Quan niệm về giáo dục trẻ em của ngƣời Nùng Dín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người nùng dín ở thôn tùng lâu, xã tung chung phố, huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 41 - 42)

1. Những tiền đề lý thuyết và tổng quan về tình hình nghiên cứu

2.1. Quan niệm về trẻ em nói chung và ở ngƣời Nùng Dín nói riêng

2.1.3. Quan niệm về giáo dục trẻ em của ngƣời Nùng Dín

Cùng với việc sinh con đẻ cái để nối dõi tơng đƣờng, ngƣời Nùng Dín có ý thức dạy dỗ trẻ em ngay từ lúc cịn nhỏ. Ngƣời Việt có câu “Dạy con từ thuở cịn thơ” thì ngƣời Nùng Dín cũng nói rằng:

Tiếng Nùng Dín Tạm dịch là:

Mayw lsừ út caow rang Cây thẳng uốn từ măng

Lsangw lục lsangw cao ew Chăm con rằng từ bé

Út máy tổ caow é Uốn cây từ lúc nhỏ

Doỏn lsuôn lục caow iêngw Dạy con lúc con trẻ

Tuy có ý thức về việc giáo dục trẻ em nhƣng cũng nhƣ những tộc ngƣời khác, ngƣời Nùng Dín chƣa hình thành nên hệ thống giáo dục khoa học mà dựa vào những kinh nghiệm, những tri thức mà cha ông ta đã dùng bao đời này để dạy dỗ trẻ em. Dù vậy, ngƣời Nùng Dín đã có những quan niệm hết sức rõ ràng trong việc giáo dục trẻ em phù hợp với bản sắc văn hóa tộc ngƣời.

Các nhà khoa học cho rằng giáo dục có hai chức năng chính là chức năng tái sản xuất nhân cách và tái sản xuất xã hội. Tuy khơng ý thức đƣợc mục đích của việc giáo dục trẻ em trên cơ sở khoa học nhƣng ngƣời Nùng Dín dựa vào những kinh nghiệm của minh cũng cho rằng: giáo dục trẻ em nhằm vào 2 mục đích chính. Thứ nhất, giáo dục trẻ em là giáo dục một đứa trẻ thành “ngƣời Nùng Dín”, tức là giáo dục cho đứa trẻ những quan niệm, triết lý của tộc ngƣời Nùng Dín về cuộc sống, lao động, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội … từ đó giúp đứa trẻ hình thành thế giới quan, nhân sinh quan mang dấu ấn, mang bản sắc văn hóa của tộc ngƣời. Thứ hai, giáo dục trẻ em những kỹ năng lao động sản xuất phù hợp với truyền thống lao động của nhóm ngƣời Nùng Dín nhằm sản xuất ra của cải vật chất phục vụ cho đời sống kinh tế của gia đình . Hai mục đích này phù hợp với những phân tích của các nhà khoa học về chức năng của giáo dục, thể hiện trí tuệ của ngƣời Nùng Dín trong nhận thức về giáo dục con ngƣời.

Ngƣời Nùng Dín cũng cho rằng: giáo dục trẻ em khơng phải là một q trình ngắn ngủi mà phảiđƣợc thực hiện trong một thời gian dài, từ khi đứa trẻ chào đời

đến khi đƣợc coi là trƣởng thành. Trƣớc đây, ngƣời Nùng Dín thƣờng có tục tảo hơn, độ tuổi kết hơn thƣờng là 15 hoặc 16 tuổi, vì vậy họ cho rằng trai, gái dƣới từ 15 tuổi trở xuống đều là trẻ em, cịn khi đã kết hơn tức là đã trƣởng thành. Ngƣời Nùng Dín khơng chỉ giáo dục trẻ em trong gia đình mà cịn trong cả cộng đồng tộc ngƣời, nhƣng quan trọng nhất là giáo dục trẻ em trong gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người nùng dín ở thôn tùng lâu, xã tung chung phố, huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)