Giải pháp quản lý thanh kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 144 - 172)

Chƣơng 3 GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ

3.2. Các giải pháp cụ thể

3.2.5. Giải pháp quản lý thanh kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về du lịch

luật về du lịch

Để đảm bảo yêu cầu an toàn, phục vụ có chất lƣợng, tạo sự thoải mái, an tâm cho du khách đến Vĩnh Phúc tham quan, nghỉ dƣỡng, Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch, coi đây là nhiệm vụ thƣờng xuyên của tỉnh nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch.

Cần đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định của Chính phủ về tăng cƣờng quản lý công tác trật tự trị an, bảo vệ môi trƣờng tại các điểm tham quan du lịch, tình hình thực hiện quy chế bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định các cơ sở lƣu trú; thực hiện nghiêm túc việc xét, cấp thẻ HDV du lịch theo đúng quy định của pháp luật; đẩy mạnh việc giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, khuyến khích mọi tổ chức cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về du lịch; tổ chức quán triệt và chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc các cấp cho các doanh nghiệp du lịch; xây dựng môi trƣờng hoạt động kinh doanh lành mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch.

Để đạt đƣợc những nội dung trên, cần tập trung vào một số công việc chủ yếu nhƣ:

Thứ nhất là, hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm mục đích vừa thuc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh trung thực, minh bạch, vừa giúp Nhà nƣớc phát hiện những sai sót của doanh nghiệp để có những biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật. Vì vậy, để công tác thanh tra, kiểm tra nói riêng, quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch nói chung có hiệu lực, hiệu quả cũng nhƣ đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp kinh doanh du lịch, phải xác định một cách chính xác phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.

Thứ hai là, đổi mới phƣơng thức thanh tra, kiểm tra. Trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra phải đƣợc nghiên cứu và thiết kế lại một cách hết sức khoa học để làm sao vừa đảm bảo đƣợc mục đích, yêu cầu thanh tra, kiểm tra, vừa có sự kết hợp, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để tiến hành gọn nhẹ, không trùng lặp chồng chéo, giảm bớt thời gian không gây phiền hà cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Thứ ba là, đào tạo, lựa chọn đội ngũ những ngƣời làm công tác thanh tra, kiểm tra có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra trong tình hình mới. Vấn đề này đòi hỏi ngƣời lãnh đạo quản lý và những ngƣời làm công tác thanh tra, kiểm tra phải thay đổi nhận thức về công tác thanh tra, kiểm tra, vừa có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, vừa có hiểu biết về tình hình kinh tế - xã hội và có quan điểm đúng đắn khi tiến hành thanh tra, kiểm tra để có thể đánh giá nhanh chóng, chính xác, khách quan bản chất của vấn đề đƣợc thanh tra, kiểm tra, tránh sự khô cứng, máy móc, phiền hà.

3.2.6. Giải pháp quản lý quảng bá xúc tiến và hợp tác du lịch

Xây dựng hình ảnh của du lịch Vĩnh Phúc. Phát hành các ấn phẩm tuyên truyền quảng bá du lịch Vĩnh Phúc dƣới nhiều hình thức, đa dạng phong phú hấp dẫn phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của nhân dân theo trình độ, lứa tuổi, thị trƣờng, với mục tiêu sau khi tiếp cận với ấn phẩm họ sẽ trở thành khách du lịch, thƣờng xuyên cập nhật thông tin du lịch trên Cổng thông tin điện tử Vĩnh Phúc, trang web du lịch Vĩnh Phúc; sách hƣớng dẫn du lịch Vĩnh Phúc, bản đồ du lịch v.v...

Tăng cƣờng phối hợp thực hiện du lịch, quảng bá, xúc tiến du lịch nhằm thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển du lịch.

