Lao động trong ngành du lịch tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 94 - 109)

(giai đoạn 2007 – 2015) (ĐVT: Người) Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số 810 900 1.01 0 1.12 0 1.14 0 1.18 6 1.47 5 1.62 2 2440 Trên ĐH - - - 2 5 5 ĐH và CĐ 87 120 145 195 255 257 280 322 360 Trung cấp 240 289 305 380 197 237 320 370 395 Đào tạo khác 470 511 535 543 865 895 1008 1292 1328

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc)

Có thể thấy, lao động trong ngành du lịch Vĩnh Phúc có xu hƣớng tăng lên về số lƣợng và trình độ. Điều này sẽ tạo thuận lợi để Vĩnh Phúc thúc đẩy phát triển du lịch.

2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về du lịch tại Vĩnh Phúc

2.2.1. Thực trạng hệ thống các cơ quan quản lý về du lịch tỉnh Vĩnh Phúc a. Hệ thống các cơ quan theo chiều ngang (các sở liên quan) a. Hệ thống các cơ quan theo chiều ngang (các sở liên quan)

Thực tế hoạt động du lịch đã chỉ rõ, trong cơ chế thi trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, rất cần sự quản lý điều hành của Nhà nƣớc. Du lịch là hoạt động liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Hoạt động du lịch của một tỉnh không chỉ là sự quản lý của UBND tỉnh giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch mà còn liên quan tới các sở ban ngành khác nhƣ:

- Sở Giao thông vận tải: Quản lý về lĩnh vực giao thông, đi lại, là yếu tố quyết định cho hoạt động di chuyển du lịch.

- Sở Công thƣơng, sở Tài chính, sở Kế hoạch đầu tƣ: Quản lý về việc cấp nguồn kinh phí để duy trì, tôn tạo, bảo tồn và xây mới các điểm du lịch địa phƣơng.

- Sở Xây dựng: Quản lý về việc xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng xã hội phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng.

- Công an tỉnh: Đảm bảo cho sự an toàn và trật tự xã hội phục vụ cho việc phát triển du lịch.

- Sở Y tế : Đảm bảo sức khỏe cho ngƣời dân và du khách khi xảy ra sự cố về sức khỏe, tính mạng.

- Sở Tài Nguyên và Môi truờng: Quản lý tài nguyên và môi trƣờng,… Tóm lại, hoạt động du lịch chịu tác động rất lớn về nhiều mặt đối với các ngành khác trong xã hội. QLNN về du lịch không chỉ quan tâm tới riêng hoạt động du lịch mà còn phải quan tâm tới những hoạt động quản lý của các bên liên quan và cộng đồng dân cƣ tại địa phƣơng.

b. Hệ thống các cơ quan theo chiều dọc (Tỉnh, huyện, xã)

Theo Luật Du lịch (Trích Điều 10, Điều 11 trong Luật Du lịch, 2005 đ- ƣợc ban hành theo Luật số 44/2005/QH11 ngày 14/6 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01/ 01 năm 2006) và căn cứ vào tình hình thực tế của địa phƣơng, hệ

thống các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch theo chiều dọc từ trung ƣơng đến địa phƣơng gồm có: - Bộ VHTT&DL - Tổng cục Du lịch - Sở VHTT&DL tỉnh Vĩnh Phúc - Phòng VHTT & DL Thành phố, Huyện, Thị Xã

2.2.2. Công tác xây dựng, thực hiện chiến lược quy hoạch

Nhận thức đƣơc những tiềm năng to lớn của du lich Vĩnh Phúc nên công tác xây dựng và quản lý quy hoạch thời gian qua cũng đã sớm đƣợc thực hiện và hàng năm có tổng kết đánh giá để có phƣơng án điều chỉnh kịp thời. Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Căn cứ Thông tƣ số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Căn cứ Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/03/2007 của Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các cản phẩm chủ yếu; Chỉ thị số 2178/CT-TTg ngày 02/12/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng công tác quản lý quy hoạch; UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao cho các sở, các ban ngành của tỉnh nhƣ Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ của tỉnh làm chủ đầu tƣ, nghiên cứu lập quy hoạch. Theo đơn vị tƣ vấn, Vĩnh Phúc có tiềm năng và lợi thế rất lớn để phát triển du lịch mà ít địa phƣơng trong khu vực có đƣợc. Tuy nhiên, lƣợng khách du lịch đến Vĩnh Phúc, nhất là khách quốc tế còn hạn chế do hạ tầng, cơ sở vật chất chƣa đồng bộ; loại hình và sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lƣợng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này còn hạn chế… Theo đơn vị tƣ vấn, với tiềm năng sẵn có, Vĩnh Phúc nên tập trung phát

triển các loại hình du lịch nhƣ: thăm quan cảnh quan, nghỉ dƣỡng núi, vui chơi giải trí, du lịch văn hoá tâm linh, du lịch sinh thái và thể thao mạo hiểm… Trên địa bàn tỉnh có thể phát triển thành 5 cụm du lịch. Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh cần tập trung đầu tƣ phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất ngành du lịch, phát triển mạnh các sản phẩm du lịch và quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên… Trƣớc mắt, cần tập trung hoàn thiện các dự án trọng điểm nhƣ: Khu trung tâm lễ hội Tây Thiên, sân golf Đầm Vạc, nâng cấp khu du lịch Tam Đảo 1, khu du lịch Đại Lải… để tạo ra hình ảnh mới cho du lịch của tỉnh. Bên cạnh đó triển khai dự án khu du lịch Tam Đảo 2, dự án trƣờng đua ngựa… Theo dự tính đến năm 2016, kinh tế du lịch có thể đóng góp 5% GDP của tỉnh, giải quyết việc làm cho nhiều lao động và tạo động lực phát triển các ngành kinh tế khác của tỉnh.

