Căn cứ thực tiễn liên kết du lịch vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút khách đến với làng văn hóa du lịch các dân tộc việt nam (thí điểm) (Trang 78 - 80)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.4. Căn cứ thực tiễn liên kết du lịch vùng

Mỗi vùng có thế mạnh về vị trí địa lý, nguồn lực phát triển, tiềm năng du lịch. Vì vậy, cần kết nối các chuỗi giá trị để tạo thành những sản phẩm du

lịch hấp dẫn theo từng nhóm loại hình cung cấp cho du khách. Cần liên kết phát triển các sản phẩm du lịch của các vùng trong cùng một dòng sản phẩm. Hiện tại, du lịch tìm hiểu văn hóa được du khách nhiều thị trường ưa chuộng và có khả năng hình thành nhiều sản phẩm du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóa miền biển, miền núi.

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với nhiều tiềm năng, lợi thế đã và đang đóng vai trò là động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. Để đạt mục tiêu trở thành vùng công nghiệp hiện đại vào năm 2020, các tỉnh, thành phố trong vùng sẽ tăng cường liên kết, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, tạo thành sức mạnh tổng thể, bứt phá tăng tốc.

Thời gian qua, Hà Nội đã chủ động triển khai các hoạt động du lịch để tạo sự gắn kết, phát triển vùng kinh tế năng động này.Tuy nhiên, sự liên kết giữa các địa phương còn rời rạc, chưa có bước đột phá. Ví dụ như Quảng Ninh - Hà Nội - Hải Phòng – khu vực sở hữu nhiều di sản tự nhiên và văn hoá. Đây là những điều kiện thuận lợi để 3 địa phương phát triển du lịch. Những năm qua, du lịch Quảng Ninh - Hà Nội - Hải Phòng đã có sự phát triển đáng ghi nhận, đóng góp vào sự phát triển chung của du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, sự liên kết trong phát triển du lịch giữa 3 tỉnh, thành này còn chưa chặt chẽ, do chưa khai thác hiệu quả những thế mạnh của từng địa phương trong phát triển vùng.

Du lịch vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã có mức tăng trưởng cao trong thời gian qua nhưng hoạt động hợp tác chủ yếu mới dừng lại ở mức độ trao đổi thông tin, kinh nghiệm, giúp đỡ đào tạo cán bộ, chưa có các dự án, đề án cụ thể, tạo động lực mạnh cho sự phát triển du lịch vùng. Đặc biệt, chưa có cơ chế điều phối liên kết rõ ràng giữa các địa phương; thiếu quy hoạch phát triển vùng mang tính chiến lược; chưa xác định hết thế mạnh của từng địa phương, tiểu vùng. Từng địa phương còn lập những chương trình quy hoạch riêng lẻ, chưa rõ sự liên kết, bổ sung lẫn nhau.Thành phố Hà Nội kêu gọi các địa phương trong vùng tiếp tục đồng hành, tăng cường hợp tác, liên kết phát

triển du lịch vùng để tạo sự "cộng hưởng" trong phát triển, để vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trở thành một trong các vùng dẫn đầu cả nước về kinh tế, nòng cốt tiên phong thực hiện các đột phá chiến lược, tái cấu trúc kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.

Tương tự như liên kết du lịch vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, sự liên kết du lịch vùng Hà Nội cũng trong tình trạng rời rạc, cần phải có sự kết nối mạnh mẽ hơn nữa để có những chương trình du lịch đặc sắc, ấn tượng và phù hợp với khách du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút khách đến với làng văn hóa du lịch các dân tộc việt nam (thí điểm) (Trang 78 - 80)