1. Những tiền đề lý thuyết và tổng quan về tình hình nghiên cứu
2.2. Hệ thống tri thức địa phƣơng về giáo dục trẻ em của ngƣời Nùng Dín
2.2.1.3. Giáo dục kỹ năng lao động sản xuất
Cùng với việc giáo dục cho trẻ em những đạo lý làm ngƣời, những cách ứng xử trong các mối quan hệ gia đình và xã hội thì ngƣời Nùng Dín cịn cho rằng phải cần phải giáo dục cho con trẻ cách “kiếm sống” sau này hay giáo dục những kỹ năng lao động sản xuất để khi chúng lớn lên có thể ni sống bản thân và gia đình mình.
Nhƣ đã nói ở chƣơng 1, ngƣời Nùng Dín có nền kinh tế nông nghiệp từ lâu đời, trong đó chủ yếu là trồng cây lƣơng thực và cây lúa trên nƣơng rẫy và trên ruộng đồng. Trải qua nhiều thế hệ sinh sống và lao động, ngƣời Nùng Dín đã đúc kết đƣợc nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc lao động sản xuất, những kinh nghiệm đó đƣợc tộc ngƣời lƣu giữ, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và nhất là trao truyền cho con cháu mình từ khi chúng cịn nhỏ.
Trao truyền kinh nghiệm làm ruộng nước
Ở ngƣời Nùng Dín, các cơng việc liên quan đến trồng trọt thƣờng đƣợc cả đàn ông và đàn bà thực hiện. Những việc nặng nhƣ cày, bừa thƣờng do đàn ơng đảm nhiệm vì nó địi hỏi ngƣời cày, bừa phải nhiều sức lực để nâng, chuyển cày trong
khi vẫn điều khiển trâu. Từ nhỏ, khoảng từ 6 đến 7 tuổi, các em trai và gái thƣờng theo cha mẹ đi làm ruộng. Những lần đó, các em có thể vừa chơi vừa quan sát bố mẹ làm việc. Chính vì vậy, các em sẽ dần quen thuộc với con trâu, cái cày, cái bừa, cảnh làm ruộng, sự phân công lao động của cha mẹ, anh chị.
Làm đất là khâu đầu tiên trong canh tác lúa nƣớc. Nó bao gồm nhiều công đoạn nhƣ cày, bừa, làm phẳng mặt ruộng, gieo mạ, cấy, làm cỏ, thu hoạch… Tuy nhiên, những kỹ năng lao động này khơng đƣợc ngƣời Nùng Dín dạy con trẻ một cách cứng nhắc từ đầu đến cuối mà lựa chọn, chỉ bảo những việc dễ làm trƣớc nhƣ công việc làm cỏ. Sau khi các em đã thuần thục những cơng việc này thì mới đƣợc dạy những công việc khác nặng nề và phức tạp hơn. Trong q trình làm đất, khó nhất là cơng đoạn cày vì thế các em chỉ làm quen chứ khó thực hiện ngay đƣợc. Thông thƣờng, cha mẹ ngƣời Nùng Dín sẽ dạy con trẻ cách bừa trƣớc vì nó đơn giản hơn. Trƣớc khi học bừa, ngƣời cha sẽ giải thích cho con trai mình về cơng dụng của bừa, giải thích các bộ phận và chức năng của nó. Sau đó, cầm tay hƣớng dẫn cách thức và tƣ thế cầm bừa, cách di chuyển và điều khiển trâu (bò). Đến khi lớn hơn (tầm 16, 17 tuổi), các em trai đƣợc cha hƣớng dẫn cách dùng cày, điều khiển trâu và tập cày. Quá trình giáo dục này khơng phải là q trình ngắn mà địi hỏi một khoảng thời gian dài để con trẻ có thể quen thuộc với cái cày, cái bừa cũng nhƣ hiểu rõ cách sử dụng của chúng. Tuy nhiên, để có thể thuần thục cày, bừa theo hƣớng dẫn, các em sẽ đƣợc cha mẹ cho thực hành ngay trên thửa ruộng của nhà mình; làm đến đâu, ngƣời cha sẽ chỉ dẫn, chỉ những chỗ con trẻ sai lầm và truyền kinh nghiệm của mình đến đó, ví dụ nhƣ sao cho nhẹ tay cày mà luống cày vẫn sâu và thẳng. Quá trình thực hành này cũng không phải là 1 hay 2 lần mà mỗi lần ra ruộng, ngƣời cha sẽ cho con trai tập cầy một khoảng thời gian ngắn, sau đó thì ngƣời cha sẽ tiếp tục cày, bừa sao cho kịp tiến độ. Vì vậy, con trai sẽ dần dần học đƣợc cách cày, bừa một cách chậm chạp nhƣng chắc chắn bởi mỗi lần tập cày đều có thể rút đƣợc kinh nghiệm của riêng mình.
