Trưng bày, triển lãm tài liệu do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công bố tài liệu tại trung tâm lưu trữ quốc gia III đánh giá kết quả và kiến nghị (Trang 81 - 138)

8. Bố cục của đề tài

2.2. Công tác công bố tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia

2.2.3. Trưng bày, triển lãm tài liệu do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia

III thực hiện.

Nếu như trong các hình thức công bố được đề cập trên đây chỉ có thể cung cấp cho người nghiên cứu một hoặc hai loại hình tài liệu (ảnh hoặc tài liệu bằng văn bản) thì công bố dưới dạng các cuộc triển lãm, trưng bày lại có thể cung cấp được cùng một lúc nhiều loại tài liệu lưu trữ khác nhau như: tài liệu hành chính, tài liệu khoa học kỹ thuật, tài liệu ảnh, phim điện ảnh, tài liệu ghi âm và một số tư liệu bổ trợ khác như: sách, báo chí, truyền đơn, biểu ngữ… Bằng những nguồn tài liệu lưu trữ chính xác, có sức lôi cuốn mạnh mẽ, những cuộc trưng bày, triển lãm này thực sự hấp dẫn người xem. Tuy nhiên,

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

tố, ngoài yêu cầu về nguồn tài liệu phải phong phú, đa dạng ra còn cần phải có địa điểm để tổ chức trưng bày nữa. Nắm vững được yêu cầu của mặt công tác này, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đã tổ chức thành công nhiều cuộc trưng bày, triển lãm tại Trung tâm và cũng đã nhiều lần hợp tác với các bảo tàng như: Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Quân đội … để tổ chức trưng bày, triển lãm các chuyên đề lớn. Theo con số thống kê của chúng tôi, đến hết tháng 9 năm 2008, dưới sự chỉ đạo của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đã tổ chức được 17 cuộc trưng bày, triển lãm được sắp xếp theo năm như sau:

Năm 1995: 1 cuộc. Năm 1996: 2 cuộc. Năm 1997: 1 cuộc. Năm 2004: 1 cuộc Năm 2005: 2 cuộc. Năm 2006: 2 cuộc. Năm 2007: 7 cuộc. Đến hết tháng 9.2008 : 3 cuộc Trong 17 cuộc trưng bày, triển lãm đó có một số cuộc được dư luận đánh giá cao như:

Trưng bày Một số tư liệu, hiện vật, hình ảnh về Nam Bộ kháng chiến

nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Nam Bộ kháng chiến (23.9.1945 – 23.9.1995). Đây là một cuộc trưng bày có quy mô lớn, được dư luận đánh giá cao. Phòng trưng bày được tổ chức tại Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 20.9 đến 15.10.1995, đón khoảng 500 lượt người xem với gần 150 trên tổng số 500 tài liệu, hiện vật và ảnh tham gia trưng bày, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đã đóng góp một phần quan trọng vào thành công của đợt trưng bày này. Đặc biệt, sự có mặt của những tài liệu gốc trong đợt trưng bày đã chứng tỏ nét đổi mới của Cục Lưu trữ nhà nước trong việc chỉ đạo nghiệp vụ về công tác tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ quốc gia. Chính vì thế, trưng bày

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

về Nam Bộ kháng chiến đã được dư luận báo chí và giới nghiên cứu sử học của Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá rất cao. Đặc biệt là cuộc triển lãm đã giúp giới sử học làm sáng tỏ một số nhận định, đánh giá về trung tướng Nguyễn Bình bằng việc công bố sắc lệnh phong tướng cho ông do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh ký và một số tài liệu khác. Trong cuộc triển lãm có một số tài liệu gốc được trưng bày gây được sự chú ý của giới nghiên cứu và khách tham quan. Đó là danh sách các nhà hảo tâm của một xã ở Mỹ Tho ủng hộ kháng chiến được ghi lại trong quyển sổ có đóng dấu của ủy ban xã: tài liệu này góp phần làm rõ hơn sự ủng hộ của đồng bào trong kháng chiến. Đây là một nhân tố quan trọng tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến trong lịch sử giữ nước của dân tộc ta. Ngoài ra còn giấy xác nhận của ủy ban Kháng chiến - Hành chính xã vay 5, 7 giạ lúa của nông dân, thư của một đội viên tự vệ phản ánh buổi sinh hoạt văn nghệ của đội tự vệ xã trong kháng chiến chống Pháp…

