý do dự án tại Làng VH – DL các DTVN bị trì trệ đến bây giờ chính là do bị thiếu nguồn vốn đầu tư. Trong khi nguồn vốn từ ngân sách nhà nước rất hạn hẹp. Thực chất những vấn đề đang tồn tại ở Làng VH – DL các DTVN xuất phát từ thực tế là mô hình hoạt động hiện tại đã không còn phù hợp. Cần sự đổi mới căn bản thì mới có thể tăng sức hấp dẫn, thu hút nguồn vốn đầu tư để hoàn thiện các hạng mục còn dang dở. Nói cách khác, nếu tiếp tục theo mô hình cũ, hoạt động èo uột, không hấp dẫn khách và nhà đầu tư thì tình trạng công trình chờ vốn sẽ tiếp diễn, đồng nghĩa với việc các vấn đề tồn tại của Làng VH – DL các DTVN vẫn không thể giải quyết. Sự cần thiết phải điều chỉnh lại quy mô dự án, thúc đẩy tính chủ động, linh hoạt trong việc tìm hướng tháo gỡ, đầu tư và khai thác một cách hiệu quả, tăng công năng hoạt

động của dự án, chứ không thể thụ động, chỉ nhăm nhăm trông chờ vào ngân sách nhà nước "rót xuống".

Với sự phân định rạch ròi về mối quan hệ, vai trò của Nhà nước với các thành phần kinh tế cùng tham gia vào quá trình XHHHĐDL tại Làng VH – DL các DTVN nhằm đẩy mạnh tiến độ dự án cũng như những tồn tại trong thời điểm hiện tại.

Có những ý kiến cho rằng, XHH là một cách để cho tư nhân lúp bóng, tạo điều kiện cho họ kinh doanh các hoạt động văn hoá, du lịch, bởi khi tiến hành XHH tất yếu sẽ có tình trạng thương mại hoá. Và khi các hoạt động du lịch được phổ biến rộng rãi, sẽ tồn tại những mối quan ngại như du lịch không lành mạnh, chất lượng dịch vụ yếu kém, làm ảnh hưởng tới khách....Rồi khâu quản lý từ lúc duyệt dự án cho đến khi hoàn thành nếu không chặt chẽ sẽ không ngăn ngừa được tình trạng hoạt động không có hiệu quả; hay những trường hợp đầu tư không hiểu biết, không nắm vững thị trường dẫn đến việc thua lỗ nặng như đã xảy ra với một số các công ty du lịch tư nhân... Tất cả những vấn đề này đòi hỏi việc thực thi XHHHĐDL, thì người quản lý xây dựng cho mình sự nhạy bén, có phương hướng hoạt động cụ thể rõ ràng. Đối với Làng VH – DL các DTVN, người quản lý chính là nhà nước, nhà nước khoán cho các thành phần kinh tế tư nhân nhưng không được khoán trắng, vẫn phải quản lý, theo dõi, giám sát kỹ lưỡng và đảm bảo tiến độ. Nhà nước luôn đặt ra chế độ xét duyệt, lựa chọn phương án chặt chẽ qua từng khâu kiểm duyệt rồi mới được cấp phép xây dựng và đưa vào sử dụng. Những vấn đề này ít nhiều liên quan đến Luật Du lịch, và Luật Đầu tư. Nhưng hơn bao giờ hết điều cấp bách đặt ra lúc này để khu vực tư nhân tham gia vào XHHHĐDL một cách hiệu quả và XHHHĐDL thực sự có sức hấp dẫn lâu bền với họ là những văn bản pháp quy, quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của tư nhân, với tư cách là một chủ sở hữu. Đây một hướng đi phát triển đúng đắn, nếu được thực hiện và quản lý tốt sẽ mang lại những hiệu quả tích cực cho tất cả các bên tham gia.

Như vậy, Bộ VH – TT & DL cần xác định những yếu tố mang tính nguyên tắc, các điều kiện, tiêu chí cần phải giữ trong xây dựng và hoạt động của Làng VH – DL các DTVN. Những yếu tố khác, kể cả Quy hoạch Làng VH – DL các DTVN cần khuyến khích các doanh nghiệp du lịch đề xuất. Khi các sản phẩm và dịch vụ du lịch được đầu tư khai thác một cách thoả đáng thì mới tạo sản phẩm du lịch văn hoá đặc thù có sức cạnh tranh và thu hút được đông đảo khách đến tham quan. Như vậy, chúng ta cần:

3.3.3.1. XHHHĐDL trong quy hoạch và đầu tư xây dựng điểm đến

Nhìn tổng thể, Làng VH – DL các DTVN với 7 khu chức năng, trong đó 3/7 khu đã đi vào hoạt động. Các khu chức năng còn lại do chưa có nguồn vốn nên chưa thể khởi công xây dựng. Chính vì vậy, với mô hình XHHHĐDL, Làng VH – DL các DTVN cần hợp tác với nhà đầu tư lớn để triển khai các khu còn lại, đặc biệt là 2 khu “Trung tâm văn hoá và vui chơi giải trí” và “Khu di sản văn hoá thế giới”. Cụ thể như sau:

- Khu Trung tâm văn hoá và vui chơi giải trí với các hạng mục:

+ Công viên chuyên đề: như vườn thượng uyển, vườn chim, vườn bướm, thuỷ cung,...

+ Khu các trò chơi cảm giác mạnh: tàu lượn siêu tốc, đu quay bạch tuộc, đĩa bay, tháp rơi tự do,...

+ Phòng chiếu phim (4D hoặc 5D)

+ Trung tâm nghỉ dưỡng và phục hồi sức khoẻ (có thể theo phong cách xông hơi, massage, tắm thuốc lá người dân tộc)

+ ...

- Khu Di sản văn hoá thế giới: đây là một quần thể tái hiện các công trình kiến trúc thu nhỏ và là một trung tâm hoạt động văn hóa sinh động giới thiệu di sản văn hóa vật thể/ phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận. Nhà đầu tư có thể hướng quy hoạch xây dựng công trình nổi tiếng theo 5 nhóm Di sản Thế giới như sau:

+ Di sản Thiên nhiên Thế giới, gồm: Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Cao nguyên đá Đồng Văn.

+ Di sản Văn hoá Vật thể Thế giới, gồm: Quần thể di tích cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng Thành Thăng Long, Thành nhà Hồ.

+ Di sản Văn hoá Phi Vật Thể Thế giới, gồm: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ, Ca trù, Hội Gióng, Hát xoan Phú Thọ, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Đờn ca tài tử, Ví dặm Nghệ Tĩnh.

+ Di sản Tư liệu Thế giới: Mộc bản Triều Nguyễn, Bia Tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Mộc bản Kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm, Châu bản Triều Nguyễn.

+ Di sản Văn hoá và Thiên nhiên Thế giới: Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình.

Ngoài ra, cần hợp tác với các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực sau để đảm bảo cả chất và lượng về dịch vụ du lịch tại Làng VH – DL các DTVN:

- Vận chuyển: xe bus, xe điện, xe đạp (cần tiếp tục hợp tác như đã và đang triển khai)

- Lưu trú: đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, sạch sẽ

- Ăn uống: cần bổ sung thêm một số nhà hàng hoặc quầy ăn nhanh để đảm bảo phục vụ được nhu cầu của khách đến.

- Dịch vụ khác: Quầy/ cửa hàng mua sắm, đồ lưu niệm thân thiện với cảnh quan môi trường tự nhiên. Lắp đặt wifi miễn phí tại các điểm tham quan chính, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch liên lạc và tìm hiểu thông tin. Nghiên cứu khu chợ đêm phục vụ nhu cầu mua sắm và thưởng thức ẩm thực đêm tại khu các làng dân tộc.

Để hoạt động xúc tiến được triển khai sâu, rộng và có hiệu quả cần một nguồn tài chính lớn và ổn định. Thực tế hiện nay, nguồn tài chính này chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách hạn hẹp của nhà nước, các hoạt động xúc tiến, đặc biệt xúc tiến ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn. Hoạt động xúc tiến nếu được thực hiện tốt sẽ tạo ra những cơ hội hợp tác kinh doanh, thu hút số lượng khách du lịch lớn tới các điểm đến, mang lại lợi ích cho các bên liên quan, trong đó không chỉ đối với các cơ quan nhà nước mà còn trực tiếp mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp kinh doanh. Do đó, việc đóng góp vào ngân sách xúc tiến phải là trách nhiệm và quyền của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Các doanh nghiệp khai thác du lịch cần tích cực và chủ động trong việc tham gia, đóng góp vốn trong hoạt động xúc tiến điểm đến Làng VH – DL các DTVN tại các hội thảo, hội chợ du lịch trong nước và quốc tế. Doanh nghiệp phối hợp với bộ VH –TT & DL, các hiệp hội đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của Làng VH – DL các DTVN thông qua các giải pháp như đã đề xuất chi tiết trong phần 3.2.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút khách đến với làng văn hóa du lịch các dân tộc việt nam (thí điểm) (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)