Trong q trình làm đất, một cơng đoạn nữa cũng rất quan trọng là làm phẳng mặt ruộng để nƣớc ngập đều trong ruộng, nếu khơng sẽ có chỗ nƣớc ngập q cây lúa gây úng, trong khi đó có chỗ lại khơng có nƣớc.
Ngâm mạ cũng là một kỹ thuật rất quan trọng trong canh tác lúa. Để có đƣợc mạ tốt, cần thực hiện tốt khâu chọn thóc giống. Những kinh nghiệm trong q trình chọn giống cũng nhƣ ngâm mạ đƣợc ngƣời già đúc kết trong quá trình lao động sản xuất và phổ biến cho thế hệ sau.
Thời điểm cấy lúa cũng đƣợc coi là khâu quyết định của tính thời vụ, trong khi đó, chính thời vụ lại quyết định sự thành bại của vụ lúa. Vì thế, phải tranh thủ hồn thành các cơng đoạn làm đất để cấy lúa đúng ngày theo lịch thời vụ. Bởi nghề nông là nghề “trông trời, trông đất, trơng mây”, năng suất của vụ lúa cịn phụ thuộc vào thời tiết và khí hậu mà khơng phải con ngƣời. Do đó, việc xác định thời vụ cũng đƣợc các thế hệ đi trƣớc truyền lại qua kinh nghiệm cho thế hệ sau. Lịch nơng nghiệp của ngƣời Nùng Dín cũng giống các dân tộc thiểu số khác trên địa bàn: Tháng 1 và đầu tháng 2 ăn tết, vui xuân; Từ giữa tháng 2 đến tháng 4 chuẩn bị gieo trồng; Từ tháng 4 đến tháng 5 gieo trồng; Từ tháng 6 hoàn thành gieo cấy, tiến hành chăm sóc cây lƣơng thực. Đến cuối tháng 10 tiến hành thu hoạch; Tháng 11, 12 tổ chức các sinh hoạt văn hóa tín ngƣỡng.
Nói đến q trình canh tác ruộng lúa, ngƣời Nùng Dín cũng có nhiều bài dân ca hát về lao động sản xuất với hình ảnh ngƣời lao động với con trâu trên những cánh đồng, và những kinh nghiệm trong làm ruộng nƣớc. Bài Làm ruộng cấy [76, 60] có đoạn: Tiếng Nùng Dín … “Pồ mề chú phấn ly Ty slinư chú phấn pphải Chú phấn pphải phẳn lung Chú phấn ly pphẳn pì Pphải pì cha na khaow Nẫư pực tức nâưw lư
Tiếng iệt
…“Bố mẹ bàn phân cơng Ơng cha nay phân việc Phân việc cho từng anh Phân anh đi làm ruộng Anh đi làm ruộng cấy Sáng ngày mai ngày kia
Tinw phá rùng mủ mỉ Tinw phá rùng sỉ sai Mung slaw toọcj hển vái Mung slaw tai ănw ẹcj Rùng bả bẹc thangw thâyw Mung slaw vâyw chực pừ Loong hoồng pâyw tsiểng na Loong rân pâyw tsiểng rì Pphẳn pì chú thang vai Pphẳn pì lê toống caiw Daiw vai loong tc cỏn Pphẳn pì dỏn tamw lăngw Thưw bặtj tẳm bặtj slungw Na khaow lungw thưw nảo Chú tầu lào hên na
Lào hên tẳm hên slungw Hên na lungw lào nảo Lào hên khow hên chiêng Na khaow liêng lào nảo Lào nảo lầy nắm ma
Nắm thumw cả pphaw thâyw Pâyw âuw banw ma lạc Lạc bặtj tẳm bặtj slungw Na khaow lungw lạc nảo Lạc nảo thưw tảo sloôngw Thưw bặtj tẳm bặtj slungw Tảo sloôngw lung thưw nảo Thưw nảo lạc tảo sloôngw Tảo sloôngw ca lạc nảo
Chân trời kia dần sáng Chân trời sáng mờ ảo Tay trái mở then chuồng Tay phải luồn vai trâu ai mau vác cái cầy Tay trái sóc trạc trâu Xuống sân đi làm ruộng Xuống nhà đi làm đồng Anh lắp đặt vai trâu Anh thật là khôn ngoan Lừa trâu kéo đi trước Cầm cày bước theo sau Cày nhát thấp nhát cao Ruộng to nào cày hết Cầy hết lại phát bờ Phát bờ thấp bờ cao Bờ to nào phát hết
