Những hạn chế trong quản lý nhà nước về du lịc hở Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 132 - 134)

Chƣơng 3 GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ

3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.2. Những hạn chế trong quản lý nhà nước về du lịc hở Vĩnh Phúc

Bên cạnh những thành tựu tích cực đạt đƣợc, công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch của tỉnh Vĩnh phúc trong thời gian qua cũng bộ lộ những hạn chế:

Thứ nhất là: Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về du lịch cho ngƣời dân địa phƣơng chƣa mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó công tác nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phƣơng về vai trò phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung, mặc dù đƣợc chínhu qyền tỉnh thực hiện khá tích cực, song hiệu quả còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay.

Việc tuyên truyền bảo vệ môi trƣờng chƣa đƣợc thực hiện sâu rộng đến khách, đến ngƣời dân địa phƣơng, việc áp dụng kiểm tra, xử lý vi phạm về môi trƣờng chƣa đƣợc thực hiện triệt để.

Thứ hai là: Việc cụ thể hóa ban hành các cơ chế chính sách thuộc thẩm quyền để quản lý, điều hành về du lịch còn chậm, nội dung chƣa sát với thực tế. Chƣa xây dựng đƣợc cơ chế chính sách ƣu đãi đầu tƣ cho du lịch với các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực chƣa kịp thời.

Thứ ba là: Hiệu lực quản lý về du lịch còn thấp, tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch còn thiếu ổn định; chƣa chú trọng hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển du lịch, đặc biệt là hệ thống văn bản pháp quy hƣớng dẫn chi tiết thi hành Luật Du lịch. Việc tách ra và sáp nhập ảnh hƣởng không nhỏ đến quad trình đồng bộ hóa văn bản quy phạm pháp luật quản lý Nhà nƣớc của ngành.

Công tác quản lý các khu, điểm du lịch trên địa bàn còn yếu và chồng chéo.

Thứ tư là: Vai trò chỉ đạo của nhà nƣớc về du lịch ở Trung ƣơng và địa phƣơng trong phối hợp giữa các cấp, các ngành thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ chiến lƣợc, quy hoạch phát triển du lịch và hợp tác quốc tế chƣa phát huy đầy đủ.

Thứ năm là: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hƣớng dẫn thi hành, chiến lƣợc, quy hoạch, các chƣơng trình, đề án đƣợc xây dựng khá nhiều nhƣng việc triển khai còn thiếu tính khả thi do thiếun nguồn lực và cơ chế phù hợp, mục tiêu còn dàn trải và chồng chéo.

Thứ sáu là: Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch đƣợc thực hiện nhƣng hiệu quả chƣa cao. Nguồn nhân lực du lịch tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay vừa thừa, vừa thiếu, yếu kém về chuyên môn và kỹ năng làm việc. Lao đông trực tiếp luôn biến động, cán bộ quản lý về du lịch yếu về chuyên môn, ngoại ngữ, thiêu stinhs chuyên nghiệp và thái độ làm việc.

Đội ngũ cán bộ công nhân viên đƣợc đào tạo chuyên nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ. Thậm chí có những nơi, những lúc chất lƣợng dịch vụ kém, kinh

doanh theo kiểu chụp giật, thái độ ứng xử thiếu văn hoá, làm cho du khách không hài lòng

Thứ bảy là: Xúc tiến quảng bá còn thiếu cơ chế chính sách, thiếu nguồn lực và tính chuyên nghiệp dẫn tới kém hiệu quả, chƣa chủ động định vị vững chắc đƣợc tại thị trƣờng mục tiêu.

Các chủ doanh nghiệp chƣa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền quảng bá, xây dựng thƣơng hiệu, nhiều doanh nghiệp chƣa chú trọng nâng cao chất lƣợng sản phẩm; ý thức về quảng bá du lịch của các doanh nghiệp còn mang nặng tính hình thức.

Công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch và xử lý vi phạm từng nơi, từng lúc chƣa dứt khoát, còn kéo dài, việc tố cáo, khiếu nại trong lĩnh vực du lịch còn diễn biến phức tạp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 132 - 134)