Quan niệm về trẻ em và vai trò của trẻ em trong gia đình của ngƣờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người nùng dín ở thôn tùng lâu, xã tung chung phố, huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 39 - 41)

1. Những tiền đề lý thuyết và tổng quan về tình hình nghiên cứu

2.1. Quan niệm về trẻ em nói chung và ở ngƣời Nùng Dín nói riêng

2.1.2. Quan niệm về trẻ em và vai trò của trẻ em trong gia đình của ngƣờ

ngƣời Nùng Dín

Theo quan niệm của ngƣời Nùng Dín, trẻ em là những ngƣời từ 15 tuổi trở xuống, chƣa phát triển hoàn thiện cả về thể chất và tâm lý, cần đƣợc sự bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của gia đình cùng cộng đồng.

Cũng nhƣ những tộc ngƣời khác, đồng bào Nùng Dín cũng coi trẻ em là thành viên quan trọng để cấu thành một gia đình. Quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dƣỡng chính là hai trong ba mối quan hệ cơ bản tạo nên gia đình và nhất là đối với các cặp vợ chồng mới cƣới, một đứa trẻ ra đời không chỉ là niềm hành phúc lớn lao, là sợi dây kết nối tình cảm duy trì hạnh phúc vợ chồng và các mối quan hệ trong gia đình chặt chẽ hơn đồng thời cũng đánh dấu sự trƣởng thành của đơi vợ chồng trẻ trong vai trị là cha là mẹ. Lập gia đình và sinh con đẻ cái là điều mà ngƣời Nùng Dín cho rằng là lẽ đƣơng nhiên:

Tiếng Nùng Dín Tạm dịch là:

Máy lê chào khân rang Tre là phải mọc măng

Con chào mi lục lang Người rằng phải sinh con

Đồng bào quan niệm rằng ngƣời ta có con là do “mẹ Boóc” phân chia từ cây hoa vàng (con trai), hoa bạc (con gái) nên còn gọi là mẹ vàng - mẹ bạc. Vì vậy, ngƣời Nùng Dín có tục thờ mẹ Boóc hay còn gọi là “Mề - pangw” (Hoa vƣơng thánh mẫu), họ thờ trong một bàn thờ nhỏ tại buồng các bà mẹ từ lúc có con đầu lịng đến khi con cái trƣởng thành đi xây dựng gia đình. Đây là vị thần cai quản việc sinh nở và chăm sóc bảo vệ trẻ em. Từ khi có mang đƣợc 3 tháng đồng bào đã làm lễ báo mẹ Boóc, cầu mẹ phù hộ. Khi đứa trẻ sinh đƣợc 3 ngày phải cúng mẹ Boóc để tạ ơn và cầu phù hộ đứa trẻ luôn khỏe mạnh, chăm ngoan. Bà Mụ đƣợc thờ cúng thƣờng xuyên trong các dịp lễ tết cùng với gia tiên, song không mổ gà cúng riêng mà chỉ chia phần các thức ăn cùng thờ cúng. Nhƣng các lễ vật chủ yếu là còng gà, bộ cánh và các loại bánh trái.

Ngƣời Nùng thƣờng cho rằng có con là có phúc, có nhiều con là có nhiều phúc, việc xây dựng gia đình chính là để sinh con đẻ cái nối dõi tông đƣờng, trong

các bài cúng gia tiên cũng nhƣ các bài mo trong tang lễ cổ truyền của ngƣời Nùng Dín thƣờng nhắc đi nhắc lại điệp khúc tại đầu hoặc cuối rằng:

Giêng lục nối chang đangw Sinh con cái lo thân

Giêng lục lang changw ỷ Sinh con cháu sửa thể

Giêng lục nhinh thưw giai Sinh con gái giữ dòng

Giêng lục trai thưw đẩn Sinh con trai giữ giống

Ni con trẻ để mai sau này khi mình già rồi có con cháu ni dƣỡng, chăm sóc; khi qua đời có ngƣời lo tang ma, thờ cúng; huyết mạch và dịng họ gia đình đƣợc tiếp tục kéo dài – đó là quan niệm chung của đồng bào Nùng Dín ở đây. Có con là để “giữ dịng, giữ giống”. Bởi ngƣời Nùng Dín ở đây cũng có tính phụ hệ cao, con cái đều theo họ bố vì vậy con trai thƣờng đƣợc coi trọng hơn con gái, những gia đình nào có nhiều con trai khơng những có thể “giữ giống” mà cịn có thể “khai chi tán diệp” cho gia đình và dịng họ.

Mặt khác, đồng bào Nùng Dín có tập qn sản xuất nơng nghiệp từ bao đời nay, trong đó quan trọng nhất là trồng lúa tại ruộng và trồng ngô trên nƣơng rẫy, lối canh tác lạc hậu địi hỏi phải có nhiều nhân lực lao động, vì vậy việc sinh con đẻ cái nhất là sinh nhiều con trai còn để tăng thêm nguồn lực lao động trong gia đình.

Ngồi ra, trong cộng đồng tộc ngƣời, gia đình có thêm nhiều thành viên cịn có thể làm tăng sức mạnh của gia đình, tăng vị thế của gia đình đó trong dịng họ và cộng đồng tộc ngƣời, nhất là những gia đình sinh nhiều con trai.

Từ đó, có thể thấy rằng trẻ em có vai trò hết sức quan trọng trong mỗi gia đình ngƣời Nùng Dín tại đây, nhất là trẻ em trai – điều này biểu hiện tính phụ hệ khá cao trong cộng đồng tộc ngƣời. Có lẽ chính vì vậy, mỗi khi có cặp vợ chồng mới cƣới sau một năm thƣờng đƣợc ông bà, cha mẹ, anh em họ hàng và làng xóm quan tâm hỏi thăm xem “đã có gì chƣa?”. Nếu chƣa có thì phải xem bói tốn giải hạn hay tìm thuốc nam uống hoặc thử các mẹo vặt dân gian để có con cháu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người nùng dín ở thôn tùng lâu, xã tung chung phố, huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)