Thời gian du lịch của du khách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 75)

Quý khách muốn du lịch Vĩnh Phúc vào thời gian nào trong năm?

Mùa Số lƣợng Tỷ lệ %

Mùa xuân 14 21

Mùa hè 14 21

Mùa thu 23 34

Mùa đông 6 9

Lựa chọn khac: Bất kỳ thời gian nào trong năm 10 15

Tổng 67 100%

(Nguồn: Điều tra xã hội học)

Hiện nay du khách tới Vĩnh Phúc chủ yếu nghỉ dƣỡng, lễ chùa, nghỉ cuối tuần, chính vì vậy mùa du lịch chính của Vĩnh phúc là mùa xuân và màu hè.

Tuy nhiên, với những du khách các tỉnh lân cận với Vĩnh Phúc , mùa du lịch vẫn có thể là quanh năm, nhƣ du khách ở Hà Nội tới Vĩnh Phúc chỉ mất hơn 1giờ chạy ôtô, sau những giờ làm việc căng thẳng du káhch đã có thể hít thở bầu không khí trong lành và se se lạnh của Đại Lải, hay Tam Đảo. Du khách cũng thƣờng chỉ đi có 2 ngày , đa số là tận dụng ngày nghỉ cuối tuần nên luôn có sự chênh lệch về công suất sử dụng buồng phòng, mật đọ khách giữa các ngày trong tuần và cuối tuần.

Về mức chi tiêu của du khách, có thể thấy rằng Vĩnh Phúc có ít các khu di lịch cao cấp, các trung tâm thƣơng mại lớn để kích cầu mua sắm. Chính vì vậy mức chi tiêu dủa du khách tới Vĩnh Phúc không đƣợc cao đối với cả khách nội địa và khách quốc tế.

2.1.4.4. Làng nghề truyền thống

- Làng Mây tre đan Triệu Đề

Cách cầu Bến Gạo 5km là làng nghề mây tre đan Triệu Đề (Lập Thạch), làng nghề có từ thời nhà Nguyễn, chuyên đan từ tre, mây ra các đồ dùng sinh hoạt và phục vụ sản xuất nông nghiệp nhƣ: thúng, mủng, rổ, rá, dần, sàng, gầu tát nƣớc, một số loại dùng để đánh bắt thủy sản... Gần đây, do nhu cầu phát triển, một số mẫu mã mới, sản phẩm mới có giá trị thẩm mỹ đã đƣợc sáng tạo: chao đèn, lẵng hoa, làn, hộp đựng vv... đƣợc khách hàng nhiều nơi hợp đồng, kể cả xuất khẩu, nên vào vụ nông nhàn, làng nghề lại bận rộn, hối hả để kịp cho đơn hàng thông qua một số doanh nghiệp của làng, đi muôn nẻo...

- Làng gốm Hƣơng Canh

Thuộc huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, nằm ngay trên đƣờng quốc lộ 2A. Làng gốm Hƣơng Canh có từ lâu đời.Làng gốm Hƣơng Canh chuyên làm vại, chĩnh, chậu, lọ, tiểu sành. Gốm Hƣơng canh xƣa nay rất đƣợc ƣa chuộng.Ngƣời ta bảo nhau “Sứ Móng Cái, vại Hƣơng Canh”. Gốm Hƣơng Canh nổi tiếng một vùng từ thời Hậu Lê cách nay chừng 250 năm.. Vì gốm Hƣơng Canh bền chắc, không thấm nƣớc, ngăn đƣợc ánh sáng, giữ nguyên hƣơng vị của vật đựng lại rất đẹp, đẹp tự nhiên, dân dã, mộc mạc mà trầm lắng, nhất là màu sắc của nó.

Gốm Hƣơng Canh từng đi vào thơ Tố Hữu:

“Ai về mua vại Hương Canh

- Làng đá Hải Lựu

Làng nghề đục đá độc đáo của Vĩnh Phúc – Nghề này có chừng 100 năm. Nhờ làng có đá xanh, đá xám chất thành núi, lại có trí sáng tạo và đôi tay khéo đã đục đẽo nên nhiều loại đồ dân dụng sinh hoạt (Cối xay giã, đá mài dao, máng lợn, đế kê cột nhà...), tiến lên đáp ứng yêu cầu cuộc sống có: lọ hoa, tƣợng Phật, tƣợng sƣ tử, voi, chó...đèn vƣờn... là đồ mỹ nghệ. Một số họa sỹ trong tỉnh còn chọn đá Hải Lựu sáng tạo tƣợng đá nghệ thuật.