Đánh dấu bước tiến của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III trong việc tổ chức triển lãm là cuộc triển lãm Họa sĩ Bùi Trang Chước Tác phẩm và hành

trình sáng tạo diễn ra từ ngày 25.4.2004 đến 25.5.2004 tại Trung tâm. Đây là

lần đầu tiên Trung tâm tự tổ chức cuộc triển lãm có quy mô lớn dựa trên cơ sở vật chất đang có. Nội dung cuộc triển lãm bao gồm các mẫu bằng khen, tem bưu chính, biểu trưng và nhiều mẫu bằng khen, huân huy chương khác phục vụ cho công cuộc sáng tác mẫu Quốc huy Việt Nam - Mẫu để làm cơ sở lựa chọn cuối cùng. Những tác phẩm của ông đã thu hút được sự quan tâm của các bộ, ban, ngành, các nhà nghiên cứu, các họa sĩ và gần 50 cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước. Đã có trên 100 trong tổng số gần 300 người xem viết cảm tưởng, ghi lại cảm cảm xúc về trưng bày. Đặc biệt là sự có mặt của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin Phạm Quang Nghị, nhà sử học Dương Trung Quốc, GS. Nguyễn Lân Dũng …

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Hai cuộc triển lãm Kỷ vật của những người đi B từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2005 tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh và Hồ sơ, kỷ vật của cán

bộ đi B từ tháng 12 năm 2006 đến tháng 4 năm 2007 tại Bảo tàng Hồ Chí

Minh đã thu hút được nhiều người xem. Qua hai cuộc triển lãm này, đã xây dựng Chương trình cầu truyền hình về “Kỷ niệm Chiến trường”, đã quyên góp được hàng tỷ đồng ủng hồ cho thương binh và gia đình đi B gặp khó khăn, đặc biệt đã nhận hàng trăm kỷ vật chiến trường của cán bộ đi B gửi tặng. Cuộc triển lãm tại Hà Nội đã thu hút được hơn 500.000 lượt khách đến tham quan; hơn 100 bài báo đưa tin về cuộc triển lãm này; đặc biệt hàng trăm cán bộ đi B đã nhận lại được kỷ vật, giấy tờ của mình.

Trưng bày chuyên đề Kỷ niệm 35 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên

không từ 18.12.2007 đến tháng 3.2008 tại Trung tâm. Với gần 100 tài liệu,

hình ảnh, băng video và phim điện ảnh, khu trưng bày đã phần nào tái hiện một cách chân thực và sinh động cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân ta, giúp người xem như được sống lại với những thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc. Nội dung trưng bày gồm hai phần chính, với các chủ đề: Sự đánh phá ác liệt của không quân Mỹ, với những tài liệu tiêu biểu như: hình ảnh bệnh viện Bạch Mai, trạm xá của trường Đại học Y Khoa Hà Nội, Chùa Sét (Thanh Trì) bị bom B52 tàn phá (1972), bản đồ đánh dấu những mục tiêu đánh bom mà ta lấy được trong chiếc máy bay Mỹ bị bắn rơi ở đường Trần Phú – Hà Nội…; Thắng lợi của quân và dân ta trong trận Điện Biên Phủ trên không, với những tài liệu như: Xác máy bay B52 rơi ở đường Hoàng Hoa Thám ngày 27.12.1972, dân quân tự vệ kéo máy bay B52 bị bắn rơi ở đường Trần Phú; khu tập trung xác máy bay B52 ở vườn Bách thảo; Báo cáo của Bộ Quốc phòng về đợt đánh phá bằng B52 của đế quốc Mỹ từ ngày 18.12 đến ngày 29.12.1972; thành tích của các đơn vị và cá nhân trong chiến đấu và sản xuất, trong đó có những đơn vị và cá nhân được đề nghị tặng danh hiệu Anh hùng

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

lực lượng vũ trang nhân dân (1972)… Đặc biệt, tại gian trưng bày còn trình chiếu bộ phim Mỹ đánh phá Hà Nội – Hải Phòng, đánh phá bệnh viện Bạch Mai hiện đang bảo quản tại Trung tâm. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đến thăm gian trưng bày này.