Xây dựng các ấn phẩm tuyên truyền quảng bá du lịch Vĩnh Phúc dƣới nhiều hình thức, đa dạng phong phú hấp dẫn phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của nhân dân theo trình độ, lứa tuổi, thị trƣờng, với mục tiêu sau khi tiếp cận với ấn phẩm họ sẽ trở thành khách du lịch, thƣờng xuyên cập nhật thông tin du lịch trên Cổng thông tin điện tử Vĩnh Phúc, trang web du lịch Vĩnh Phúc; sách hƣớng dẫn du lịch Vĩnh Phúc, bản đồ du lịch v.v...

Nghiên cứu khảo sát một số tour du lịch trong tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh doanh lữ hành hoạt động. Hợp tác với các trung tâm du lịch trong nƣớc, các tỉnh lân cận nhƣ Hà Nội, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên để nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch thông qua các tuyến du lịch liên vùng.

Thúc đẩy sản xuất và bán hàng hoá lƣu niệm phục vụ du lịch, xây dựng các điểm du lịch làng nghề, việc khôi phục làng nghề truyền thống sẽ tạo ra điểm du lịch văn hoá hấp dẫn du khách và thúc đẩy sản xuất hàng hoá phục vụ khách, hình thành các làng nghề, khu phố, trung tâm bán hàng lƣu niệm du lịch. Trƣớc mắt cần tập trung vào các làng nghề gốm, mộc ở Bình Xuyên; làng nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn - Vĩnh Tƣờng.

Giới thiệu tiềm năng về du lịch của Vĩnh Phúc tại các hội chợ, hội nghị, hội thảo trong nƣớc và quốc tế, trong khuân khổ các chƣơng trình về du lịch, văn hoá, thƣơng mại và xúc tiến đầu tƣ.

Đa dạng hóa thông tin và khai thác lợi thế của phƣơng tiện thông tin đại chúng trong tuyên truyền quảng bá du lịch cho cộng đồng; xây dựng chiến lƣợc phát triển thƣơng hiệu du lịch của tỉnh; Đẩy mạnh công tác xã hội hoá về xúc tiến quảng bá du lịch.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở mục tiêu, định hƣớng phát triển của ngành du lịch Việt Nam, định hƣớng phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng của tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn đƣa ra một số giải pháp về công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc nhƣ: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và các chính sách về phát triển du lịch; hoàn thiện kế hoạch, quy hoạch và nâng cao chất lƣợng làm quy hoạch du lịch; xây dựng, ban hành chính sách phát triển du lịch; củng cố bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý; đẩy mạnh công tác phát triển nguồn nhân lực; tăng cƣờng quảng bá xúc tiến du lịch; tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động du lịch.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục phát triển nhanh theo hƣớng công nghiệp dịch vụ. Quá trình đô thị hóa tiếp tục đƣợc thực hiện, các đô thị của tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục đƣợc mở rộng, bộ mặt đô thị ngày càng khang trang hơn, các loại hình dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng, bên cạnh đó không thể thiếu đó là Du lịch bởi chất lƣợng cuộc sống ngày càng nâng cao thì nhu cầu du lịch, giải trí ngày càng phát triển. Sau18 năm tái lập tỉnh, nền kinh tế tăng trƣởng với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế thay đổi mạnh theo hƣớng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.