- Làng mộc Bích Chu

Là một làng quê khá điển hình bên sông Hồng, trên bến dƣới thuyền, đƣờng giao thông thuận lợi, cách nay 300 năm trở thành một làng mộc nổi tiếng cả vùng. Cha truyền con nối, chí thú với làng, với nghề, còn có,nhiều hiệp thợ đi làm ăn ngoài thiên hạ rồi gieo nghề đến nhiều nơi... Sản phẩm Mộc Bích Chu đa dạng, bền đẹp, phong phú, tinh xảo: Bàn ghế, sập gụ, tủ chè, đồ thờ, phục chế đồ cổ, trùng tu di tích, phục dựng nhà cổ, đáp ứng nhiều loại nhu cầu từ truyền thống đến hiện đại mà du khách lại đang tìm về truyền thống... Bích Chu có nhiều doanh nghiệp tạo điều kiện tham dự hội chợ, còn xuầt khẩu ra nƣớc ngoài, có nhiều quầy hàng lớn bán sản phẩm Bích Chu. Nhiều câu ca về Bích Chu vẫn đƣợc khách hàng nhớ mãi: “ Đồ tre Vĩnh Mỗ, đồ gỗ Bích Chu...”.

- Làng rắn Vĩnh Sơn:

- Giá trị độc đáo của sản phẩm rắn Vĩnh Sơn – Vĩnh Tƣờng là kết tinh truyền từ nhiều đời săn bắt và thuần dƣỡng rắn của cƣ dân châu thổ sông Hồng.

- Làng rèn Lý Nhân:

Từ Bích Chu, chỉ hơn 1 km là đến làng Rèn Lý Nhân, tập trung ở thôn Bàn Mạch (Thùng Mạch).

2.1.4.5. Ẩm thực

- Đậu Rùa – món ăn đậm nét hồn quê: Thuộc xã Tuân Chính, huyện Vĩnh

- Su su Tam Đảo: Đƣợc trồng nhiều ở Tam Đảo.

- Cá Thính: Làng Văn Quán huyện Lập Thạch cách sông Lô không xa.

Xa xƣa không có đê điều nhƣ bây giờ nên cứ đến mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch, nƣớc lũ tràn về ngập đầy đồng, cá theo nƣớc vào, mọi ngƣời bắt đƣợc rất nhiều, ăn không hết, đem bán thì chợ xa và thiếu thuyền bè, phơi khô bảo quản cũng khó nên dân Văn Quán đã nghĩ ra cách làm cá thính. Ngoài ra ở Lập Thạch còn có Bánh nẳng, Bánh gạo rang.

-Tép Dầu Đầm Vạc (Vĩnh Yên): Đầm Vạc nằm trong hệ thống sông Hồng, nƣớc hồ đƣợc lƣu thông bởi hệ thống sông ngòi của Vĩnh Phúc.Trong quần thể các đầm, hồ có giá trị cảnh quan du lịch của Vĩnh Phúc thì Đầm vạc có một vị trí trang trọng. Đầm Vạc nằm ở giữa trung tâm Thành phố Vĩnh Yên, có 23 nhánh chính tạo ra những hồ, lạch nhỏ có chu vi 14km2.

- Rắn Vĩnh Sơn: Làng Vĩnh Sơn có nghề nuôi rắn gia truyền có từ bao

giờ không hay, chỉ biết các cụ từ 80 - 90 trở lên cũng đã thấy có rồi. Các cụ kể: thoạt đầu các vị tiền bối bắt rắn về để bán cho ngƣời ngâm rƣợu; bắt về thì nhất vào các bể, sống đấy, chờ bán đi các nơi; sau thấy rắn cái cũng đẻ trứng, trong cũng nở rắn con nên cứ thế nuôi tiếp; nuôi lâu thì thành nghề cha truyền con nối.

- Bánh hòn Hội Hợp: Ngày trƣớc, trong tiệc Giao điệt (gọi nôm na là

Tiệc vật) ở hội làng Hội Hợp (xã Hợp Thịnh) mở từ ngày 10-15 Âm lịch hàng năm, có lệ các giáp thi làm cỗ chung đình.Trong mâm cỗ thi, ngoài giò, nem, ninh, mọc, bắt buộc phải có món Bánh hòn.

