Giáo dục ngôn ngữ và chữ viết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người nùng dín ở thôn tùng lâu, xã tung chung phố, huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 42 - 43)

1. Những tiền đề lý thuyết và tổng quan về tình hình nghiên cứu

2.2. Hệ thống tri thức địa phƣơng về giáo dục trẻ em của ngƣời Nùng Dín

2.2.1.1. Giáo dục ngôn ngữ và chữ viết

Ngôn ngữ là sản phẩm cao cấp của ý thức con ngƣời, là vật chất đƣợc trừu tƣợng hóa và là hệ thống tín hiệu thứ hai của con ngƣời. Ngôn ngữ là một phƣơng tiện, một công cụ để con ngƣời giao tiếp với nhau, trao đổi tƣ tƣởng và đi đến hiểu nhau.

Các nhà dân tộc học khi nghiên cứu thành phần tộc ngƣời đã đƣa ra các tiêu chí chung để xác định các tộc ngƣời khác nhau, trong đó có tiêu chí ngơn ngữ. Ngơn ngữ là tiêu chí cơ bản để ngƣời ta phân biệt các tộc ngƣời với nhau, ngƣời Nùng Dín sử dụng tiếng Nùng là ngơn ngữ mẹ đẻ của mình, tiếng Nùng nằm trong nhóm ngữ hệ Thái – Kadai.

Ngƣời Nùng Dín Lào Cai vẫn nói và bảo tồn đƣợc tiếng nói tộc ngƣời của mình. Đồng thời qua giao lƣu văn hóa cịn học và sử dụng tiếng nói của các dân tộc khác đặc biệt là tiếng Kinh và tiếng quan hỏa (Vân Nam - Trung Quốc). Ngoài ra nói đƣợc tiếng Tày, Giáy, Hmơng, Dao đối với các làng bản sống gần các dân tộc này để mở rộng mối quan hệ giao dịch và làm phong phú thêm tiếng nói dân tộc mình.

Ngƣời Nùng Dín rất coi trọng việc bảo tồn và duy trì tiếng nói của tộc ngƣời mình. Tiếng Nùng cũng trở thành một tiêu chuẩn để họ đánh giá xem có đúng là ngƣời Nùng hay không. Khi đi xa gặp những thế hệ trẻ của ngƣời Nùng ở nơi khác hoặc những gia đình ngƣời Nùng Dín chuyển đi sống nơi khác có con cháu trở về thăm ơng bà thì ngƣời ta thƣờng hay hỏi câu đầu tiên là “Có cịn biết nói tiếng Nùng khơng?”, nếu cịn biết nói thì ngay lập tức dùng tiếng Nùng nói chuyện với nhau và

trở nên thân thiết hơn, nếu khơng biết nói thì họ thì họ thƣờng bảo “nó mất gốc rồi”. Vậy là, đối với ngƣời Nùng Dín thì tiếng Nùng đã trở thành “cái gốc”, là tiêu chuẩn để phán xét một ngƣời có thực sự là “ngƣời Nùng”.

Ngƣời Nùng Dín trong thơn Tùng Lâu nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung ln nói tiếng Nùng trong gia đình, trong cộng đồng làng bản và kể cả khi gặp ngƣời Nùng ở nơi khác. Trẻ em từ khi sinh ra và lớn lên đã nghe và tiếp nhận tiếng Nùng trong gia đình qua ơng bà, bố mẹ và những ngƣời xung quanh. Chúng nghe ngƣời lớn trong gia đình nói tiếng Nùng, nghe những lời hát ru trong địu, những bài ca dao bằng tiếng Nùng vì vậy từ khi cịn bập bẹ học nói đến khi nói năng lƣu lốt, trẻ em ngƣời Nùng Dín đã có thể sử dụng tiếng Nùng một cách thuần thục.

Về chữ viết, theo các tƣ liệu điền dã từ các nghệ nhân cao tuổi, thầy mo, thầy địa lý ngày xƣa thì ngƣời Nùng Dín cũng có chữ viết sau đó đã bị mất cho đến ngày nay. Vì vậy, ngƣời Nùng Dín hiện nay khơng có chữ viết riêng.

Vào thập kỷ 60 của thế kỷ trƣớc, Đảng và Nhà nƣớc có tổ chức dạy chữ phiên âm tiếng dân tộc sang chữ la tinh cho các dân tộc thiểu số trong đó có cả ngƣời Nùng Dín ở Lào Cai. Mỗi làng có 4 - 5 ngƣời đƣợc dự học và đã biết đọc, biết viết cho đến hiện nay vẫn cịn nhớ, ví dụ nhƣ: Làng Tùng Lâu, xã Tung Chung Phố (Mƣờng Khƣơng hiện còn 4 ngƣời biết là : Vàng Tờ Phủ, Vàng Phù Dìn, Lùng Thền Cáng, Ly Thìn Diủ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người nùng dín ở thôn tùng lâu, xã tung chung phố, huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)