Định hướng phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 127 - 132)

Chƣơng 3 GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ

3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.1. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc

Trong những năm qua, Vĩnh Phúc có những bƣớc phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, vƣơn lên trở thành một trong những điểm sáng của cả nƣớc, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và thu hút đầu tƣ. Để tạo bƣớc đột phá, phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, những năm qua tỉnh luôn chú trọng nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. Trong giai đoạn 2010 – 2015, tổng số vốn ngân sách Nhà nƣớc đầu tƣ cho kết cấu hạ tầng du lịch là 107,9 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách Trung ƣơng là 31 tỷ đồng, ngân sách địa phƣơng là 76,9 tỷ đồng. Các dự án tập trung chủ yếu vào các hạng mục công trình nhƣ đƣờng giao thông, điện chiếu sáng, cấp, thoát nƣớc. Bên cạnh nguồn ngân sách Nhà nƣớc, tỉnh ta chú trọng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tƣ phát triển du lịch; cải thiện môi trƣờng đầu tƣ; chủ động dành quỹ đất cho các dự án đầu tƣ du lịch. Đến nay, đã có tổng số 15 dự án lớn của các nhà đầu tƣ và một số công trình đầu tƣ xã hội vào lĩnh vực du lịch đã đƣợc cấp phép đầu tƣ với tổng số vốn đăng ký trên 2.631,4 tỷ đồng. Vĩnh Phúc cũng đã thuê các đơn vị tƣ vấn lập quy hoạch chi tiết các khu Tam Đảo I, Đại Lải và Tây Thiên. Ngành du lịch xác định trƣớc mắt cần tập trung vào những khu du lịch trọng điểm của tỉnh nhƣ Khu Du lịch Tam Đảo, Khu Di tích Danh thắng Tây Thiên (tiếp tục triển khai để hoàn thành Dự án Khu Trung tâm lễ hội Tây Thiên, trƣớc đó Dự án xây dựng hệ thống cáp treo dài 2,5 km tại Trung tâm văn hóa lễ hội Tây Thiên do Công ty Cổ phần Đầu tƣ Lạc Hồng làm chủ đầu tƣ đã khánh thành ngày 7/3/2012 góp phần làm tăng lƣợng khách đến với danh thắng này); Đại Lải (hiện Flamingo Đại Lải Resort vẫn tiếp tục phát triển thêm các hạng mục, Dự

án Paradise Đại Lải Resort đang đƣợc triển khai, nghiên cứu triển khai Dự án Trƣờng đua ngựa Đại Lải); Đầm Vạc (Dự án Khu đô thị sinh thái Nam Đầm Vạc), FLC Vĩnh Thịnh đi vào hoạt động… Ngoài ra, một số khu du lịch đang đƣợc nghiên cứu làm quy hoạch chi tiết để tiếp tục kêu gọi đầu tƣ nhƣ: Hồ Thanh Lanh, hồ Làng Hà, hồ Vân Trục, núi Sáng… Cho đến nay, du lịch Vĩnh Phúc đã phần nào khẳng định đƣợc thế mạnh là du lịch nghỉ dƣỡng và du lịch tâm linh. Theo Quyết định phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Vĩnh Phúc nằm trong vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, thuộc tiểu vùng thủ đô, riêng Khu Du lịch Tam Đảo là một trong 46 khu du lịch quốc gia đƣợc ƣu tiên đầu tƣ 250 triệu USD trong giai đoạn 2011 – 2030.

Chỉ tiêu cụ thể về du lịch: “Đến năm 2015 đón trên 3 triệu lƣợt khách nội địa, tăng bình quân 10-12% năm; trên 80 ngàn lƣợt khách quốc tế, tăng bình quân 12-15%/năm.số lao động trong ngành du lịch đạt 17,7 ngàn ngƣời.trong đó gần 6ngàn lao động chuyên môn. Đến năm 2020 đón khoảng 4,3-4,5 triệu lƣợt khách nội địa tăng bình quân 8-10% năm trên 150 ngàn lƣợt khách quốc tế tăng bình quân 13-15%/năm số lƣợng lao động trong ngành du lịch đạt 25,5 nghìn ngƣời trong đó 8,5 nghìn ngƣời lao động chuyên môn.”.“Tập trung phát triển du lịch theo hƣớng chuyên nghiệp, có thƣơng hiệu, phát triển bền vững; hình thành các tour du lịch có tính liên kết vùng, đầu tƣ và khai thác có hiệu quả các danh lam thắng cảnh: Tam đảo, Tây Thiên, Đầm Vạc, Đại Lải. Xây dựng huyện Tam Đảo thành huyện du lịch trọng điểm của tỉnh. Đồng thời, xây dựng các khu du lịch trọng điểm của tỉnh nhƣ: Khu du lịch nghỉ dƣỡng Tam đảo 1, khu du lịch cao cấp Tam Đảo 2; Khu du lịch lễ hội - tín ngƣỡng Tây Thiên; Khu du lịch nghỉ dƣỡng Đầm Vạc, khu vui chơi giải trí Nam Vĩnh Yên; Khu du lịch nghỉ dƣỡng Đại Lải; trƣờng đua ngựa; khu liên hợp thể thao của tỉnh có tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Đầu tƣ khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử, các khu vui chơi, giải trí mới ở các

huyện, thành phố, thị xã, phục vụ du lịch. Đa dạng hoá các nguồn lực để đầu tƣ, nâng cấp, phát triển và khai thác có hiệu quả cơ sở hạ tầng du lịch; ƣu tiên phát triển các dịch vụ du lịch mới,chất lƣợng cao, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trƣng của tỉnh nhƣ: Du lịch lễ hội - tín ngƣỡng,du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng; du lịch hội nhị, hội thảo; du lịch tìm hiểu văn hoá, lịch sử; du lịch thể thao, mạo hiểm; du lịch vui chơi, giải trí; tăng cƣờng mở rộng không gian du lịch ;đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá, xúc tiến và hợp tác liên kết du lịch vùng, khuvực, quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020 Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm du lịch của khu vực phía Bắc, có cơ sở vật chất kỹ thuật tƣơng xứng với các vùng du lịch trọng điểm của cả nƣớc.”

Với nhận thức và quan điểm phát triển du lịch Vĩnh Phúc đã đƣợc nâng lên một tầm mới, có bƣớc chuyển biến rõ rệt. Đảng và chính quyền địa phƣơng từ chỗ xác định du lịch là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, đến việc các Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV,XV, XVI đều xác định mục tiêu xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Song song với chủ trƣơng trên là các văn bản, đề án, kế hoạch, quy hoạch…về phát triển du lịch Vĩnh Phúc đƣợc xây dựng, phê duyệt và thông qua: Nghị quyết số 1-NQ/TU ngày 04 tháng 11 năm 2011 của hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc khoá 15 về phát triển dịch vụ, du lịch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020 nêu rõ:” Tập trung phát triển mạnh dịch vụ và du lịch,đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh... Phấn đấu đến năm 2020 Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm dịch vụ, du lịch của vùng và của cả nƣớc, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại”; đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch ; quy hoạch tổng thể phát triển du lịch; quy hoạch chi tiết ba khu Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải; chƣơng trình xúc tiến du lịch.Chủ trƣơng, quan điểm là nền tảng, là cơ sở, nhƣng cần phải đƣợc cụ thể hóa bằng chính sách để có thể áp dụng vào thực

tế và mang lại hiệu quả. Đây là vấn đề mà Vĩnh Phúc còn gặp nhiều vƣớng mắc.Những chính sách cần thực hiện sẽ mang lại những kết quả thiết thực trong công tác quản lý, đầu tƣ, khai thác tài nguyên, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm du lịch Vĩnh Phúc. Một số nhóm chính sách phát triển du lịch cần triển khai là:

Chính sách khuyến khích du lịch: Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến Vĩnh Phúc; tăng cƣờng năng lực, ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích đầu tƣ khu vực tƣ nhân vào các lĩnh vực, ngành nghề du lịch, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch; ƣu đãi đầu tƣ đối với vùng có tiềm năng du lịch nhƣng khả năng tiếp cận hạn chế; khuyến khích phát triển sản phẩm mới, sản phẩm đặc thù, sản phẩm/dịch vụ mang tính chiến lƣợc (nghỉ dƣỡng); tăng cƣờng du lịch MICE (du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị, khen thƣởng, hội họp và triển lãm), chú trọng du lịch cao cấp.

Chính sách kiểm soát chất lƣợng du lịch: nâng cao nhận thức, kiến thức về quản lý chất lƣợng, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thống kiểm định, công nhận chất lƣợng; thúc đẩy xây dựng thƣơng hiệu; hình thành và tôn vinh hệ thống danh hiệu, nhãn hiệu

Tăng cƣờng hợp tác đối tác: liên kết giữa đại diện nhà nƣớc với khu vực tƣ nhân theo mô hình tham gia, đại diện, góp vốn, chuyển giao, BOT, BT; tham gia trong tƣ vấn hoạch định chính sách (đơn vị tƣ vấn quy hoạch); chia sẻ trách nhiệm trong thực hiện chƣơng trình phát triển (xúc tiến, quảng bá, phát triển thƣơng hiệu, phát triển nguồn nhân lực); huy động nguồn lực từ khu vực tƣ nhân, xã hội hóa đầu tƣ phát triển hạ tầng du lịch; ƣu đãi đối với những dự án đầu tƣ vào hạ tầng đến chân các công trình thuộc các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh; huy động doanh nghiệp tích cực và chủ động tham gia vào các hoạt động đầu tƣ, xúc tiến du lịch.

Chính sách phát triển du lịch bền vững: khuyến khích sử dụng nguyên vật liệu địa phƣơng, ứng dụng công nghệ sạch, ƣu đãi đối với các dự án phát

triển du lịch có sử dụng nhiều lao động địa phƣơng; khuyến khích, hỗ trợ thực hiện chƣơng trình giám sát môi trƣờng tại các khu, tuyến, điểm và cơ sở dịch vụ du lịch; Khuyến khích, hỗ trợ các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm xã hội và môi trƣờng.

Chính sách ƣu tiên đầu tƣ cho các khu du lịch trọng điểm có sức cạnh tranh cao trong khu vực : ƣu đãi bằng các công cụ tài chính, thu hút FDI, hỗ trợ trực tiếp của nhà nƣớc về cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm, phân cấp quản lý.

Chính sách đầu tƣ phát triển sản phẩm du lịch đặc trƣng địa phƣơng có sức cạnh tranh: tăng cƣờng nghiên cứu thị trƣờng, xây dựng chiến lƣợc sản phẩm; khuyến khích sản phẩm mới có tính chiến lƣợc; hỗ trợ xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu du lịch, sản phẩm đặc trƣng; liên kết khai thác giá trị văn hóa, sinh thái và những tài nguyên du lịch nổi bật.

Chính sách bảo vệ môi trƣờng tại các khu, tuyến điểm, cơ sở dịch vụ du lịch: áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trƣờng; kiểm tra xử lý vi phạm về môi trƣờng du lịch; kiểm định, đánh giá, tôn vinh những thƣơng hiệu, nhãn hiệu du lịch “xanh”; xây dựng nếp sống văn minh du lịch;

Chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch: Khuyến khích đào tạo và chuyển giao kỹ năng tại chỗ; thu hút chuyên gia, nhân tài, nghệ nhân trong và ngoài nƣớc phục vụ cho đào tạo du lịch; tăng cƣờng chuẩn hóa kỹ năng, chƣơng trình đào tạo; đẩy mạnh thẩm định, công nhận kỹ năng; sử dụng phí dịch vụ vào việc đào tạo và phát triển nhân lực.

Chính sách về xúc tiến quảng bá tại các thị trƣờng trọng điểm: tăng cƣờng nghiên cứu thị trƣờng, phân đoạn các thị trƣờng mục tiêu; hỗ trợ về tài chính đối với thị trƣờng trọng điểm; liên kết, tập trung nguồn lực cho xúc tiến quảng bá tại thị trƣờng trọng điểm; quảng bá những thƣơng hiệu mạnh theo phân đoạn thị trƣờng trọng điểm; hình thành các kênh quảng bá toàn cầu đối với

những thị trƣờng trọng điểm (văn phòng đại diện du lịch); chiến dịch quảng bá tại các thị trƣờng trọng điểm.

Phấn đấu đến năm 2020, Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm dịch vụ - du lịch của vuùng à củac ả nƣớc, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại hóa.

Phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch: Tham quan, nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm, du lịch làng nghề,du lịch tâm linh, du lịch cuối tuần,…đƣợc quan tâm phát triển.Mở rộng thêm các lĩnh vực du lịch, dịch vụ hội thảo, phát triển mô hình dịch vụ kết hợp với tham quan, học tập kinh nghiệm. Tạo ra những sản phẩm có thƣơng hiệu, mang nét đặc trƣng riêng của du lịch Vĩnh Phúc.

Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2020; đón khoảng 4,3 – 4,5 triệu lƣợt khách nội địa, tăng bình quân từ 8-10%/năm, trên 150 ngàn lƣợt khách quốc tế, tăng bình quân 13-15%/năm. Số lƣợng lao động trng ngành du lịch đạt 25,5 ngàn ngƣời, trong đó có 8,5 ngàn lao động chuyên môn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 127 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)