- Cháo se, bánh hòn Hƣơng Canh

- Bánh nẳng, bánh gạo rang: Vùng Lập Thạch có câu: Bánh Nẳng chợ Tràng, bánh gạo rang Tiên Lữ. Vùng chợ Tràng (Đạo Nội, Đôn Nhân, Đôn Mục) xƣa có bánh Nẳng ngon có tiếng.

- Xôi đen - Vị thuốc bổ của miền núi: Ngƣời Sán Dìu ở Trung Mỹ -

Bình Xuyên, có rất nhiều món ăn độc đáo.Chỉ riêng xôi nếp cũng đã có rất nhiều loại, từ xôi vàng với quả dành dành.

- Thịt bò tái kiến đốt (Tam Đảo): Là một món đặc sản quý với các

khâu chế biến vô cùng lạ, đặc biệt và tinh tế.Khi ăn ta sẽ cảm nhận đƣợc nhiều hƣơng vị khác nhau từ những miếng thịt bò. Đây là món ăn không chỉ tốt cho tiêu hóa mà nó còn là vị thuốc phòng và chữa bệnh thần kinh hoặc thấp khớp. Ngoài ra Tam Đảo còn có các món đặc sản nhƣ: Rau su su, Rƣợu sâu chít, Thịt lợn rừng, Gà đồi.

- Dứa Tam Dƣơng (Tam Dƣơng): Đến với vùng đất Tam Dƣơng -

Vĩnh Phúc du khách sẽ đƣợc thỏa sức ngắm nhìn những rừng dứa bạt ngàn, đẹp nhất là vào mùa quả chín. Hơn nữa du khách sẽ còn đƣợc thƣởng thức hƣơng vị đặc trƣng riêng của nhiều loại dứa khác nhau nhƣ: Dứa mật nhiều nƣớc và rất ngọt. Dứa mỡ gà ruột màu vàng nhạt, vị chua. “Dứa Hƣớng Đạo” quả nhỏ, ruột dòn, vị ngọt mà dốt dốt chua, ăn ngon nhất.

- Cháo se, bánh hòn, vó cần (Hƣơng Canh - Bình Xuyên): - Bánh Ngõa Lũng Ngoại

Ẩm thực Vĩnh Phúc vô cùng phong phú và độc đáo. Du khách đến với Vĩnh Phúc không thể không thƣởng thức qua các sản vật nơi đây

Lễ hội Vĩnh Phúc

- Hội bơi trải Tứ Yên (Tứ Yên, huyện Sông Lô) vào 2 ngày 25, 26 tháng 5 âm lịch hàng năm.

- Lễ hội Tứ dân chi nghiệp (xã Đại Đồng-Vĩnh Tƣờng) tổ chức vào ngày 20 tháng Giêng. Hàng năm ngày 4-5 tháng Giêng mỗi nhà có trâu và gia đình "sạch bụi phong quang" đều phải "sắm" một con trâu, bò đem ra sân đình.

- Lễ hội Đúc Bụt làng Phù Liễn (Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh – huyện Tam Dƣơng) vào mồng 8 tháng Giêng dân làng tổ chức lễ hội đúc "Bụt" tại đình làng.

- Lễ hội Đả cầu cƣớp phết diễn ra chiều ngày 7 tháng Giêng hàng năm tại đền Đông Lai, xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch.

- Lễ hội chọi trâu Hải Lựu (xã Hải Lựu, Sông Lô, Vĩnh Phúc). Lễ hội này đƣợc mở hàng năm vào ngày 17 tháng Giêng.

- Hội vật làng Hà (xã Hồ Sơn, Tam Đảo) diễn ra vào mồng 7 tháng Giêng. - Lễ hội Tây Thiên (xã Đại Đình, Tam Đảo) vào 15/2 âm lịch. Là một trong ba lễ hội lớn nhất miền Bắc.

- Lễ hội Kéo Song (Hƣơng Canh,Bình Xuyên) mùng 3 – 5 âm lịch (Tết Nguyên Đán)

- Lễ hội Đình Thổ Tang diễn ra vào 10 tháng Giêng.

- Lễ hội đền Ngự Dội (xã Vĩnh Ninh, Vĩnh Tƣờng) vào ngày 14, 15 tháng Giêng.