Vĩnh Phúc là một tỉnh trung du miền núi có đồng bằng thuộc Bắc Bộ. Nằm liền kề thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thƣơng và phát triển kinh tế.Trong những năm qua, Vĩnh Phúc có những bƣớc phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, vƣơn lên trở thành một trong những điểm sáng của cả nƣớc, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và thu hút đầu tƣ.Vĩnh Phúc cũng có những thuận lợi to lớn cho phát triển du lịch, là tỉnh có những địa danh du lịch nổi tiếng trong cả nƣớc nhƣ Tam Đảo, Đại Lải, Tây Thiên... Tỉnh cũng có những đầu tƣ mạnh mẽ cho phát triển du lịch, tuy nhiên mức độ tăng trƣởng của ngành còn chƣa đáp ứng đƣợc kỳ vọng của Chính quyền và ngƣời dân. Nhằm khắc phục khó khăn, phát huy thế mạnh, khai thác hợp lý tiềm năng, nguồn lực, Tỉnh ủy và Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo sát sao việc xây dựng Quy hoạch Tổng thể Phát triển Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 làm định hƣớng chiến lƣợc phát triển cho ngành du lịch…Mục tiêu đặt ra là phải tạo ra hình ảnh mới cho du lịch Vĩnh Phúc. Du lịch không chỉ là ngành kinh tế phục vụ con ngƣời mà còn tạo động lực thu hút đầu tƣ phát triển các ngành kinh tế khác. Phấn đấu đến năm 2015

phải tạo đƣợc hình ảnh rõ nét cho du lịch của tỉnh và đến năm 2020 Vĩnh Phúc phải là trọng điểm du lịch phía bắc…Phát triển du lịch phải gắn với vùng và khu vực, trƣớc mắt lấy thị trƣờng Hà Nội làm đầu vào. Quan điểm là phát triển nhanh nhƣng phải bền vững, gắn trƣớc mắt với lâu dài và giữa phát triển KT-XH và phát triển con ngƣời.Theo đó, chiến lƣợc phát triển du lịch của tỉnh là phát triển nhanh và hiệu quả trong thời gian trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài, nhƣng phải dựa trên định hƣớng phát triển chủ yếu sau:

- Phát triển du lịch sinh thái, cảnh quan, môi trƣờng bền vững.

- Phát triển du lịch phải gắn liền với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan môi trƣờng sinh thái… để đảm bảo cho việc phát triển bền vững.

- Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống.

- Phát triển du lịch phải dựa trên nguyên tắc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, tránh du nhập những văn hóa độc hại.

Phấn đấu để du lịch Vĩnh Phúc tạo đƣợc hình ảnh đặc trƣng riêng phù hợp với tiềm năng du lịch của tỉnh. Năm 2020, du lịch trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế của tỉnh, Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm dịch vụ, du lịch của vùng và của cả nƣớc. Phát triển đa dạng các loại hình du lịch: Du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng gắn với vui chơi, giải trí đáp ứng nhu cầu khách du lịch; quan tâm phát triển và khai thác tiềm năng du lịch văn hoá, tâm linh; mở rộng thêm các lĩnh vực du lịch, dịch vụ phục vụ hội thảo, phát triển mô hình du lịch kết hợp với thăm quan, học tập kinh nghiệm; tạo ra những sản phẩm du lịch có thƣơng hiệu, mang nét đặc trƣng riêng của du lịch Vĩnh Phúc.

Phát triển mạnh ngành du lịch tỉnh Vĩnh Phúc nhằm: góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của toàn Tỉnh, góp phần thúc đẩy các ngành

kinh tế khác cùng phát triển; nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách địa phƣơng; tạo ra nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao động, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi - nơi có tiềm năng phát triển du lịch; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, mở rộng giao lƣu, nâng cao dân trí, góp phần xóa đói giảm nghèo; tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế; phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tôn tạo và gìn giữ các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội truyền thống, cảnh quan, môi trƣờng v.v…

Nhƣng xét về vị trí địa lý và tiềm năng, Vĩnh Phúc là địa phƣơng có lợi thế lớn trong phát triển du lịch. Đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, Vĩnh Phúc đang sở hữu những danh thắng tuyệt đẹp nhƣ: Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải, Đầm Vạc... Đặc biệt, khu du lịch Tam Đảo đƣợc ngƣời Pháp tìm ra và xây dựng từ đầu thế kỷ XX. Sau nhiều năm xây dựng và cải tạo, đến nay, khu du lịch Tam Đảo luôn là sự lựa chọn lý tƣởng cho du khách đến tham quan, nghỉ dƣỡng kết hợp với nghiên cứu tại vƣờn quốc gia Tam Đảo. Các khu du lịch khác nhƣ: Đại Lải, Tây Thiên, Đầm Vạc đã đƣợc quy hoạch và xây dựng từ hơn 10 năm trở lại đây. Hiện nay có nhiều nhà đầu tƣ đã và đang thực hiện các dự án xây dựng sân golf, khách sạn cao cấp, khu biệt thự nhà vƣờn nhằm thu hút khách du lịch tới thăm quan và nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí, tổ chức các hội nghị, hội thảo. Trên địa bàn toàn tỉnh còn có hơn 1.000 di tích văn hoá-lịch sử, trong đó hàng trăm di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh. Các lễ hội, các làng nghề thủ công truyền thống đã và đang dần đƣợc khôi phục, phát triển để đẩy mạnh phát triển du lịch. Ngoài những nguồn tài nguyên chính kể trên, Vĩnh Phúc còn có thể khai thác các nguồn tài nguyên văn hóa phi vật thể, bao gồm những làn điệu dân ca, các điệu múa dân tộc, trò chơi dân gian đặc sắc, và các món ăn đặc sản của địa phƣơng. Đây đƣợc xem là lợi thế để Vĩnh Phúc có thể phát triển hai loại hình du lịch và coi đó là thế mạnh của tỉnh đó là: Du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch tâm linh và du lịch hội thảo hội nghị (MICE).Xác định tầm quan trọng của du lịch đối với phát triển kinh tế, những

năm qua, Vĩnh Phúc đã sớm quy hoạch, huy động mọi nguồn lực để đầu tƣ; Tỉnh uỷ đã có Nghị quyết 01 về phát triển dịch vụ và du lịch; cho triển khai xây dựng, phát triển các điểm, khu du lịch mới, xây dựng các tuor du lịch hấp dẫn du khách; đồng thời, xác định rõ, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của tỉnh.

2.2.3. Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật và biện pháp liên quan của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong hoạt động du lịch quan của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong hoạt động du lịch

Hệ thống chính sách Pháp luật của các cơ quan Trung ƣơng liên quan đến du lịch.

Luật Du lịch đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/06/2015 và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/06/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch. Luật Du lịch ra đời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển du lịch trong quá trình hội nhập. Những nội dung của quy định này đã tạo ra những nền tảng vững chắc để thu hút các doanh nghiệp du lịch nƣớc ngoài đầu tƣ, hợp tác kinh doanh với Việt Nam, đồng thời thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế đén Việt Nam.

Để hƣớng dẫn các cơ quan doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, Nhà nƣớc ban hành hàng loạt các thông tƣ hƣớng dẫn cụ thể là: Thông tƣ 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc hƣớng dẫn thực hiện nghị định số 92/2007/NĐ-CP về một số điều của Luật Du lịch và Lƣu trú du lịch; Quyết định 736/2009/QĐ-BKHCN ngày 04/05/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố tiêu chuẩn Quốc gia về Du lịch và các dịch vụ liên quan; Quyết định số 217/QĐ-TCDL ngày 15/06/2009 của Tổng cục Du lịch về việc ban hành hƣớng dẫn áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia về phân loại, xếp hạng cơ sở lƣu trú; Thông tƣ 47/2010/TT- BTC ngày 12/04/2010 của Bộ Tài chính về việc quy định chi phí thẩm định xếp hạng cơ sở lƣu trú du lịch và phí thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ đạt

tiêu chuẩn phục vụ khách. Ngày 15/01/2014 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng đã ban hành 08 tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đới với các nghê thuộc nhóm nghề du lịch kèm theo Thông tƣ 01/2014/TT-BVHTTDL, cụ thể là: 1) Dịch vụ Nhà hàng; 2) Kỹ thuật chế biến món ăn; 3) Quản trị Khách sạn; 4) Quản trị Khu Resort; 5) Quản trị Dịch vụ giải trí; 6) Huonwgs dẫn Du lịch; 7) Quản trị Lữ hành; 8) Quản trị du lịch MICE.

Để triển khai tốt chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển du lịch. Tỉnh Vĩnh Phúc đã tích cực triển khai một loạt các chƣơng trình, kế hoạch về phát triển du lịch trong tỉnh.

Quyết định số: 2895/QĐ-UBND ngày 27/10/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Đề án Phát triển dịch vụ, du lịch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020. Ngày 04/11/2011 Đảng bộ tỉnh họp và ban hành Nghị quyết số 01- NQ/TU ngày 04/11/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc khóa XV, hội nghị lần thứ VII về phát triển dịch vụ, du lịch Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020, Quan điểm của Nghị quyết là “tập trung phát triển mạnh dịch vụ du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, phục vụ trực tiếp cho khu vực sản xuất; các ngành dịch vụ lợi ích công cộng xã hội; coi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 94 - 109)