CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH
1.2. Một số vấn đề lý luận về sản phẩm du lịch
1.2.4.2. Tài nguyên du lịch
Tại khoản 4 điều 4 chương I Luật Du lịch Việt Nam, tài nguyên du lịch được định nghĩa: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích văn
hóa lịch sử, cơng trình lao động sáng tạo của con người hoặc những giá trị nhân văn khác, là nhân tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch và đô thị du lịch”.
Theo PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ thì “Tài nguyên du lịch còn được hiểu là
tổng thể tự nhiên và văn hóa – lịch sử Cùng các thành phần của chúng góp phần khơi phục và phát triển thể lực và trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch”. [33, tr 33].
Theo Bùi Thị Hải Yến định nghĩa “Tài nguyên du lịch là tất cả những gì thuộc
về tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra có sức hấp dẫn du khách, có thể được bảo vệ, tơn tạo và sử dụng cho ngành Du lịch mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội môi trường” [45, tr 19].
Như vậy, tài nguyên du lịch được xem là tiền đề phát triển du lịch và tài nguyên du lịch là một phạm trù lịch sử, việc khai thác phụ thuộc vào nhiều điều kiện (kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật, chính trị...). Trong đó, tài ngun du lịch bao gồm cả tài nguyên đã - đang khai thác và chưa được khai thác. Tài nguyên du lịch có thể chia làm 2 nhóm:
Tài nguyên du lịch tự nhiên: Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu
bao gồm: địa hình, khí hậu, nước, thực động vật. Bốn thành phần này luôn luôn tác động lẫn nhau mặc dù mức độ khác nhau và hiệu quả du lịch không như nhau.
Theo PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng có một cách hiểu nữa về tài nguyên du lịch tự nhiên là những tài nguyên tự nhiên được con người tác động (có thể có ảnh
hưởng tích cực hoặc tiêu cực) để phục vụ du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn: Tài nguyên du lịch nhân văn là những yếu
tố do con người tạo nên và những nguồn tài nguyên nhân văn phi vật thể như tài nguyên văn hóa để hấp dẫn khách du lịch. Tài nguyên nhân văn bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc, các lễ hội, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hóa thể thao và hoạt động nhận thức khác.
Một số tiêu chí đánh giá tài nguyên du lịch: xem phần phụ lục 2. 1.2.6. Phân loại sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch cơ bản có thể chia thành 02 loại :
- Sản phẩm vật chất: Là những sản phẩm hữu hình (hàng hóa) được các doanh
nhiệp du lịch cung cấp cho khách du lịch.
- Sản phẩm phi vật chất: Là những sản phẩm dịch vụ tồn tại dưới dạng vơ hình
thể hiện ở một sự trải nghiệm, một giá trị tinh thần hoặc một sự hài lịng hay khơng hài lịng.
Trong đề tài nghiên cứu này tác giả đã chia sản phẩm du lịch tại Cù lao An Bình theo từng thành phần để khảo sát ý kiến du khách, cụ thể như sau:
Cảnh quan, tài nguyên du lịch và sự liên kết giữa các điểm du lịch trên Cù
lao An Bình
Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch
Dịch vụ nhà hàng, ẩm thực
Dịch vụ lưu trú homestay
Nhân viên phục vụ
Sản phẩm quà lưu niệm
Các dịch vụ vui chơi, giải trí
Tiểu kết
Qua chương 1 chúng tôi đã thống kê, phân tích các khái niệm, các nội dung về du lịch, khách du lịch, sự hài lòng của khách du lịch, sản phẩm du lịch, các đặc tính của sản phẩm du lịch… Đây là những nội dung tạo nền tảng cho việc nghiên cứu sự hài lòng của du khách đối với sản phẩm du lịch tại Cù lao An Bình, tỉnh Vĩnh Long. Sản phẩm du lịch là kết quả hoạt động của ngành du lịch trên cơ sở sử dụng tối ưu các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, điều kiện kinh tế - xã hội. Sự hài lòng của du khách về sản phẩm du lịch là kết quả của sự đánh giá về các yếu tố cụ thể trong dịch vụ, trong từng sản phẩm đã thỏa mãn nhu cầu của du khách, tùy theo mức độ đáp ứng với kỳ vọng của khách mà khách sẽ có đánh giá mức độ của sự hài lịng. Mức độ về sự hài lòng của khách du lịch đối với sản phẩm du lịch bao gồm các mức được tính từ thấp đến cao: rất khơng hài lịng, khơng hài lịng, bình thường, khá hài lịng, rất hài lịng. Từ những nội dung này đã hình thành cơ sở lý luận làm nền tảng cho nội dung những chương tiếp theo.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG SẢN PHẨM DU LỊCH TẠI CÙ LAO AN BÌNH VÀ SỰ HÀI LỊNG CỦA DU KHÁCH
2.1. Tiềm năng du lịch tại Cù lao An Bình
2.1.1. Vị trí địa lý
Cù lao An Bình nằm giữa sông Tiền và sông Cổ Chiên, có tổng diện tích
61.820 km2, gồm 4 xã trong tổng số 14 xã của huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long: An
Bình, Bình Hịa Phước, Hịa Ninh và Đồng Phú. Phía Bắc của Cù lao An Bình giáp chợ nổi Cái Bè - tỉnh Tiền Giang, phía Đơng Nam giáp làng trái cây huyện Chợ Lách - tỉnh Bến Tre, phía Tây hướng về cầu Mỹ Thuận, phía Nam đối diện với thành phố Vĩnh Long. (xem bản đồ 2.1. Bản đồ du lịch Cù lao An Bình trong phần phụ lục 1).
