Cơ cấu công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 110)

được đào tạo chuyên ngành Du lịch

(Nguồn: Sở VHTT & DL Vĩnh Phúc)

Đối với lãnh đạo, số ngƣời đƣợc đào tạo về chuyên ngành du lịch không cao (34%), nguyên nhân là do sự chuyển đổi cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc về du lịch trong hơn chục năm qua và sự thuyên chuyển lãnh đạo giữa các lĩnh vực.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu lãnh đạo được đào tạo chuyên ngành du lịch

Đối với chuyên viên đƣợc khảo sát, số lƣợng ngƣời đƣợc đào tạo chuyên ngành du lịch chiếm hơn nửa (62%). Những công chức trẻ và đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành du lịch, do vậy họ cũng đã có đƣợc các kiến thức về quản lý nhà nƣớc và quản lý hành chính nhà nƣớc nói chung và du lịch nói riêng, kinh nghiệm thực tế trong hoạt động du lịch của họ vẫn còn hạn chế.

Biểu đồ 2.4 Cơ cấu chuyên viên được đào tạo chuyên ngành Du lịch

(Nguồn: Sở VHTT & DL Vĩnh Phúc)

Thông qua các biểu đồ trên có thể đƣa ra một số kết luận nhƣ sau:

- Hầu hết công chức trong ngành du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đều say mê nghề

nghiệp. Họ đƣợc đơn vị trang bị tƣơng đối đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công việc. Tuy nhiên, thu nhập của họ còn thấp, chƣa tƣơng xứng với công việc đƣợc giao. Đây là vấn đề chung của công chức, tuy còn có những khó khăn về vật chất, nhƣng trong đơn vị, họ đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau để thực hiện tốt những nhiệm của cấp trên giao.

- Do chính sách biên chế công chức trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc, nên biên chế công chức ngành du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt là cấp thành phố, huyện, thị xã rất hạn chế. Trong khi đó, nhiều địa phƣơng hoạt động du lịch phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, dẫn đến công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch còn chƣa tốt, vì thiếu nhân lực so với thực tế quản lý.

Để nâng cao chất lƣợng lao động ngành Du lịch, tháng 2/2013, UBND tỉnh ban hành Đề án số 769/ĐA-UBND về việc Kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển du lịch, dịch vụ tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó, tập trung vào các giải pháp: Hƣớng nghiệp du lịch tại các trƣờng THCS, THPT; mở các cơ sở, các khóa đào tạo nghiệp vụ du lịch trong tỉnh kết hợp có chính sách cụ thể hỗ trợ, khuyến khích thanh niên tham gia các khóa đào tạo về du lịch ở các trung tâm, cơ sở đào tạo ở Hà Nội và các địa phƣơng khác; khuyến khích các doanh nghiệp tự tổ chức các khóa đào tạo mới và tái đào tạo nâng cao nghiệp vụ và ngoại ngữ tại chỗ; tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch của Tổng cục Du lịch và các dự án quốc tế. Sở VH-TT&DL tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nhận thức và trang bị các kỹ năng kinh doanh, giao tiếp với khác du lịch cho cộng đồng ngƣời dân tại các khu du lịch; yêu cầu chủ đầu tƣ các dự án du lịch lớn xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực ngay từ khi triển khai xây dựng; hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực với các địa phƣơng và các tổ chức quốc tế. Điển hình năm 2015, Sở VH-TT&DL phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ cho các giám đốc khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh; cử cán bộ, lao động tham gia các khóa huấn luyện do Tổng cục Du lịch tổ chức nhƣ: Lớp tập huấn về phòng chống tác hại của thuốc lá và xây dựng môi trƣờng du lịch không khói thuốc tại Thanh Hóa, tập huấn về E – Marketting do phái đoàn Liên minh Châu Âu tổ chức tại Hà Nội; tập huấn về chế độ báo cáo thống kê về du lịch tại Quảng Ninh,... Sở VH-TT&DL phối hợp với các cơ sở lƣu trú du lịch trên địa bàn tỉnh tổ chức 3 lớp tập huấn nghiệp vụ buồng, bàn, bar cho các đối tƣợng là nhân viên làm việc tại các cơ sở lƣu trú, 1 lớp tập huấn quản lý cơ sở lƣu trú, 1 lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ thuyết minh viên và hƣớng dẫn viên du lịch.Theo nhƣ ý kiến của ông Đỗ Hoàng Dƣơng, Trưởng phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở VH-TT&DL cho biết, “vấn đề then chốt của du lịch Vĩnh Phúc hiện nay là nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong nước và quốc tế. Để làm được điều đó thì yếu tố quan

trọng hàng đầu là nâng cao chất lượng nguồn lao động. Vì vậy, thời gian tới, ngành Du lịch của tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao số lượng và chất lượng lao động ngành Du lịch”