- Lễ hội đền Ngô Tƣớng Công (thị xã Phúc Yên) vào 9 tháng Giêng. - Lễ Hội Đền Thính (xã Tam Hồng, Yên Lạc) vào ngày mùng 6 tháng Giêng. - Lễ hội chợ Rƣng (thị trấn Tứ Trƣng, Vĩnh Tƣờng) cứ vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm lễ hội đền thờ Đức Ông.

Các sẩn phẩm du lịch chính của tỉnh

– Du lịch cuối tuần và du lịch nghỉ dƣỡng; – Du lịch lễ hội, tín ngƣỡng;

– Du lịch sinh thái;

– Du lịch tìm hiểu các giá trị lịch sử – văn hoá ( bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, di tích khảo cổ học, các phong tục, tập quán, …);

– Du lịch tìm hiểu, nghiên cứu các làng nghề;

– Du lịch thể thao, mạo hiểm (leo núi), vui chơi giải trí; – Du lịch hội nghị, hội thảo;

– Du lịch thăm quan các Khu công nghiệp.  Các cụm, tuyến, điểm du lịch chủ yếu:

+ Cụm Vĩnh Yên.

+ Cụm Tam Đảo – Tam Dƣơng. + Cụm Phúc Yên – Bình Xuyên. + Cụm Yên Lạc – Vĩnh Tƣờng. + Cụm Lập Thạch – Sông Lô. – Các tuyến du lịch:

+Tuyến du lịch nội tỉnh:

+Tuyến du lịch liên tỉnh: Đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy

Tóm lại, các tài nguyên du lịch của Vĩnh Phúc khá đa dạng và phong phú, thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch. Mặc dù có những tiềm năng thuận lợi cơ bản nhƣ trên, nhƣng du lịch Vĩnh Phúc vẫn chƣa có những bƣớc phát triển xứng với tiềm năng do hệ thống hạ tầng vẫn chƣa đƣợc đầu tƣ theo kịp nhu cầu phát triển, nhận thức về du lịch nói chung, du lịch bền vững nói riêng còn chƣa đƣợc rõ nét, việc đầu tƣ cho các sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên thế mạnh của địa phƣơng chƣa thực sự đƣợc đầu tƣ đúng mức. Đồng thời để phát huy tối đa thuận lợi về đặc thù của tài nguyên du lịch, quá trình lập kế hoạch và quản lý phát triển du lịch phải luôn gắn với quan điểm và mục tiêu phát triển liên ngành, liên vùng.

2.1.5. Doanh nghiệp du lịch

a. Hệ thống cơ sở lưu trú- ăn uống

Cùng với sự gia tăng nhu cầu du lịch của khách du lịch, hệ hống cơ sở lƣu trú trên địa bàn tỉnh có sự gia tăng, tuy không nhanh nhƣng khá ổn định .Trƣớc đây du lịch Vĩnh Phúc chƣa đƣợc chú trọng phát triển, do vậy số lƣợng cơ sở lƣu trú còn ít, chủ yếu là nhà nghỉ, với trang thiết bị nghèo nàn. Tuy nhiên ngày nay với sự đầu tƣ cũng nhƣ sự phát triển mạnh mẽ của du lịch, nhu cầu nghỉ ngơi của ngƣời dân đƣợc tăng nhanh, bên cạnh việc thƣ giãn. Vĩnh Phúc còn thu hút khách du lịch bởi một số danh lam thắng cảnh nhƣ Tây Thiên, Thiền Viện Trúc Lâm, Tam Đảo, Hồ Đại Lải,… Để đáp ƣng nhu cầu khách du lịch đến tham quan, nghỉ dƣỡng, những năm gần đây nhiều

doanh nghiệp đã đầu tƣ khá đa dạng, phong phú cho các loại hình cơ sở lƣu trú. Ngoài các khách sạn, nhà nghỉ, hiện nay ở các khu du lịch còn có các khu nghỉ dƣỡng cao cấp (Resort), các căn hộ du lịch, biệt thự du lịch,… đƣợc đƣa vào phục vụ du khách. Con số trên chỉ đáp ứng đƣợc một phần lƣợng khách du lịch tới Vĩnh Phúc hàng năm. Nếu vào đợt cao điểm nhƣ nghỉ lễ, nghỉ hè, tại các khu du lịch nổi tiếng nhƣ Tam Đảo, Đại Lại, số phòng nghỉ trên chỉ đáp ứng khoảng hai phần ba lƣợng khách tới Vĩnh Phúc. Với những nhu cầu đa dạng đã kích thích việc xây dựng thêm những khách sạn, do đó số lƣợng khách sạn tăng lên và số lƣợng nhà nghỉ có xu hƣớng tăng chậm hơn.