* Xã An Bình: Diện tích tự nhiên 15,89 km2, dân số hơn 11.084 người, có 08
ấp: Bình Lương, An Thành, An Thạnh, An Thuận, An Hưng, An Thới, An Hịa và An Long. Phía Bắc và Đơng của An Bình giáp sơng Tiền và xã Hịa Ninh, phía Tây và Tây Nam giáp sơng Cổ Chiên. Xưa kia, An Bình có tên là Cù lao Bích Trân, Cù lao Dưa, dựa theo thắng cảnh và sản vật địa phương. Năm 1944, thực dân Pháp sáp nhập hai thơn An Thành và Bình Lương thành xã An Bình. Địa danh An Bình tồn tại đến ngày nay. An Bình có thế mạnh về chun canh cây ăn trái đặc sản và dịch vụ du lịch.
* Xã Bình Hịa Phƣớc: Diện tích tự nhiên 13,93 km2, dân số hơn 9.965 người.
Xã có 06 ấp: Phú An I, Phú An II, Bình Hịa I, Bình Hịa II, Phước Định I, Phước Định II. Phía Bắc xã Bình Hịa Phước giáp xã Đồng Phú và sơng Tiền; phía Đơng giáp xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách của tỉnh Bến Tre; phía Nam giáp sơng Cổ Chiên; phía Tây giáp xã Hòa Ninh. Năm 1944, thực dân Pháp sáp nhập ba thơn Bình Long, Hịa Ninh, Phước Định. Bình Hịa Phước là ghép chữ đầu của ba thơn. Bình Hịa Phước có thế mạnh về chuyên canh cây ăn trái đặc sản và dịch vụ du lịch.
* Xã Đồng Phú: Diện tích tự nhiên 20,25 km2, dân số hơn 13.185 người. Xã
Hịa Ninh và Bình Hịa Phước. Địa danh Đồng Phú ra đời cũng từ năm 1944, do nhà cầm quyền Pháp sáp nhập 03 thôn: Phú Thuận, Phú Quý, Phú Thành. Xã Đồng Phú có tiềm năng về chuyên canh cây trái và dịch vụ du lịch.
* Xã Hịa Ninh: Diện tích tự nhiên 11,75 km2, dân số hơn 9.965 người. Xã có
06 ấp: Bình Thuận I, Bình Thuận II, Hịa Thuận, Hịa Lợi, Hịa Phú, Hịa Q. Phía Bắc giáp Đồng Phú, phía Nam giáp An Bình và sơng Cổ Chiên; phía Đơng giáp xã Bình Hịa Phước; phía Tây giáp sơng Tiền. Năm 1944, Hịa Ninh tách ra từ xã Bình Hịa Phước. Hịa Ninh có thế mạnh về chuyên canh cây ăn trái đặc sản và dịch vụ du lịch.
2.1.2. Dân cư - kinh tế - xã hội
Cù lao An Bình là phần đất đầu của dải Cù lao Minh, đất đai màu mỡ nhờ phù sa sông Tiền và sông Cổ Chiên bồi đắp hàng năm nên thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt.