Trên đây là các hình thức công bố mà Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đã và đang áp dụng và đạt được những kết quả tích cực. Thông qua các hình thức đó, xã hội đã biết đến tầm quan trọng của công tác lưu trữ nói chung và tài liệu lưu trữ nói riêng.

2.3. Hiệu quả của hoạt động công bố tài liệu.

Như phần trên đã trình bày, nhờ đa dạng hóa các hình thức công bố tài liệu dưới nhiều hình thức khác nhau nên những năm gần đây, số lượng độc giả đến khai thác tài liệu lưu trữ đang được bảo quản tại Trung tâm III ngày càng tăng rõ rệt. Số liệu thống kê về lượt độc giả nghiên cứu tài liệu của Trung tâm và số lượng hồ sơ được đưa ra phục vụ đã thể hiện rất rõ điều đó trong 5 năm gần đây:

Năm Lượt độc giả Hồ sơ đưa ra phục vụ

2003 584 4.081

2004 1.141 3.818

2005 839 4.123

2006 1006 4026

2007 1206 4172

Ngoài ra, hàng năm có hàng nghìn người đến Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III nghiên cứu tài liệu hoặc tham quan (tại phòng đọc mỗi năm phục vụ

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

hàng trăm đoàn với hơn 1.000 lượt khách đến tham quan tại Trung tâm, hơn 300 lượt người hỏi về thông tin tài liệu đã được cán bộ của Trung tâm tận tình giải đáp). Trung tâm đã cấp chứng thực lưu trữ và bản sao tài liệu trên 10.000 trang/1 năm. Tài liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đã phát huy được tác dụng trong đời sống xã hội và mang lại những hiệu quả thiết thực như: phục vụ công tác quản lý; cho hoạt động của các cơ quan, tổ chức; cho việc nghiên cứu khoa học, học tập, đặc biệt là phục vụ cho quyền lợi của cá nhân…

2.3.1. Phục vụ công tác quản lý.

Thời gian vừa qua, có rất nhiều cơ quan Trung ương và địa phương đến Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III nghiên cứu tài liệu phục vụ cho việc hệ thống hóa luật lệ. Điển hình là những cơ quan: Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương), Bộ Lao động – Thương binh – xã hội, Thanh tra nhà nước, ủy ban Thể dục thể thao (nay là Bộ Văn hóa – Thông tin)… Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đã cấp hàng nghìn bản sao có giá trị cho những cơ quan đó. Đặc biệt, Trung tâm còn cấp một số văn bản cho các đại biểu Quốc hội để thẩm định, tham khảo trong các kỳ họp khi thông qua văn bản pháp luật.

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III còn cung cấp tài liệu cho Văn phòng Quốc hội để có cơ sở pháp lý xác định một cách chính xác địa điểm trụ sở làm việc. Ngoài ra, Trung tâm còn cung cấp tài liệu cho các đại biểu Quốc hội để có cơ sở xem xét và quyết định các vấn đề quốc kế dân sinh của đất nước. Điều đó được thể hiện rất rõ qua một số công văn, thư cảm ơn của Văn phòng Quốc hội gửi cho Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III như Công văn số 1774- CV/TT-TV-KH ngày 04.11.1998 về việc cung cấp thông tin phục vụ đại biểu Quốc hội, Thư cảm ơn ngày 03.12.1998 của nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão về sự giúp đỡ nhiệt tình của Trung tâm trong việc cung cấp

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

thông tin phục vụ đại biểu Quốc hội. Đặc biệt, Trung tâm đã cung cấp một số tài liệu cho kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa VI để xây dựng và thông qua các văn bản pháp luật. Ngoài ra, Trung tâm còn cung cấp tài liệu cho Tổng Cục Bưu điện, Ban Thường vụ tỉnh Hội phụ nữ Sơn La…

Bên cạnh đó, Trung tâm còn cung cấp tài liệu giúp Văn phòng Quốc hội tổ chức thành công cuộc trưng bày triển lãm 60 năm Quốc hội Việt Nam

hình thành và phát triển.