Phát bờ cong bờ nghiêng Bờ ruộng cấy phát xong Phát xong dẫn nước về Dẫn nước về đầy ruộng Nước ngập hết đường cày Đi lấy bừa về bừa
Bừa nhát thấp nhát cao Ruộng rộng nào bừa hết Bừa hết cày lần hai Cày nhát thấp nhát cao Nào lần hai cày hết Cày hết bừa lần hai
Lạc nảo nưng bổ vinhw Lạc slâưw nưng bổ vảng Ngảng hên rì păn cha Lan hên na păn păt Tàu ma păt hên na Păt bặtj tẳm bặtj slungw Hên lungw ca păt nảo Păt nảo lê tầu dao Na khaow ca dào nảo Dào nảo lê tầu thắt Dào slẫu lê tầu thủi Chú tầu thắt ma lủi Chú tàu thủi ma ran Chú lan văn loóc cha…”
Lần hai cũng bừa hết Bừa sạch còn chưa yên Ngắm đồng còn việc sắm Nhìn bờ ruộng thành đắp Ta lại đắp bờ ruộng Đắp bờ thấp bờ cao Bờ ruộng nào đắp hết Đắp hết cày lần ba Lần ba ta cày hết Cày hết ta mới hồi Cày xong rồi mới lại Mới trở về chốn cũ Nới trở lui về nhà
Mới tìm ngày nhổ mạ…”
Bài hát trên đã phần nào miêu tả những kinh nghiệm làm ruộng cấy của ngƣời Nùng Dín ở đây. Q trình làm ruộng cấy khơng phải đơn giản mà gồm nhiều công đoạn, ngƣời Nùng Dín sau khi cày bừa cịn quan tâm đến cả vấn đề thủy lợi và đắp bờ cho thửa ruộng. Nếu không đủ nƣớc, cây sẽ khô hạn; nếu nƣớc quá nhiều lại gây ngập úng. Thời điểm cho nƣớc vào ruộng và tháo nƣớc ra cũng phải thích hợp thì năng suất lúa mới cao. Để giữ cho nƣớc ruộng, ngƣời ta phải đắp bờ. Kỹ thuật đắp bờ khơng q khó cũng khơng q đơn giản nên khi cho con trẻ tập đắp bờ phải làm cùng với cha mẹ hoặc ngƣời lớn khác thì mới có thể nhanh chóng hồn thiện, đồng thời đảm bảo bờ đƣợc chắc chắn, trơn nhẵn và thoáng đãng từ khi cấy cho đến lúc lúa chín, khơng để cỏ mọc um tùm. Bờ ruộng phải thẳng, rộng từ 40 đến 50 cm, ở mỗi đầu bờ thƣờng đào thêm rãnh con để nƣớc dễ dàng chảy từ đám ruộng trên xuống đám ruộng thấp hơn.
Nhƣ vậy, canh tác lúa một kỹ năng lao động sản xuất quan trọng trong đời sống sản xuất của ngƣời Nùng Dín. Chính vì vậy, họ đã giáo dục cho trẻ em những kỹ năng này từ rất sớm để trẻ có thể quen thuộc và nắm vững. Q trình giáo dục
này là một quá trình lâu dài từ khi trẻ mới 6, 7 tuổi đến khi trẻ đến gần tuổi trƣởng thành 15, 16 tuổi. Khi đó, trẻ đã thuần thục thậm chí có khi cịn có thể thay thế cho ngƣời cha làm các công việc nặng nhƣ cày, bừa, góp phần vào việc phát triển kinh tế của gia đình.
Trao truyền kinh nghiệm làm nương rẫy
Trong những sinh kế của ngƣời Nùng Dín, bên cạnh canh tác lúa thì canh tác nƣơng rẫy cũng không kém phần quan trọng nên những kinh nghiệm làm nƣơng rẫy cũng là những tri thức quan trọng mà cha mẹ phải dạy cho trẻ em khi chúng còn nhỏ.
Trong canh tác nƣơng rẫy, việc phát, đốt cây rất quan trọng cho nên những ngƣời có kinh nghiệm thƣờng hƣớng dẫn con cháu cách phát và đốt sao cho nhanh, có hiệu quả, đặc biệt là không để xảy ra cháy rừng. Phát nƣơng rẫy phải thực hiện từ dƣới lên trên, trƣớc hết là những dây leo, cây lau, tre nứa rồi mới đến các loại cây gỗ; cây chặt xong đƣợc để dọc theo sƣờn dốc. Ngày phát nƣơng rẫy cũng phải đƣợc chọn ngày tốt, tránh với những ngày kiêng kị trong gia đình.