Bảng 2.3. Hiện trạng cơ sở lưu trú – ăn uống Vĩnh Phúc (giai đoạn 2010 – 2015)

Năm Cơ sở lƣu

trú 4 sao 3 sao 2 sao 1 sao

Phòng nghỉ Nhà hàng 2010 152 1 - 16 3 2.650 273 2011 172 1 1 22 10 2.789 334 2012 204 1 1 24 16 3.434 360 2013 234 1 1 28 14 3.920 447 2014 278 1 1 26 19 4.350 547 2015 294 1 2 26 20 4.542 568

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc)

Theo báo cáo tổng kết của sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến tháng 12/2009 , trên toàn tỉnh có 136 cơ sở lƣu trú, trong đó có 48 khách sạn (có 19 khách sạn từ 1-2 sao, 29 khách sạn chƣa xếp hạng) và 88 nhà nghỉ; và đến năm 2012 tăng lên 204 cơ sở lƣu trú, tăng 32 cơ sở so với năm 2011, công suất sử dụng phòng đạt trên 70%; trong đó có 40 khách sạn sao (1 khách sạn 4 sao, 1 khách sạn 3 sao, 24 khách sạn 2 sao và 14 khách sạn 1 sao). Tính đến ngày 31/12/2013 trên địa bàn toàn tỉnh có 10 đơn vị kinh doanh du lịch lữ hành, (trong đó: 03 đơn vị lữ hành quốc tế và 7 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa) và 234 cơ sở lƣu trú (trong đó có 01 khách sạn 4 sao, 01 khách sạn 3 sao,28 khách sạn 2 sao, 14 khách sạn 1 sao, 192 đơn vị đạt

tiêu chuẩn kinh doanh lƣu trú du lịch) với 3.920 phòng và 1.475 nhân viên phục vụ. Hiện nay ở trên địa bàn tỉnh có 294 cơ sở lƣu trú du lịch, với 4.542 buồng, phòng (năm 2015). Trong đó có 1 khách sạn 4 sao, 2 khách sạn 3 sao, 28 khách sạn 2 sao, 24 khách sạn 1 sao và 245 cơ sở lƣu trú đạt tiêu chuẩn, với số phòng nghỉ lên đến hơn 4.500 phòng, trong đó khách sạn Sông Hồng Thủ Đô đã đƣợc Tổng cục Du lịch gia Quyết định số 482/QĐ-TCDL, ngày 13/10/2010 công nhận đạt chuẩn 4 sao đầu tiên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và cho đến cuối 2014 vẫn chƣa có khách sạn 4 sao thứ 2 nào. Theo dự báo đến năm 2020 toàn tỉnh Vĩnh Phúc cần đến 5.000 phòng; đến năm 2030 cần 7.800 phòng, công suốt sử dụng phòng đạt từ 50 đến 70%. Đến 2010, ở khu du lịch Đại Lải xuất hiện thêm một số Resort mới và công tác quảng bá cũng đƣợc triển khai và bƣớc đầu có thành quả mang lại khá khả quan

Hệ thống cơ sở kinh doanh ăn uống cũng đƣợc đầu tƣ và phát triển hơn trƣớc đây. Vì hầu hết ở các khách sạn, khu nghỉ dƣỡng đều có phục vụ ăn uống. Các Nhà hàng chỉ tập trung chủ yếu ở Thành Phố Vĩnh Yên và một số ở Thị xã Phúc Yên để phục vụ du khách. Bên cạnh đó còn có những quán ăn ở các địa phƣơng phục vụ món ăn truyền thống, đặc sản vùng, ngon và lạ với du khách.

- Sự phân bố cơ sở lƣu trú không đều, chủ yếu tập trung ở thành phố Vĩnh Yên (33,09%) và Tam Đảo (31,06%) tổng số cơ sở lƣu trú trên địa bàn tỉnh; tiếp theo là Phúc Yên (14,4%) và Hƣơng Canh (5,7%).

Bảng 2.4. Bảng phân bố cơ sở lưu trú phân theo vùng tại Vĩnh phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 75)