Đặc thù của Cù lao An Bình là vườn cây trái, đây là nguồn thu nhập chính của đa số hộ gia đình. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu cây trồng có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng nhiều nhà vườn trồng cây có giá trị kinh tế cao, xen canh giữa cây có múi sạch bệnh, cây sầu riêng, cây xoài... vào các vườn chuyên canh cây lâu năm và xóa bỏ hẳn vườn tạp. Các hộ dân đã kịp thời ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc tạo đọt, xử lý ra hoa tạo trái cả trong mùa nghịch, nhất là chủ động được nước tưới tiêu nên năng suất mỗi năm đều tăng.
Bên cạnh việc thu lợi nhuận từ cây trái thì người dân địa phương đã nhanh chóng nắm bắt xu thế của xã hội trong việc đưa vườn cây trái vào khai thác phục vụ du lịch. Hình thức sơ khai chỉ là một số nhà vườn tự phát phục vụ khách đến thăm vườn vào cuối tuần và thưởng thức trái cây ngon tại chỗ, theo thời gian hoạt động du lịch càng rõ nét, có quy hoạch và kinh doanh chuyên nghiệp hơn nên cũng phần nào mang lại lợi ích kinh tế cho Cù lao An Bình.
Do địa hình sơng ngịi chằng chịt nên các xã trong Cù lao An Bình rất thuận lợi trong lĩnh vực ni trồng thủy sản, từ hình thức ni ao cá gia đình, những năm
gần đây đã phát triển qui mô về đào hầm nuôi cá hay nuôi cá bè trên sông mang lại nguồn thu khá lớn cho cư dân địa phương và các nhà đầu tư.
Các ngành công nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp như: cưa xẻ gỗ, chầm lá, đóng tủ bàn ghế, dệt thảm, cơ khí… được người dân đầu tư nhưng nhìn chung vẫn chưa phát triển, thu nhập không đáng kể.
Hệ thống giao thông ngày càng hồn chỉnh, quốc lộ 57 đi qua, phà Đình Khao hình thành, đường liên xã thơng thống, các chợ tăng về số lượng lẫn quy mô, đời sống người dân được nâng lên, các cơ sở thương mại dịch vụ phát triển mạnh góp phần đáng kể cho tổng thu nhập trên địa bàn các xã.
Các xã đều có nhà Văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng, có trạm truyền thanh đặt tại trụ sở các ấp, đảm bảo thông tin tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước kịp thời. Phong trào văn hóa văn nghệ khá phát triển, hàng năm đều có tổ chức hội thi hội diễn đờn ca tài tử, giọng ca tân cổ không chuyên, hội thi tiếng hát Karaoke,... tạo được sân chơi lành mạnh, bổ ích cho người dân.
Về mặt giáo dục, các trường từ mẫu giáo, tiểu học đến trung học cơ sở đều đảm bảo về số lượng giáo viên có trình độ, thực hiện tốt việc đổi mới giáo dục phổ thông, giữ vững và nâng chất công tác phổ cập giáo dục Tiểu học – chống mù chữ...
Về y tế, dựa vào nguồn kinh phí hỗ trợ từ cấp trên nên các trạm y tế được nâng cấp và sửa chữa khá hoàn chỉnh, đủ điều kiện khám và điều trị Đông - Tây y, thực hiện tốt các chương trình y tế Quốc gia.
2.1.3. Tiềm năng phát triển du lịch tại Cù lao An Bình
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch tại Cù lao An Bình dựa trên tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
- Về tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố:
+ Địa hình: Địa hình của Cù lao này phần nào quyết định sự hấp dẫn đối với
du khách. Nằm sát với thành phố Vĩnh Long, cụm Cù lao An Bình xanh tươi, trù phú nổi lên giữa một vùng sông nước mênh mông, tạo nên vị thế độc đáo. Với địa hình bằng phẳng, khơng có sự hấp dẫn như đồi, núi, biển... nhưng Cù lao An Bình
như một đảo ngọc xanh biếc, hút hồn du khách bởi vẻ đẹp mộc mạc, dịu dàng, gần gũi.