Đốt nƣơng rẫy là việc khó, địi hỏi ngƣời đốt phải có kinh nghiệm và hiểu biết về khí hậu, hƣớng gió thì mới có thể thực hiện cơng việc dễ dàng, tốn ít cơng sức. Trƣớc khi đốt, ngƣời ta thƣờng xem gió thổi chiều nào thì đốt theo chiều đó để nhờ chiều gió thổi làm cho lửa có thể lan dần hết khoảng nƣơng rẫy. Để khơng làm cháy sang nƣơng rẫy ngƣời khác hay cháy rừng, trƣớc hết ngƣời Nùng Dín tiến hành đốt một khoảng nhỏ nơi tiếp giáp với nƣơng rẫy của ngƣời khác hay rừng để tạo khoảng trống, sau đó mới đốt từ phía đầu của mảnh nƣơng nơi khơng tiếp giáp với nƣơng rẫy của ngƣời khác, khi lửa lan đến quãng này thì gặp khoảng trống mà tắt.
Sau vài ngày, đất nƣơng rẫy đã nguội lúc này bà con đi nhặt những cành chƣa cháy hết, gom lại một chỗ, tiếp tục đốt. Than và tro ngấm dần xuống đất, trở thành nguồn dinh dƣỡng chủ yếu cho cây trồng trên nƣơng rẫy. Tiếp đó, ngƣời Nùng Dín sẽ dùng gậy vót nhọn đầu để chọc lỗ rồi tiến hành gieo hạt cho đúng thời vụ.
Quá trình đốt nƣơng rẫy khá là nguy hiểm nên ngƣời Nùng Dín chỉ dạy con cháu đã đến tuổi trƣởng thành và chỉ cho phép chúng tham gia vào phụ giúp cha mẹ
trong việc phát nƣơng, còn việc đốt nƣơng đƣợc cha mẹ vừa thực hiện vừa giảng giải những kinh nghiệm của mình để chúng quan sát.
Giáo dục quan niệm về lao động
Ngoài việc trao truyền những kỹ năng lao động sản xuất nhƣ làm ruộng nƣớc, làm nƣơng rẫy thì ngƣời Nùng Dín cịn giáo dục cho con cháu quan niệm về lao động. Với nền sản xuất nông nghiệp trồng trọt là chính, hiệu quả sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, nên muốn tồn tại và tạo lập cuộc sống no đủ cần phải tự lực cánh sinh, dựa vào bàn tay lao động mà làm ra cái ăn, cái mặc. Vì vậy, ngƣời Nùng Dín từ khi cịn nhỏ đã giáo dục ý thức tự giác lao động, trƣớc hết là giáo dục thói quen lao động, đức tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ, chịu khó trong lao động. Trẻ em đƣợc huấn luyện thức khuya dậy sớm và lao động từ lúc còn nhỏ (chăn trâu, cắt cỏ, trông em, quét nhà,…). Họ thƣờng bảo “Pphuw chán lê hoóc nác, pphuw tsác lê
hc nâư – Kẻ lười thì làm nặng, người chăm thì làm nhẹ”. Nó sẽ trở thành một
thói quen, một cơng việc đƣơng nhiên cần phải thực hiện nhƣ là một trách nhiệm, nghĩa vụ của thành viên trong gia đình.
Nền kinh tế nơng nghiệp hồn tồn phụ thuộc vào thiên nhiên khiến cho quá trình lao động sản xuất càng vất vả, nhọc nhằn. Chính vì vậy, ngƣời Nùng Dín cũng giáo dục con em mình phải tôn trọng thành quả lao động. Họ không cho trẻ em đƣợc phung phí hạt cơm, hạt gạo. Trong bữa cơm, khơng đƣợc để cơm rơi vãi hoặc bỏ thừa lãng phí.
Giáo dục con cháu những kỹ năng lao động sản xuất và công việc lao động trong gia đình cịn khiến cho con trẻ biết đƣợc những nhọc nhằn vất vả của cha mẹ, ông bà để làm ra hạt cơm, hạt gạo, để ni sống gia đình. Từ đó, con trẻ hiểu rõ hơn những hy sinh lớn lao, công ơn ni dƣỡng của ơng bà, cha mẹ đồng thời có thái độ đúng đắn về lao động cũng nhƣ trách nhiệm của mình với tƣ cách là một thành viên trong gia đình.