Nhƣng xét về vị trí địa lý và tiềm năng, Vĩnh Phúc là địa phƣơng có lợi thế lớn trong phát triển du lịch. Đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, Vĩnh Phúc đang sở hữu những danh thắng tuyệt đẹp nhƣ: Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải, Đầm Vạc...Đặc biệt, khu du lịch Tam Đảo đƣợc ngƣời Pháp tìm ra và xây dựng từ đầu thế kỷ XX. Các khu du lịch khác nhƣ: Đại Lải, Tây Thiên, Đầm Vạc đã đƣợc quy hoạch và xây dựng từ hơn 10 năm trở lại đây. Hiện nay có nhiều nhà đầu tƣ đã và đang thực hiện các dự án xây dựng sân golf, khách sạn cao cấp, khu biệt thự nhà vƣờn nhằm thu hút khách du lịch tới thăm quan và nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí, tổ chức các hội nghị, hội thảo. Trên địa bàn toàn tỉnh còn có hơn 1.000 di tích văn hoá-lịch sử, trong đó hàng trăm di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh.Các lễ hội, các làng nghề thủ công truyền thống đã và đang dần đƣợc khôi phục, phát triển để đẩy mạnh phát triển du lịch. Ngoài những nguồn tài nguyên chính kể trên, Vĩnh Phúc còn có thể khai thác các nguồn tài nguyên văn hóa phi vật thể, bao gồm những làn điệu dân ca, các điệu múa dân tộc, trò chơi dân gian đặc sắc, và các món ăn đặc sản của địa phƣơng. Đây đƣợc xem là lợi thế để Vĩnh Phúc có thể phát triển hai loại hình du lịch và coi đó là thế mạnh của tỉnh đó là: Du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch tâm linh và du lịch hội thảo hội nghị (MICE). Xác định tầm quan trọng của du lịch đối với phát triển kinh tế, những năm qua, Vĩnh Phúc đã sớm quy hoạch, huy

động mọi nguồn lực để đầu tƣ; Tỉnh uỷ đã có Nghị quyết 01 về phát triển dịch vụ và du lịch; cho triển khai xây dựng, phát triển các điểm, khu du lịch mới, xây dựng các tuor du lịch hấp dẫn du khách; đồng thời, xác định rõ, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của tỉnh

Tính đến tháng 12 năm 2015 toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 294 cơ sở lƣu trú du lịch, với 4.542 buồng, trong đó có: 01 khách sạn 4 sao; 02 khách sạn 3 sao; 26 khách sạn 2 sao; 21 khách sạn 1 sao và 245 cơ sở lƣu trú. Các loại hình cơ sở lƣu trú du lịch trên địa bàn tỉnh ngày càng đa dạng, phong phú. Toàn tỉnh, hiện có 11 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lữ hành, trong đó có 04 đơn vị có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Tổng số lƣợt khách tham quan du lịch tại Vĩnh Phúc trong năm 2015 ƣớc đạt: 3.323.420 lƣợt khách (22.340 lƣợt khách quốc tế và 3.301.080 lƣợt khách nội địa); tổng doanh thu du lịch ƣớc đạt 1.170 tỷ đồng, công suất sử dụng phòng ƣớc đạt 40%. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đã nghiêm túc thực hiện các văn bản pháp luật liên qun đến du lịch. Kết quả thể hiện có hàng loạt các văn bản hƣớng dẫn, quy hoạch, kế hoạch ban hành và thực hiện, cụ thể lƣợng khách đến với du lịch Vĩnh Phúc tăng đều qua các năm từ 2010 -2015. Công tác gắn kết liên ngành liên vùng, liên quốc gia trong hoạt động du lịch giữa Vĩnh Phúc và Trung ƣơng với các địa phƣơng khác đƣợc thực hiện rất tích cực thông qua hoạt động xúc tiến du lịch

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, đánh giá thực trạng phát triển du lịch Vĩnh Phúc thời gian qua còn bộc lộ nhiều tồn tại, chƣa xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Trƣớc hết, phải nói đến nhận thức về vai trò của du lịch ở một số địa phƣơng còn hạn chế, chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức; chƣa có các giải pháp cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ du lịch dịch vụ phát triển; kết quả huy động các nguồn vốn thực hiện các mục tiêu phát triển du lịch còn thấp so với kế hoạch dẫn tới một số dự án trọng điểm tạo sự đột phá cho phát triển du lịch chậm tiến độ, huy động vốn gặp nhiều khó

khăn. Mặt khác, nguồn nhân lực du lịch hạn chế cả về số lƣợng và chất lƣợng, nhất là đội ngũ hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch ảnh hƣởng đến chất lƣợng phục vụ tại các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ.Sản phẩm du lịch mờ nhạt, nghèo nàn chƣa tạo đƣợc sức hấp dẫn đối với du khách, thiếu sự gắn kết du lịch với thƣơng mại. Cơ sở vật chất và chất lƣợng phục vụ của các đơn vị kinh doanh du lịch dịch vụ còn hạn chế nên lƣợng khách lƣu trú thƣờng chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với con số khách du lịch đến với tỉnh.

