Dân cư kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu sự hài lòng của du khách đối với sản phẩm du lịch tại Cù Lao An Bình tỉnh Vĩnh Long (Trang 34 - 35)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH

2.1. Tiềm năng du lịch tại Cù lao An Bình

2.1.2. Dân cư kinh tế xã hội

Cù lao An Bình là phần đất đầu của dải Cù lao Minh, đất đai màu mỡ nhờ phù sa sông Tiền và sông Cổ Chiên bồi đắp hàng năm nên thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt.

Đặc thù của Cù lao An Bình là vườn cây trái, đây là nguồn thu nhập chính của đa số hộ gia đình. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu cây trồng có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng nhiều nhà vườn trồng cây có giá trị kinh tế cao, xen canh giữa cây có múi sạch bệnh, cây sầu riêng, cây xoài... vào các vườn chuyên canh cây lâu năm và xóa bỏ hẳn vườn tạp. Các hộ dân đã kịp thời ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc tạo đọt, xử lý ra hoa tạo trái cả trong mùa nghịch, nhất là chủ động được nước tưới tiêu nên năng suất mỗi năm đều tăng.

Bên cạnh việc thu lợi nhuận từ cây trái thì người dân địa phương đã nhanh chóng nắm bắt xu thế của xã hội trong việc đưa vườn cây trái vào khai thác phục vụ du lịch. Hình thức sơ khai chỉ là một số nhà vườn tự phát phục vụ khách đến thăm vườn vào cuối tuần và thưởng thức trái cây ngon tại chỗ, theo thời gian hoạt động du lịch càng rõ nét, có quy hoạch và kinh doanh chuyên nghiệp hơn nên cũng phần nào mang lại lợi ích kinh tế cho Cù lao An Bình.

Do địa hình sơng ngịi chằng chịt nên các xã trong Cù lao An Bình rất thuận lợi trong lĩnh vực ni trồng thủy sản, từ hình thức ni ao cá gia đình, những năm

gần đây đã phát triển qui mô về đào hầm nuôi cá hay nuôi cá bè trên sông mang lại nguồn thu khá lớn cho cư dân địa phương và các nhà đầu tư.

Các ngành công nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp như: cưa xẻ gỗ, chầm lá, đóng tủ bàn ghế, dệt thảm, cơ khí… được người dân đầu tư nhưng nhìn chung vẫn chưa phát triển, thu nhập khơng đáng kể.

Hệ thống giao thông ngày càng hồn chỉnh, quốc lộ 57 đi qua, phà Đình Khao hình thành, đường liên xã thơng thống, các chợ tăng về số lượng lẫn quy mô, đời sống người dân được nâng lên, các cơ sở thương mại dịch vụ phát triển mạnh góp phần đáng kể cho tổng thu nhập trên địa bàn các xã.

Các xã đều có nhà Văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng, có trạm truyền thanh đặt tại trụ sở các ấp, đảm bảo thông tin tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước kịp thời. Phong trào văn hóa văn nghệ khá phát triển, hàng năm đều có tổ chức hội thi hội diễn đờn ca tài tử, giọng ca tân cổ không chuyên, hội thi tiếng hát Karaoke,... tạo được sân chơi lành mạnh, bổ ích cho người dân.

Về mặt giáo dục, các trường từ mẫu giáo, tiểu học đến trung học cơ sở đều đảm bảo về số lượng giáo viên có trình độ, thực hiện tốt việc đổi mới giáo dục phổ thông, giữ vững và nâng chất công tác phổ cập giáo dục Tiểu học – chống mù chữ...

Về y tế, dựa vào nguồn kinh phí hỗ trợ từ cấp trên nên các trạm y tế được nâng cấp và sửa chữa khá hoàn chỉnh, đủ điều kiện khám và điều trị Đông - Tây y, thực hiện tốt các chương trình y tế Quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu sự hài lòng của du khách đối với sản phẩm du lịch tại Cù Lao An Bình tỉnh Vĩnh Long (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)