Cách thức giáo dục “quen tay hay làm”, truyền dạy qua quan sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người nùng dín ở thôn tùng lâu, xã tung chung phố, huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 73 - 74)

1. Những tiền đề lý thuyết và tổng quan về tình hình nghiên cứu

2.2. Hệ thống tri thức địa phƣơng về giáo dục trẻ em của ngƣời Nùng Dín

2.2.2.3. Cách thức giáo dục “quen tay hay làm”, truyền dạy qua quan sát

Trẻ em từ khi sinh ra đến tuổi vị thành niên (15 tuổi) là quá trình phát triển cả về sinh lý và tƣ duy, tâm lý của trẻ theo hƣớng hồn thiện hơn. Đây là q trình mà trẻ tiếp nhận những nhận thức về gia đình, cộng đồng và xã hội đồng thời học tập những kỹ năng lao động sản xuất. Ngƣời Nùng Dín cũng bắt đầu giáo dục trẻ em những công việc lao động từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng theo trong gia đình theo lứa tuổi, theo giới tính bằng phƣơng thức chủ yếu là truyền dạy qua quan sát và “quen tay hay làm”. Ngƣời Nùng Dín cho rằng giáo dục trẻ em phải “Slônw

tổ na há tổ thaw – Dạy trước mặt, nói trước mắt”.

Tính hay bắt chƣớc của trẻ em khi cịn nhỏ là cơ sở cho việc giáo dục trẻ em thơng qua quan sát. Khi trẻ cịn nhỏ (5 – 10 tuổi), các em thƣờng hay quan sát hành vi, động tác, lời ăn, tiếng nói của ngƣời lớn rồi bắt chƣớc làm theo, vì vậy đây là giai đoạn tốt nhất để ngƣời lớn dạy trẻ nhỏ bắt đầu “học ăn, học nói, học gói, học mở” đồng thời cha mẹ ông bà khi dạy các em làm các công việc nhẹ nhàng đơn giản nhƣ sắp bát đũa, quét nhà, nhặt rau, rửa ấm chén...

Đối với việc giáo dục cách ăn nói, cách cƣ xử, xƣng hô, ... ông bà, bố mẹ trở thành tấm gƣơng để trẻ em quan sát, bắt chƣớc làm theo, khi các em nói sai hay cƣ xử không lễ phép, ông bà bố mẹ sẽ nhắc nhở và yêu cầu các em nói lại, làm lại hoặc xin lỗi. Đây là bƣớc đầu tiên trong việc hình thành nhân cách của trẻ em.

Đối với các cơng việc lao động trong gia đình, ơng bà, bố mẹ vừa dạy vừa làm mẫu cho các em quan sát sau đó cầm tay các em để thực hành. Phƣơng thức giáo dục này khiến các em có quan sát đƣợc trực tiếp, cụ thể từng động tác của ngƣời lớn để học theo. Dù 1, 2 lần các em chƣa làm đƣợc nhƣng ông bà, cha mẹ sẽ

không tức giận hoặc mắng chửi mà kiên nhẫn dạy và thực hiện lại cho các em xem. Ngƣời Nùng Dín cho rằng khơng ai có thể vừa học đã làm đƣợc tốt mà phải làm đi làm lại nhiều lần thì mới có thể thuần thục cơng việc hơn là chỉ biết dạy suông. Những công việc nhẹ nhàng chỉ cần ông bà, cha mẹ dạy 1, 2 lần sau đó thực hành nhiều lần là các em đã có thể làm đƣợc. Khi các em lớn dần và bắt đầu học những công việc lao động nặng hơn nhƣ phát nƣơng, làm rẫy, cày bừa, trồng cấy... thì quá trình học tập sẽ dài lâu hơn. Các em sẽ theo bố mẹ ra đồng, lên nƣơng phụ giúp những công việc nhỏ nhặt nhƣ nhổ cỏ, đƣa công cụ, ... để vừa làm vừa quan sát xem bố mẹ, ông bà làm nhƣ thế nào. Những công việc này sẽ đƣợc ông bà, cha mẹ chia thành nhiều khâu và để cho trẻ học dần từ dễ đến khó. Q trình quan sát trực tiếp này không chỉ là 1, 2 lần nhƣ các cơng việc khác mà có khi phải đến 4,5 lần mới để trẻ bắt tay vào làm những bƣớc nhỏ, sau đó là những bƣớc lớn, rồi cả khâu làm việc. Trẻ cứ vừa quan sát cha mẹ vừa thực hành để sửa các lỗi sai, cứ thế công việc lao động sẽ trở nên dễ dàng và thuần thục hơn.

Phƣơng thức giáo dục này vẫn đƣợc ngƣời Nùng Dín tiếp tục sử dụng trong việc giáo dục trẻ em hiện nay. Tính đúng đắn của nó cũng đƣợc khẳng định không chỉ trong thực tiễn kinh nghiệm tộc ngƣời mà ngày cả Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định “học đi đơi với hành”, chỉ có thực hành thì mới có thể nắm vững những gì đã đƣợc học, ngƣời Nùng Dín bằng kinh nghiệm của mình chỉ tổng kết bằng những lời lẽ đơn giản đó là “quen tay hay làm”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người nùng dín ở thôn tùng lâu, xã tung chung phố, huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)