2.2.6. Công tác điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch và xây dựng sản phẩm

Vĩnh Phúc - vùng đất cổ giàu truyền thống lịch sử văn hóa, là một tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn rất phong phú và đa dạng. Theo thông kê năm 2010 Vĩnh Phúc có 1264 di tích (xếp thứ 9/63 tỉnh, thành) trong đó có 65 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 222 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Tổng lƣợng khách đến tỉnh năm 2011 ƣớc đạt 1.878.500 lƣợt; doanh thu đạt 840 tỷ đồng, tăng 11% so với năm trƣớc. Có thể nói Vĩnh Phúc đã và đang trở thành những địa điểm thu hút du khách bậc nhất hiện nay.

Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên du lịch Vĩnh Phúc, nhu cầu thị trƣờng và năng lực cạnh tranh của tài nguyên du lịch Vĩnh Phúc so với các địa phƣơng khác trong vùng và cả nƣớc có thể xác định đƣợc các sản phẩm du lịch chủ đạo của tỉnh nhƣ :

- Du lịch cuối tuần và du lịch nghỉ dƣỡng: tại các khu vực Tam Đảo, Đại Lải và trong tƣơng lai là Vân Trục, Bò Lạc.

- Du lịch lễ hội, tín ngƣỡng: Tây Thiên, Thiền viện, hội chọi trâu. - Du lịch sinh thái: Vƣờn quốc gia Tam Đảo.

- Du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử: các làng cổ, đình, đền, miếu mạo, di chỉ Đồng Đậu...

- Du lịch tìm hiểu, nghiên cứu làng nghề: lằng rắn Vĩnh Sơn, làng gốm, làng mộc, mây tre đan...

- Du lịch thể thao, mạo hiểm (leo núi), vui chơi giải trí: các sân golf, trƣờng đua, nhà thi đấu.

- Du lịch kết hợp với mục đích thƣơng mại: Vĩnh Yên. - Du lịch hội nghị hội thảo: Tam Đảo, Đại Lải.

- Du lịch tham quan các Khu công nghiệp.

Tạo ra các sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, đặc trƣng đã đƣợc xác định ở 3 khu vực trọng điểm của tỉnh theo hƣớng xây dựng sản phẩm du lịch chuyên đề và kết hợp với các loại hình sản phẩm khác theo tour, tuyến điểm du lịch.

* Vùng Tam Đảo-Tây Thiên là khu vực giàu tiềm năng với vƣờn quốc gia Tam Đảo, hồ Xạ Hƣơng, hồ Làng Hà, đền thờ Tây Thiên Quốc Mẫu, Thiền Viện trúc lâm Tây Thiên, sân Golf Tam Đảo có điều kiện thích hợp để phát triển loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng cuối tuần, thăm quan khu bảo tồn thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hoá, du lịch tâm linh, vui chơi giải trí, thể thao.

* Tổ chức các tour du lịch văn hoá tâm linh, gắn với lễ hội truyền thống nhƣ: Lễ hội đền Hai Bà Trƣng, Tây Thiên, chọi trâu Hải Lựu…

Đa dạng hóa loại hình du lịch trên cơ sở tiềm năng sẵn có của du lịch Vĩnh Phúc, nhƣ du lịch nghỉ dƣỡng cuối tuần; du lịch sinh thái; du lịch nghiên cứu tìm hiểu văn hóa – tâm linh – lịch sử; du lịch làng nghề, du lịch hội nghị, hội thảo (MICE). Những loại hình du lịch này giai đoạn 2016 - 2020 tập trung đầu tƣ khai thác tại các vùng du lịch trọng điểm có lợi thế của Vĩnh Phúc: Vĩnh Yên và vùng phụ cận; Tam Đảo – Tây Thiên và vùng phụ cận, Đại Lải và vùng phụ cận; Tranh thủ khuyến khích đầu tƣ khai thác một số vùng khác khi có điều kiện: Thanh Lanh – Ngọc Bội (Bình Xuyên), Núi Sáng – Thác Bay (Lập Thach, Sông Lô).

2.2.7. Công tác quản bá, xúc tiến du lịch và hợp tác quốc tế du lịch

Với những kết quả và thành tích đạt đƣợc trong năm gần đây, ngành du lịch Vĩnh Phúc sẽ phải tiếp tục chuẩn bị cho sự phát triển có nhiều biến động, đặc biệt trong bối cảnh khu vực đang có những bất ổn, gây ảnh hƣởng tới ngành Việc thu hút khách vào Vĩnh Phúc phải tƣơng thích với khả năng cung ứng dịch vụ, khả năng đáp ứng các yếu tố về nguồn nhân lực, nghiên cứu thị trƣờng cũng nhƣ các sản phẩm, điểm đến. Vì thế, ngành du lịch tỉnh đầu tƣ

phát triển, xây dựng các sản phẩm, thƣơng hiệu, đẩy mạnh đầu tƣ quảng bá xúc tiến du lịch, và song song với việc đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo chất lƣợng dịch vụ.

Công tác quảng bá xúc tiến cần tập trung hơn nƣa vào việc mở rộng thị trƣờng du lịch trong và ngoài nƣớc, ngành du lịch ƣu tiên cho các thị trƣờng trọng điểm và thị trƣờng tiềm năng thông qua các chƣơng trình hợp tác giữa Vĩnh Phúc với các địa phƣơng của cả nƣớc; nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong tổ chức các sự kiện du lịch; đa dạng hoá kênh thông tin và khai thác lợi thế của phƣơng tiện thông tin đại chúng trong tuyên truyền quảng bá du lịch cho cộng đồng; xây dựng chiến lƣợc phát triển thƣơng hiệu du lịch của tỉnh; đẩy mạnh việc xã hội hoá trong công tác quảng bá xúc tiến du lịch để khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí. Nhằm nâng chất lƣợng các chƣơng trình ngang tầm với các tỉnh có ngành kinh tế du lịch phát triển nhƣ:

+ Tăng cƣờng phối hợp với các phƣơng tiện truyền thông đại chúng nhƣ truyền hình (VTV, HTV, VCTV), đài phát thanh. Phát huy vai trò của Bản tin Du lịch trên cơ sở không ngừng cải tiến nội dung, mở rộng mạng lƣới phát hành. Kết hợp với truyền hình thực hiện các chƣơng trình giới thiệu điểm đến.

+ Nâng chất lƣợng nội dung trang web du lịch theo hƣớng cập nhật nội dung phong phú và kịp thời các sự kiện du lịch để thu hút khách truyền tải các thông tin phục vụ cho doanh nghiệp và công chúng.

+ Hợp tác với trung tâm du lịch trong nƣớc, các tỉnh trong khu vực, đặc biệt chú trọng mối quan hệ với Hà Nội để nâng cao chất lƣợng sản phẩm thông qua các tuyến điểm du lịch liên vùng... các hoạt động môi giới, xúc tiến du lịch với các hình thức hội thảo, hội chợ, liên hoan... du lịch

+ Xây dựng hình ảnh chung của du lịch Vĩnh Phúc, phát hành các ấn phẩm giới thiệu tiềm năng, sản phẩm du lịch của Vĩnh Phúc.

+ Giới thiệu tiềm năng về du lịch của Vĩnh Phúc tại các hội chợ, hội nghị, hội thảo trong nƣớc và quốc tế, trong khuân khổ các chƣơng trình về du lịch, văn hoá, thƣơng mại và xúc tiến đầu tƣ.

+ Xác định các kênh thông tin tới khách hàng, các ấn phẩm quảng bá, các chuyến du lịch giới thiệu (FAM trip, tổ chức các chuyến đi tìm hiểu Vĩnh Phúc cho các phóng viên, nhà báo, các hãng lữ hành lớn...)

Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch có nhiều đổi mới, đa dạng về phƣơng thức, nâng cao tính chuyên nghiệp, sáng tạo. Điển hình nhƣ mới nhất nhƣ năm 2015, tỉnh tham gia quảng bá, xúc tiến du lịch tại nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc nhƣ: Ngày hội du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Hội chợ du lịch quốc tế Hà Nội 2015, Lễ khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2015; Hội chợ Thƣơng mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc khu vực Đông Bắc lần thứ IX tại Bắc Kạn năm 2015 (đạt giải C nội dung trƣng bày giới thiệu ẩm thực đặc trƣng của các dân tộc); tham gia Hội chợ Expro 2015. Biên tập, xuất bản sách Du lịch Vĩnh Phúc phiên bản tiếng Anh dùng cho công tác xúc tiến du lịch ở nƣớc ngoài. Chỉnh sửa và tái bản Bản đồ du lịch Vĩnh Phúc. Phối hợp đài truyền hình Việt Nam làm phim phóng sự về khu danh thắng Tây Thiên; phối hợp với Viện Quy hoạch và phát triển Du lịch tổ chức đoàn chuyên gia khảo sát, nghiên cứu, đánh giá các sản phẩm du lịch có lợi thế phát triển trên địa bàn tỉnh.

Trong những năm vừa qua công tác thông tin, xúc tiến du lịch, mặc dù gặp không ít những khó khăn do tác động chủ quan và khách quan, với số lƣợng ngƣời có chuyên môn trong lĩnh vực này còn ít, nguồn kinh phí eo hẹp song đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch luôn tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cố gắng phấn đấu, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị mà tỉnh, ngành đã đề ra, góp phần vào sự phát triển du lịch chung của tỉnh.

2.2.8. Tổ chức bộ máy và công tác phối hợp trong quản lý nhà nước về du lịch về du lịch

Về cơ cấu tổ chức và chức vụ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc bao gồm 1 giám đốc, 4 phó giám đốc, 11 phòng chuyên môn và 14 đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở. Trong đó trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc phát triển du lịch có Phòng Nghiệp vụ du lịch (có 5 biên chế), Phòng Nghiệp vụ Du lịch là phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, có chức năng tham mƣu giúp lãnh đạo Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về Du lịch: Hoạt động lữ hành, hƣớng dẫn du lịch, vận chuyển du lịch; Hoạt động kinh doanh cơ sở lƣu trú du lịch và các dịch vụ du lịch khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Phòng Quy hoạch phát triển tài nguyên du lịch (có 3 biên chế) . Ở 9 huyện, thành phố công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch đƣợc giao cho Phòng Văn hóa - Thông tin, tuy nhiên nhiệm vụ, chức năng chƣa đƣợc quy định rõ ràng, cụ thể. Với tiềm năng du lịch của tỉnh hiện nay, các hoạt động liên quan đến công tác QLNN về du lịch chủ yếu do Phòng nghiệp vụ du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch nghiên cứu, tham mƣu, đề xuất với Lãnh đạo sở để báo cáo cấp có thể thẩm quyền xem xét Quyết định, có thể trong tƣơng lai không đáp ứng đƣợc yêu cầu do số lƣợng biên chế ít mà khối lƣợng công việc cần phải thực hiện khá nhiều theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030, đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt.

2.2.9. Công tác thanh kiểm tra, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch

a. Kiểm tra và giám sát tuân thủ pháp luật, chính sách, quy chuẩn

Công tác quản lý kiểm tra giám sát về hoạt động kinh doanh du lịch cũng đƣợc tăng cƣờng. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức nhiều hội nghị tập huấn pháp luật, chính sách mới liên quan đến hoạt động du lịch. Nhiều lớp đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ về du lịch, hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên đƣợc tổ chức cho hàng ngàn lao động. Phối hợp với các ban ngành của tỉnh tiến hành điều tra, thẩm định và tái thẩm định các cơ sở lƣu trú trong toàn tỉnh.

b. Thanh tra chuyên ngành và thực hiện xử lý các vi phạm trong hoạt động du lịch

Để đảm bảo yêu cầu an toàn, phục vụ chất lƣợng, tạo sự thoải mái, an tâm cho du khách tham quan, nghỉ dƣỡng. Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc thƣờng xuyên tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh. Định kỳ, mỗi năm một lần, Sở đã giao cho

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)