Phát triển du lịch là một quá trình kinh tế - xã hội, là phát triển một ngành kinh tế tổng hợp có liên quan đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác.Sự phát triển của du lịch một mặt góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, mặt khác nó cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực, những hậu quả không mong muốn nếu không đƣợc định hƣớng, quản lý tốt. Bởi vậy, quản lý nhà nƣớc là một trong những yêu cầu tất yếu khách quan không thể thiếu đối với ngành du lịch cũng nhƣ đối với bất cứ ngành kinh tế hay lĩnh vực nào khác của đời sống xã hội. Quản lý nhà nƣớc về du lịch chính là nhân tố đảm bảo sự phát triển du lịch của Vĩnh Phúc một cách bền vững, lành mạnh theo định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc. Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều chuyển biến, góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển mạnh mẽ theo cả chiều rộng và chiều sâu. Việc định hƣớng, xây dựng chiến lƣợc phát triển ngành du lịch đƣợc thực hiện nghiêm túc, công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch cũng nhƣ quản lý các điểm, tuyến du lịch đã có nhiều tiến bộ, cơ bản đảm bảo tính đồng bộ và tính khả thi. Công tác quản lý về thị trƣờng và hoạt động của khách du lịch cũng nhƣ các doanh nghiệp, cơ sở tham gia hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng đƣợc cải thiện. Công tác quản lý nguồn nhân lực bƣớc đầu đƣợc chú trọng. Kinh tế du lịch đang từng bƣớc khẳng định vị thế là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Vĩnh Phúc, góp phần thúc đẩy tỉnh Vĩnh Phúc phát triển ngang tầm tiềm năng và vị thế.

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc rất đáng trân trọng nhƣ trên, công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay cũng không tránh khỏi những hạn chế, bất cập rất cần đƣợc tháo gỡ để ngành du lịch tiếp tục cất cánh. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc chƣa cao, công tác quản lý nhà nƣớc có lúc có nơi còn bị buông lỏng dẫn đến tình trạng vi phạm quy hoạch, vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh du lịch.Chất lƣợng nguồn nhân lực của ngành du lịch tuy có đƣợc nâng lên nhƣng chƣa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trƣờng. Công tác tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức của ngƣời dân về du lịch và kinh doanh du lịch chƣa đƣợc quan tâm thỏa đáng, hiệu quả thấp, công tác xúc tiến du lịch chƣa đƣợc đầu tƣ mạnh mẽ.

Để phát huy những kết quả đã đạt đƣợc, khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, trong đó chú trọng tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc bằng Pháp luật đối với ngành du lịch; sử dụng các công cụ quản lý nhƣ: ngân sách, thuế, tài chính nhằm khuyến khích đầu tƣ, phát triển du lịch, đẩy mạnh công tác xã hội hóa du lịch, huy động tổng thể các nguồn lực xã hội theo quan điểm phát triển du lịch là sự nghiệp của toàn dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nội vụ nƣớc Cộng hòa XHCN Việt nam, 2008. Thông tƣ liên tịch số 43/2008/TTLT-BVHTTDL-BNV, ngày 6/6/2008 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch thuộc UBND cấp tỉnh, phòng Văn hóa và thông tin thuộc UBND cấp huyện. Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 03/2005/TT-BTC ngày 06/11/2005 hướng dẫn thực hiện cơ chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính, Hà Nội. 3. Bộ Tài chính (2006), Chế độ Kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 144 - 172)