Dù mới bước đầu tiếp cận với thông tin về CMCN 4.0, nhưng công chúng đã có sự nhận thức về thách thức và sự tác động của nó mang lại. Tuy nhiên, tỷ lệ nhận thức về CMCN 4.0 có tác động lớn so với tỷ lệ còn lại (cho
rằng bình thường, ít có tác động hoặc không ảnh hưởng gì) mới đang ở mức 50/50. Điều này cho thấy, báo điện tử và các phương tiện truyền thông đại chúng cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về CMCN 4.0.
Đặc biệt cần có thêm những bài chuyên đề, chuyên sâu, đưa những ứng dụng đơn giản nhất đang hiện hữu trong cuộc sống (là kết quả của CMCN 4.0) như: ứng dụng gọi xe Grap, Uber (trước đây), đặt hàng online,… là những thành quả đã và đang được ứng dụng từ CMCN 4.0 mang lại mà không xa lạ gì. Đồng thời, cũng phải đưa ra những mặt tiêu cực, khó khăn, thách thức từ CMCN 4.0 mang lại.
Nhấn mạnh quan điểm hai mặt của CMCN 4.0. Nhà báo Bích Ngọc của VnExpress chia sẻ: “Các hoạt động truyền thông về CMCN 4.0 không nên quá “tô hồng” cũng như biến CMCN 4.0 thành “ngáo ộp” mà cái quan trọng ở đây chính là cần đi sâu vào việc bản thân các doanh nghiệp, người dân, cộng đồng xã hội,… đã có những chuẩn bị như thế nào cho phù hợp với tình hình thực tế”.
Bảng 2.4. Mục đích tiếp cận thông tin CMCN 4.0 của công chúng
TT Nội dung Số chọn Tỷ lệ %
1 Thấy thì đọc 49 24,9
2 Tò mò 36 18,3
3 Để không (bị coi) lạc hậu 23 11,7
4 Cập nhật kiến thức, công nghệ 89 45,2
Tổng 197 100,0
Có thể thấy, việc tiếp cận thông tin CMCN 4.0 của độc giả có sự chủ động và có chủ đích. Số người tiếp cận thông tin CMCN 4.0 để cập nhật kiến
thức và công nghệ chiếm tỷ lệ khá 45,2%, thuộc các bình chọn của nhóm CCVC và lãnh đạo doanh nghiệp.
Số người tiếp cận thông tin KH&CN thụ động, không phục vụ mục đích gì “thấy thì đọc” chiếm tỷ lệ khá cao, 24,9%; Số đọc vì “tò mò” chiếm 8,9%. Nhóm này rơi vào các đối tượng là sinh viên. Nhiều người cũng thẳng thắn thừa nhận việc đọc thông tin CMCN 4.0 chỉ để biết đến và không (bị coi) lạc hậu, số này chiếm 11,7%