2.3.2. Phục vụ cho hoạt động của các cơ quan, tổ chức.

Nhờ việc khai thác tài liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, một số cơ quan như Toà án nhân dân Tối cao, Công an một số tỉnh đã có cơ sở để nghiên cứu các vụ án hình sự. Ngoài ra, Trung tâm còn cung cấp tài liệu tvề hoạt động của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho Bảo tàng Quảng Ngãi, cung cấp nhiều tài liệu, hình ảnh của Bác Tôn cho Bảo tàng Tôn Đức Thắng … Đặc biệt, nhờ việc tìm thấy Sắc lệnh số 220 B/SL ngày 18.12.1954 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba cho ngành vô tuyến điện Nam Bộ nên ngày 23.9.1996 tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngành Bưu điện đã có cơ sở pháp lý để tổ chức lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba do Nhà nước truy tặng cho ngành Vô tuyến điện toàn Nam Bộ.

Ngoài ra, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III còn cung cấp tài liệu cho các chương trình, dự án quốc gia để lập luận chứng hoặc cải tạo, sửa chữa các công trình xây dựng cơ bản. Tài liệu khảo sát, điều tra cơ bản hiện đang bảo quản ở Trung tâm đã giúp cho các đơn vị thi công tiết kiệm được rất nhiều công sức, tiền của và thời gian. Điển hình là Công trình Đường dây tải điện 500 KV Bắc - Nam hoặc xây dựng Đường Trường Sơn… Bên cạnh đó, nhờ nghiên cứu tài liệu của Trung tâm, nhiều công trình được sửa chữa, cải tạo

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

như: Nhà hát Thành phố Hà Nội, hệ thống bảo ôn cấp nước Lăng Hồ Chủ tịch và Quảng trường Ba Đình, Mỏ Aptít Lao Cai, Thủy điện Thác Bà…

2.3.3. Phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu khoa học.

Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học thì việc biên soạn lịch sử nhà nước Việt Nam là một chuyên đề thu hút nhiều đối tượng nghiên cứu nhất. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đã cung cấp tài liệu cho nhiều công trình nghiên cứu lịch sử nhà nước Việt Nam từ những ngày đầu mới thành lập (từ năm 1945 đến năm 1954), lịch sử lập hiến Việt Nam, lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), lịch sử về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, lịch sử truyền thống cách mạng và lịch sử đảng bộ của các địa phương, các ngành, các cơ quan tổ chức xã hội. Ngoài ra, Trung tâm còn cung cấp tài liệu cho các cơ quan để viết lịch sử ngành và địa phương như: Bộ Nội vụ, Bộ Công an, ngành lâm nghiệp, thủy lợi, quản lý ruộng đất… Đối với nhiều địa phương thì tài liệu thời kỳ 1945 - 1954 hiện nay do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đang bảo quản được coi là nguồn sử liệu duy nhất đối với họ. Trung tâm đã cung cấp tài liệu phục vụ các nhu cầu: viết lịch sử các tỉnh: Ninh Bình, Kon Tum ... và các cơ quan nhà nước khác, phục vụ cho việc tách tỉnh Lai Châu. Ngoài ra, tài liệu của Trung tâm còn giúp cho các nhà nghiên cứu hoàn thành đề tài, công trình khoa học như: Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Liên khu III, Liên khu IV, Liên khu Tả Ngạn, Liên khu Việt Bắc… giúp cho các nghiên cứu sinh, thực tập sinh và sinh viên hoàn thành các luận án, luận văn tốt nghiệp.

Về kinh tế xã hội, cũng có nhiều công trình nghiên cứu lớn có sử dụng tài liệu của Trung tâm III như: nông thôn Việt Nam, kinh tế và xã hội, lịch sử di dân đi xây dựng kinh tế miền núi, về biến đổi tình hình kinh tế - văn hóa của làng xã Việt Nam, vấn đề đô thị hóa và quá trình chuyển biến của mạng

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

lưới thị trường ở khu vực đồng bằng sông Hồng ... Nhiều công trình nghiên cứu kinh tế - xã hội mang tính quốc tế như: "Chương trình Sông Hồng”, “Chương trình xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa”…

Về văn hóa xã hội cũng có nhiều đề tài lớn do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III cung cấp tài liệu như: Hôn nhân và gia đình, sự thay đổi của Văn hóa Việt Nam sau năm 1945, Truyền thống văn hóa giáo dục của tỉnh Hà Bắc, Công trình âm nhạc mới Việt Nam...

Ngoài ra, còn có nhiều chuyên đề nghiên cứu gắn liền với các giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công bố tài liệu tại trung tâm lưu trữ quốc gia III đánh giá kết quả và kiến nghị (Trang 81 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)