Vai trò của báo chí đối với hoạt động truyền thông về CMCN4.0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 trên báo điện tử việt nam (Trang 36 - 37)

Theo số liệu thống kê từ Bộ Thông tin và Truyền thông, tính tới tháng 12 năm 2017, cả nước hiện có 849 cơ quan báo chí, tạp chí in, trong đó có 86 báo Trung ương, 99 báo địa phương, 664 tạp chí và 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, năm đơn vị hoạt động truyền hình với tổng số kênh phát thanh, truyền hình trong nước được cấp phép là 281 kênh; 195 cơ quan báo chí điện tử đã được cấp phép, trong đó có 171 cơ quan báo chí, đài, tạp chí thực hiện loại hình báo chí điện tử; 178 giấy phép được thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp cho các cơ quan báo chí in, phát thanh, truyền hình. Tính đến tháng 11/2017, cả nước có hơn 18.000 nhà báo được cấp thẻ.

Đây chính là lực lượng hùng hậu, xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa nói chung và trong công tác truyền thông về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

CMCN 4.0 đem đến cho Việt Nam cơ hội rất lớn, tuy nhiên thách thức cũng không hề nhỏ. Đảng, Nhà nước và Chính phủ rất quan tâm đến việc này. Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn: “Dù tên gọi này hay tên gọi khác nhưng người ta đều quan tâm tới những nội dung cụ

thể. Ở Việt Nam, trong các nghị quyết của Đảng cũng ở mức độ này mức độ khác đề cập đến tất cả lĩnh vực của CMCN 4.0”.[7]

Ngày 03/04/2018, tại buổi họp Chính phủ, Thủ tướng đã đề nghị các thành viên Chính phủ nghe báo cáo về CMCN 4.0. Nhiệm vụ đặt ra là phải tăng tốc phát triển hạ tầng thông tin trên cơ sở bảo đảm tính kế thừa, tận dụng thành tựu kết quả đã có, phù hợp với các chiến lược quy hoạch kế hoạch trong các lĩnh vực, trong đó phải ưu tiên công nghệ thông tin và truyền thông, coi đây là hạ tầng cho sự phát triển, trong cuộc cách mạng công nghiệp này. Làm thế nào để kết hợp với những đột phá trong phát triển với những mục tiêu cao hơn, tốc độ nhanh hơn.

Chính phủ cũng đề ra 09 nhiệm vụ nhằm phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật, trong đó nhấn mạnh đến nhiệm vụ đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về CMCN 4.0. “Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu các cơ quan báo chí phải tuyên truyền mạnh mẽ để nâng cao nhận thức cho người dân biết về vai trò tầm quan trọng là chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của CMCN 4.0 này. Vì vậy, Thủ tướng giao Bộ KH&CN là đầu mối chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch triển khai CMCN 4.0 tại Việt Nam”.

Truyền thông về CMCN 4.0 có vai trò đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Qua báo chí và các kênh truyền thông, các cấp, các ngành và toàn xã hội được tiếp cận với các thông tin về CMCN 4.0, hiểu được nội dung, bản chất của sự việc, vấn đề; từ đó nâng cao nhận thực về vai trò, ảnh hưởng, cơ hội và thách thức mà CMCN 4.0 mang lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 trên báo điện tử việt nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)