Quá trình truyền thông nói chung và truyền thông về CMCN 4.0 nói riêng đều chịu tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan.
1.5.1 Yếu tố chủ quan
Yếu tố chủ quan xuất hiện trong bản thân của đối tượng truyền và nhận thông tin về CMCN 4.0, gồm: kỹ năng ngôn ngữ; trình độ tiếp nhận; quá tải thông tin.
Kỹ năng ngôn ngữ: Mỗi người có cách hiểu và cách cảm nhận thông tin về CMCN 4.0 khác nhau. Thông tin về CMCN 4.0 vốn chứa nhiều thuật ngữ khoa học chuyên ngành khô khan, khó tiếp nhận. Thông tin không mang tính phổ thông, do vậy không phải đối tượng độc giả nào cũng tiếp thu và hiểu hết được.
Trình độ tiếp nhận (nhận thức): Đây là yếu tố gây trở ngại không nhỏ trong truyền thông nói chung và truyền thông về CMCN 4.0 nói riêng. Việc tiếp nhận thông tin về CMCN 4.0 trên báo điện tử chủ yếu bằng thính giác (nghe) và thị giác (nhìn, xem). Cùng một thông tin chuyển tải tới độc giả, nhưng mỗi người lại có cách tiếp nhận khác nhau, thái độ, tình cảm khác nhau. Chẳng hạn, đối với độc giả thuộc đối tượng là tri thức, nhà khoa học cách thức tiếp nhận khác so với đối tượng độc giả là sinh viên hoặc nông dân.
Ngoài ra, đối với đặc thù báo điện tử truyền tải thông tin trên môi trường Internet, độc giả tiếp cận qua các thiết bị công nghệ. Không phải đối tượng độc giả nào cũng có điều kiện và trình độ, kỹ năng để tiếp cận các thông tin này.
Quá tải thông tin: Báo điện tử là loại hình báo chí mới, khả năng sản xuất và cập nhật thông tin nhanh, khối lượng tin tức đăng tải trên báo điện tử hàng ngày khá lớn. Nếu độc giả không tập trung hoặc ít có thời gian theo dõi, thông sẽ sẽ bị trôi đi và bị lãng quên. Bên cạnh đó, các trang mạng xã hội cũng tham gia vào quá trình thông tin, chưa kể các website và báo chí không chính thống, tạo nên “ma trận” thông tin với các luồng thông tin trái chiều gây “nhiễu” cho bộ lọc của độc giả.
1.5.2 Yếu tố khách quan
Các yếu tố khách quan có tác động đến truyền thông về CMCN 4.0 gồm: cơ chế chính sách; chủ trương (tôn chỉ) của tòa soạn; sự gây nhiễu.
Cơ chế chính sách: Cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về CMCN 4.0 là yếu tố có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm truyền thông về CMCN 4.0. Trước sự phát triển và tác động sâu rộng của CMCN 4.0, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng, đặc biệt là Chỉ thị 16/CT-TTg về năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0, dự kiến thời gian tới sẽ có Nghị quyết về CMCN 4.0. Đây là bước tạo đà quan trọng để thúc đẩy truyền thông về CMCN 4.0.
Chủ trương (tôn chỉ) của tòa soạn: Đây là yếu tố quan trọng, tiên quyết trong kế hoạch thông tin của mỗi tòa soạn báo điện tử. Việc có triển khai thông tin hay không, mức độ thông tin nhiều hay ít, tần suất như thế nào đều phụ thuộc vào quan điểm lãnh đạo của tòa soạn cũng như sự chỉ đạo của cơ quan quản lý báo chí.
Sự gây nhiễu: Môi trường Internet và công nghệ lập trình web hiện các báo điện tử sử dụng với nhiều tiện ích và lợi thế trong truyền tải thông tin, song cũng không tránh khỏi những rủi ro. Lỗ hổng trong bảo mật thông tin và an ninh mạng là điểm yếu để các hacker thực hiện các cuộc tấn công mạng nhằm vào các tòa soạn báo điện tử nhằm thay đổi dữ liệu để phục vụ cho các âm mưu chống phá của lực lượng thù địch. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình truyền tải thông tin nói chung và truyền thông về CMCN 4.0 trên báo điện tử nói riêng.
Tiểu kết Chƣơng 1
Trong Chương 1, tác giả đề cập đến những lý thuyết nền tảng của Luận văn, đồng thời tập trung làm rõ những vấn đề lý luận chung có tính chi phối đến các phân tích trong hoạt động nghiên cứu ở những chương sau.
Theo đó, một số khái niệm cơ bản được làm sáng tỏ gồm: Khái niệm về truyền thông, truyền thông đại chúng; Khái niệm, đặc trưng của báo điện tử; Khái niệm cách mạng, cách mạng công nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả cũng giới thiệu về lịch sử hình thành, nội dung của cuộc CMCN 4.0.
Đặc biệt, tác giả đề cập đến hoạt động truyền thông về CMCN 4.0 trên báo điện tử hiện nay, trong đó nhấn mạnh đến ba yếu tố cấu thành, gồm: nội dung, hình thức, tính tương tác trên báo điện tử, làm cơ sở cho những khảo sát, phân tích và đánh giá ở chương kế tiếp.
Qua Chương 1, tác giả cũng làm rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, những ảnh hưởng và tác động của báo chí trong công tác truyền thông về cuộc CMCN 4.0 hiện nay, từ đó phân tích các tiêu chí đánh giá hiệu quả truyền thông cũng như những yếu tố tác động đến hiệu quả truyền thông CMCN 4.0 trên báo điện tử.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆP 4.0 TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM