trên báo điện tử
2.3.1 Kết quả điều tra xã hội học
Sau 2 tuần phát phiếu khảo sát, thu về tổng số 197 phiếu (78 phiếu của nhóm công chức, viên chức, 60 phiếu của sinh viên, 59 phiếu của lãnh đạo doanh nghiệp). Kết quả điều tra xã hội học được trình bày cụ thể bằng các bảng biểu dưới đây:
Với câu hỏi thăm dò công chúng biết đến thông tin cuộc CMCN 4.0 qua các kênh nào. Tác giải đưa ra 04 loại hình báo chí và mạng xã hội để lựa chọn. Theo đó, báo điện tử loại hình được công chúng lựa chọn nhiều nhất.
Biểu đồ 2.5. Sử dụng loại hình báo chí để tiếp cận thông tin CMCN 4.0
nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí nói chung và thông tin CMCN 4.0 nói riêng của công chúng ngày càng có xu hướng lựa chọn các loại hình báo chí hiện đại, ứng dụng công nghệ và mạng Internet. Mạng xã hội có tỷ lệ người lựa chọn không cao, bởi thực thế cho thấy thông tin CMCN 4.0 ít khi xuất hiện, các bài viết về CMCN 4.0 chủ yếu từ các chia sẻ (share) của độc giả hoặc fanpage các báo điện tử.
Từ kết quả thăm dò cho thấy, báo điện tử đã đang và sẽ kênh tiếp nhận thông tin chủ yếu của độc giả không chỉ với thông tin CMCN 4.0 mà cả các lĩnh vực khác. Qua đó, báo điện tử cũng thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác thông tin tuyên truyền nói chung cũng như việc đổi mới nội dung, hình thức truyền thông về CMCN 4.0 nói riêng để ngày càng thu hút đông đảo độc giả quan tâm.
Biểu đồ 2.6. Mức độ quan tâm thông tin CMCN 4.0 trên báo điện tử
Số liệu điều tra cho thấy, mức độ tiếp nhận thông tin về CMCN 4.0 trên báo điện tử của công chúng còn khá hạn chế. Có quá nửa số người được hỏi (53,3%) cho biết chỉ thỉnh thoảng “ghé thăm” các thông tin này, trong khi đó 11,2% số người ít quan tâm và còn 2,5% số người không quan tâm đến thông
Điều này phù hợp với các lý giải của phóng viên VnExpress và lãnh đạo báo điện tử VietnamPlus cho rằng, CMCN 4.0 là chủ đề thông tin mới, nội dung vốn khô khan, kém hấp dẫn nên chưa thu hút được nhiều độc giả. Các nhóm lựa chọn thỉnh thoảng hoặc ít quan tâm rơi vào các phiếu từ nhóm đối tượng là sinh viên. Tuy vậy, số người dành nhiều thời gian để đọc các thông tin về CMCN 4.0 cũng không hề nhỏ (32%), chủ yếu rơi vào nhóm phiếu CCVC và lãnh đạo doanh nghiệp. Bài toán đặt ra đối với các báo điện tử là làm sao vừa đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về CMCN 4.0 vừa thu hút được đông đảo độc giả quan tâm theo dõi chủ đề.
Về sự tác động của CMCN 4.0, kết quả phiếu thu về không quá bất ngờ khi có 54,3% số người được hỏi cho rằng cuộc CMCN 4.0 có tác động lớn đến xã hội. Tuy nhiên, phần lớn lại cho rằng, cuộc cách mạng này diễn ra ở mức độ bình thường chiếm tỷ lệ khá cao 34%, thậm trí 10,7% số người cho rằng CMCN 4.0 ít có tác động và 1% cho rằng, CMCN 4.0 không có ảnh hưởng, tác động gì tới đời sống.
Biểu đồ 2.7. Đánh giá của công chúng về sự tác động của CMCN 4.0
Dù mới bước đầu tiếp cận với thông tin về CMCN 4.0, nhưng công chúng đã có sự nhận thức về thách thức và sự tác động của nó mang lại. Tuy nhiên, tỷ lệ nhận thức về CMCN 4.0 có tác động lớn so với tỷ lệ còn lại (cho
rằng bình thường, ít có tác động hoặc không ảnh hưởng gì) mới đang ở mức 50/50. Điều này cho thấy, báo điện tử và các phương tiện truyền thông đại chúng cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về CMCN 4.0.
Đặc biệt cần có thêm những bài chuyên đề, chuyên sâu, đưa những ứng dụng đơn giản nhất đang hiện hữu trong cuộc sống (là kết quả của CMCN 4.0) như: ứng dụng gọi xe Grap, Uber (trước đây), đặt hàng online,… là những thành quả đã và đang được ứng dụng từ CMCN 4.0 mang lại mà không xa lạ gì. Đồng thời, cũng phải đưa ra những mặt tiêu cực, khó khăn, thách thức từ CMCN 4.0 mang lại.
Nhấn mạnh quan điểm hai mặt của CMCN 4.0. Nhà báo Bích Ngọc của VnExpress chia sẻ: “Các hoạt động truyền thông về CMCN 4.0 không nên quá “tô hồng” cũng như biến CMCN 4.0 thành “ngáo ộp” mà cái quan trọng ở đây chính là cần đi sâu vào việc bản thân các doanh nghiệp, người dân, cộng đồng xã hội,… đã có những chuẩn bị như thế nào cho phù hợp với tình hình thực tế”.
Bảng 2.4. Mục đích tiếp cận thông tin CMCN 4.0 của công chúng
TT Nội dung Số chọn Tỷ lệ %
1 Thấy thì đọc 49 24,9
2 Tò mò 36 18,3
3 Để không (bị coi) lạc hậu 23 11,7
4 Cập nhật kiến thức, công nghệ 89 45,2
Tổng 197 100,0
Có thể thấy, việc tiếp cận thông tin CMCN 4.0 của độc giả có sự chủ động và có chủ đích. Số người tiếp cận thông tin CMCN 4.0 để cập nhật kiến
thức và công nghệ chiếm tỷ lệ khá 45,2%, thuộc các bình chọn của nhóm CCVC và lãnh đạo doanh nghiệp.
Số người tiếp cận thông tin KH&CN thụ động, không phục vụ mục đích gì “thấy thì đọc” chiếm tỷ lệ khá cao, 24,9%; Số đọc vì “tò mò” chiếm 8,9%. Nhóm này rơi vào các đối tượng là sinh viên. Nhiều người cũng thẳng thắn thừa nhận việc đọc thông tin CMCN 4.0 chỉ để biết đến và không (bị coi) lạc hậu, số này chiếm 11,7%
Biểu đồ 2.8. Đánh giá của công chúng về nội dung thông tin CMCN 4.0 trên báo điện tử trên báo điện tử
Điểm đáng chú ý trong đánh giá về nội dung thông tin về CMCN 4.0 trên báo điện tử là phần đông lựa chọn ở các phương án thể hiện mặt hạn chế của báo điện tử khi thông tin về chủ đề này.
Dựa trên số phiếu khảo sát, số người cho rằng thông tin gây khó hiểu, thiếu chiều sâu và định hướng còn chiếm tỷ lệ cao. Điều này phản ánh sự hời hợt, nặng về thông tin thông báo hơn là phát hiện vấn đề để đi sâu phân tích, đánh giá vấn đề. 38,1% người đánh giá thông tin CMCN 4.0 còn ít là con số không hề nhỏ, điều đó cũng nói lên thực trạng các báo chưa mặn mà nhiều cho lĩnh vực thông tin này mà chỉ chú trọng vào các lĩnh vực thông tin mang
lại lượng truy cập lớn. Chỉ có khoảng hơn 20% số người đánh giá nội dung thông tin CMCN 4.0 là dễ hiểu, dễ tiếp nhận.
Biểu đồ 2.9. Đánh giá của công chúng về hình thức trình bày thông tin CMCN 4.0 trên báo điện tử
Thông tin về CMCN 4.0 vốn trừu tượng, khô khan, với nhiều thuật ngữ chuyên ngành khó tiếp nhận, kén độc giả. Bởi vậy, hình thức trình bày thông tin là yếu tố quan trọng để thu hút độc giả. Số người cho biết hình thức trình bày thông tin CMCN 4.0 trên báo là “bình thường” chiếm tỷ lệ cao nhất 43,1%, có nghĩa là hình thức trình bày giúp độc giả có thể hiểu nội dung thông tin và được chấp nhận. Số cho rằng “sinh động, hấp dẫn” chiếm tỷ lệ khiêm tốn 12,7%; đặc biệt có tới 42,2% số người cho rằng hình thức trình bày thông tin CMCN 4.0 trên báo điện tử còn “đơn điệu, chưa hấp dẫn”. Đây là vấn đề đặt ra đối với các báo điện tử từ việc đổi mới thiết kế giao diện đến chú trọng hình thức trình bày thông tin để thu hút độc giả.
Biểu đồ 2.10. Cách độc giả tiểp cận thông tin CMCN 4.0 trên báo điện tử
Cách thông dụng khi tiếp nhận thông tin trên báo điện tử nói chúng của độc giả là đọc, xem văn bản. Bởi các, tin bài hiện nay nói chung trên báo điện tử đều được thể hiện thông dụng bằng chữ viết (text) kèm hình ảnh. Một số tin, bài có kèm video và mốt số được thể hiện dưới dạng đồ họa (infographic). Tuy vây, số người chọn hình thức đọc tin, bài kết hợp cách hình thức có video, đồ họa, text chiếm số lượng nhiều nhất cho thấy xu hướng tiếp nhận thông tin đa phương tiện của độc giả ngày càng tăng.
Chúng ta có thể thấy, số đông công chúng hiện nay khi tiếp cận thông CMCN 4.0 không phát sinh tương tác gì. Kết quả điều tra cho thấy, 39,6% số người lựa chọn “im lặng”. Điều này phụ thuộc vào tính chất của chủ đề thông tin. Như đã phân tích ở trên, CMCN 4.0 là chủ đề mới nhưng không phải là chủ đề nóng, bức thiết như y tế, giáo dục, an toàn thực phẩm,… (những thông tin có thể tác động “ngay và luôn” tới bàn ăn, túi tiền của người dân). Do vậy, khả năng tạo được dư luận không nhiều nên ít tạo ra được tương tác xã hội.
Thực tế, qua khảo sát ba báo điện tử, chỉ duy nhất VnExpress có các bình luận ở các tin, bài về về CMCN 4.0, tuy nhiên mức độ bình luận cũng không nhiều.
Tuy nhiên, những thông số thể hiện tính tương tác lại cho kết quả khả quan khi tỷ lệ lựa chọn các hình thức tương tác đều ở 2 con số: viết bình luận 21,3%; gửi mail cho tòa soạn 3%; trao đổi với người khác 24,4%; chia sẻ lên mạng xã hội 11,7%. Điều này cũng phản ánh sự năng động, tính chủ động và năng lực bày tỏ quan điểm của công chúng báo điện tử, phản ánh xu hướng phát triển của hoạt động truyền thông hiện đại là tăng tính cộng đồng, khả năng tạo dư luận xã hội của báo chí.
2.3.2 Ý kiến của phóng viên
Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu nhà báo Phương Nguyễn, Báo điện tử VnExpress để lấy ý kiến của người trực tiếp tác nghiệp và đưa tin về chủ đề CMCN 4.0. Nhà báo Phương Nguyễn có thâm niên hơn 1 năm theo dõi đưa tin và viết bài về chủ đề CMCN 4.0. Nội dung phỏng vấn sâu liên quan đến hoạt động tác nghiệp, tiếp cận thông tin, những kinh nghiệm làm báo về CMCN 4.0 và những kiến nghị, đề xuất của người trực tiếp đảm trách công tác thông tin về CMCN 4.0.
chia sẻ: Khi giao việc cho phóng viên phụ trách, lãnh đạo toà soạn cũng đã căn cứ vào chuyên môn, kinh nghiệm của người được giao người, đặc biệt là quan tâm đến sở trường của phóng viên xem họ viết về mảng nào phù hợp. Nếu giao việc đúng sở trường có nghĩa là bản thân người phóng viên được giao việc đã thấy hứng thú rồi. Ở tòa soạn, mình được giao kiêm nhiệm theo dõi và đưa tin về CMCN 4.0 và thấy khá hài lòng với công việc hiện tại.
Tuy nhiên, việc sản xuất tác phẩm báo chí về chủ đề CMCN 4.0 không đơn thuần như sản xuất tin, bài ở các lĩnh vực khác, có mức độ bao quát rộng hơn, có nhiều chủ đề liên quan để khai thác hơn, nguồn tài liệu đa dạng,… trong khi CMCN 4.0 là chủ đề mới, sự tiếp nhận của độc giả mới chỉ ở bước khởi đầu. Đặc biệt, việc phân tích chuyên sâu cần có các chuyên gia chuyên ngành, từ ngữ khô khan, tính chính xác cao, căn cứ khoa khọa,… Do vậy, khi tác nghiệp về chủ đề này cũng gặp phải những khó khăn nhất định.
Chia sẻ khó khăn này, nhà báo Phương Nguyễn cho rằng: CMCN 4.0, là chủ đề không mới, song nguồn thông tin, dữ liệu không nhiều. Bản thân tôi khi viết về chủ đề này thấy rằng khó khăn lớn nhất là việc tìm kiếm tài liệu để tập hợp viết bài. Đối với các lĩnh vực khác có thể tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau, tìm kiếm dễ dàng trên internet hoặc hỏi ý kiến chuyên gia. Tuy nhiên, với CMCN 4.0 có thể tạm gọi là chủ đề đặc thù bởi không phải ai cũng hiểu, ai cũng nắm được bản chất, đặc điểm của nó, nguồn tư liệu cũng hạn chế, nên việc hình thành một tác phẩm báo chí về tài này không phải là điều dễ.
Cho rằng chủ đề CMCN 4.0 khô khan, kém hấp dẫn, song không vì thế mà nó mất đi tính hấp dẫn. Nhà báo Phương Nguyễn khẳng định, lợi thế của chủ đề này là tính mới: Cái mới bao giờ cũng mang lại sự tò mò, muốn tìm hiểu cho mọi người, đặc biệt CMCN 4.0 được dự báo là sẽ có tác động sâu, rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Để khắc phục những hạn chế về tính hấp dẫn của chủ đề này, nhà báo cũng đề xuất giải pháp thông tin trong đó chú trọng nâng cao năng lực làm báo cho đội ngũ phóng viên: Bản thân CMCN 4.0 vốn là cụm từ trừu tượng, tôi cá rằng khi nhắc đến nó chưa hẳn nhiều người đã biết. Vậy nên, việc truyền tải nó đến độc giả như thế nào không phải là điều dễ dàng. Bản thân người viết về chủ đề này phải là người am tường, có kinh nghiệm, có kỹ năng viết sao cho nội dung thông tin về CMCN 4.0 đưa tới độc giải một cách tối giản, gần gũi, dễ hiểu mà vẫn đầy đủ thông tin. Hơn thế, cách thức đăng tải tin, bài về CMCN 4.0 cũng cần được đổi mới để độc giả có nhiều cách thức tiếp cận và hứng thú hơn với các thông tin về CMCN 4.0.
Khi được hỏi về khó khăn khi tác nghiệp tin bài, liên quan đến CMCN 4.0, phần lớn các phóng viên đều cho rằng: Các toà soạn cần có chính sách đào tạo đội ngũ những người viết báo chuyên biệt về KH&CN trong đó có viết về CMCN 4.0, bởi 4.0 không chỉ diễn ra trong một giai đoạn ngắn, dừng lại ở một sự kiện tức thời, mà đây sẽ là cả một giai đoạn dài, nó cũng bao trùm nhiều khía cạnh của cuộc sống. Bên cạnh đó, các báo điện tử cần có cơ chế chi trả nhuận bút phù hợp, trong đó không căn cứ vào số lượng view của tin, bài liên quan đến CMCN 4.0 nhằm khuyến khích phóng viên viết về chủ đề này, tăng số lượng tin, bài trên báo.
2.3.3 Ý kiến của lãnh đạo báo điện tử
Tác giả tiến hành phỏng vấn lãnh đạo báo điện tử là nguyên Tổng biên tập báo điện tử VietnamPlus Lê Quốc Minh qua hình thức gửi câu hỏi và trả lời qua email. Kết quả thu thập qua phỏng vấn là cơ sở để đánh giá về sự lãnh đạo, chỉ đạo và định hướng thông tin của báo điện tử đối với công tác truyền thông về CMCN 4.0.
chuyên sâu, được tổng hợp, phân tích đánh giá từ nhiều chuyên gia và nhà khoa học. Báo sử dụng khá hiệu quả hình thức thông tin đa phương tiện trong đưa tin về CMCN 4.0, trong đó nổi bật là các bài viết sử dụng đồ họa (infographic).
Theo ông Lê Quốc Minh, CMCN 4.0 đã và đang được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và xã hội đặc biệt quan tâm. Xác định được tầm quan trọng, cũng như thách thức mà CMCN 4.0 mang lại, do đó, VietnamPlus chủ trương đẩy mạnh tuyên truyền về CMCN 4.0.
Hiện tại, các tin, bài về CMCN 4.0 được đặt trong chuyên mục Khoa học, Công nghệ hoặc ở các nội dung liên quan. Tòa soạn cũng đã phân công phóng viên theo dõi chủ đề này để kịp thời năm bắt và phản ánh. Lãnh đạo báo cũng đang giao cho bộ phận chuyên trách lên phương án xây dựng chuyên mục về CMCN 4.0, bố trí nhân sự để tập trung triển khai thông tin về chủ đề này. Nguyên Tổng biên tập VietnamPlus cho hay.
Tuy nhiên, một thực tế là số lượng các tin, bài về CMCN 4.0 trên báo điện tử còn khá khiêm tốn (Khảo sát trong năm 2017, trên 03 tờ báo điện tử có 170 tin, bài). Ông Minh cho rằng, số lượng như vậy là quá ít ỏi.
Phải thừa nhận rằng tin, bài về CMCN 4.0 trên báo điện tử hiện nay rất ít. Theo thống kê của các bạn, nếu tính về số lượng tin, bài của một chuyên mục trên báo điện tử trong thời gian 1 năm mà chỉ đạt số lượng như trên đã là quá ít chứ chưa nói đến đây là tổng số tin, bài được thống kê trên 3 báo, trong đó có cả báo điện tử lớn.