Dựa vào thế mạnh của vùng đồng bằng sông nước, sông ngịi chằng chịt, khơng bị ảnh hưởng của lũ lụt do được bảo vệ bởi hệ thống đê bao vững chắc, Cù lao An Bình đã và đang khai thác loại hình du lịch sơng nước miệt vườn (tham
quan, nghỉ dưỡng...) khá hiệu quả. Hiện có khoảng 20 điểm nhà vườn và khu du
lịch đang hoạt động cũng như rất nhiều nhà vườn nhỏ tự phát đáp ứng cho nhu cầu của du lịch của khách lẻ hay mùa cao điểm của du lịch.
+ Khí hậu: Khí hậu thuộc loại hình khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, ít
chịu ảnh hưởng của biển. Cấp độ gió thường là cấp 2, 3 và 4, ít có bão nhưng đơi khi ảnh hưởng bão của biển Đông nên có mưa, gió lớn kéo dài, có dơng và gió xốy. Chế độ thời tiết có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu cuối tháng 4 và đầu tháng 5 và chấm dứt vào cuối tháng 11, lượng mưa trung bình là 1500mm; độ ẩm mùa mưa là 85% - 89% và mùa khô là 77% - 84%, nhiệt độ tương đối điều hòa, nhưng những năm gần đây do ảnh hưởng chung của sự nóng lên
tồn cầu nên nhiệt độ tăng từ 26 - 270C lên 370C. Khí hậu nơi đây là điều kiện tốt để
trồng trọt, chăn nuôi và cũng là nơi dễ thích nghi, khơng q nóng cũng khơng q lạnh đối với du khách.
+ Thủy văn: Chế độ thủy triều của Cù lao An Bình chịu sự chi phối bởi thủy
triều biển Đông, nguồn nước nhận từ thượng nguồn sông Mekong chảy về qua sông Tiền, sông Cổ Chiên và từ nguồn nước mưa. Đặc điểm thủy văn có ý nghĩa tích cực đối với sinh hoạt của cư dân địa phương, có nhiều sơng rạch nên thuận lợi cho di chuyển bằng thuyền, ghe, xuồng..., có lợi cho canh tác nông nghiệp, chăn ni, đánh bắt thủy sản. Diện tích mặt nước sông hiện nay được khai thác du lịch hiệu quả như nhà thủy tạ ven sông, du thuyền trên sông tham quan cầu Mỹ Thuận. Thủy văn tại Cù lao An Bình chưa phát hiện những điểm có nước khống hay suối nước nóng, tuy nhiên bề mặt nước và các bờ ven sông khá rộng, phong cảnh hữu tình, tươi đẹp là điều kiện tốt để khai thác du lịch.
+ Sinh vật: Do điều kiện tự nhiên của vùng đất này là Cù lao, được bồi đắp phù sa nên là mơi trường lý tưởng cho q trình sinh trưởng của nhiều giống lồi động thực vật. Vĩnh Long xưa nói chung và Cù lao An Bình nói riêng là vùng rừng rậm, hoang vu, ẩm ướt. Quần thể thực vật có nhiều tầng, nhiều loại động vật cũng khơng kém phần phong phú. Nhưng hiện nay một số giống lồi tự nhiên khơng cịn nữa, thay vào đó là các giống vật ni được thuần hóa. Du lịch Cù lao An Bình là sự kết hợp giữa hoạt động du lịch với kinh tế nông nghiệp – công nghiệp: vườn cây ăn trái đặc sản, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
- Về tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các yếu tố sau:
+ Các di tích lịch sử văn hóa:
Chùa Tiên Châu: Đã được Bộ Văn hóa Thơng tin cơng nhận là di tích lịch
sử cấp quốc gia năm 1994, theo quyết định số 3211/QĐ ngày 12/12/1994. Theo Đại Nam nhất thống chí, chùa Tiên Châu do Hịa Thượng Huỳnh Đức Hội “khai sơn”. Hịa thượng Đức Hội có pháp danh là Tánh Minh, đời thứ 39 phái Lâm Tế dòng liễu quán, là đệ tử của Hòa thượng Đạo Thành, người đã khai sáng chùa Khánh Long (Biên Hịa) và chùa Hội Sơn (Thủ Đức). Tên chính của chùa Tiên Châu là Di Đà Tự vì chùa này thờ phật Di Đà, giáo chủ cõi Tây phương cực lạc. Trước đây, chùa Tiên Châu ở Cù lao sơng Tiền thuộc làng Bình Lương và An Thành (nay là ấp Bình
Lương, xã An Bình, huyện Long Hồ) cách thành phố Vĩnh Long khoảng 1km nhưng