Phân tích thực trạng truyền thông về cách mạng công nghiệp 4.0 qua các báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 trên báo điện tử việt nam (Trang 46 - 70)

4.0 qua các báo điện tử khảo sát

2.2.1 Mức độ thông tin

Qua kết quả tìm kiếm từ khoá trên ba tờ báo điện tử nêu trên trong thời gian 2017, tác giả đã chọn lọc được 170 tin, bài liên quan đến chủ đề về

CMCN 4.0, trong đó Báo điện tử VnExpress có 38 tin, bài; Báo điện tử VietnamPlus có 58 tin, bài; Báo điện tử Khoa học Phát triển có 60 tin, bài.

Bảng 2.1. Tổng hợp số lượng tin, bài trên báo điện tử

Tên báo Tin Bài viết Phỏng vấn Tổng

VnExpress.net 06 32 01 39

VietnamPlus.vn 16 42 07 65

Khoahocphattrien.vn 24 36 06 66

Tổng 46 110 14 170

Dựa vào bảng trên, ta có thể thấy, nếu so với tổng thể khối lượng tin, bài ở các lĩnh vực khác như: văn hoá, giáo dục, KH&CN, thể thao,… được đăng tải trên 3 tờ báo điện tử trong cùng thời điểm năm 2017, số lượng tin, bài liên quan đến cách mạng CMCN 4.0 không nhiều. Song, nếu xét về tính mới, tính thời sự của chủ đề, thì CMCN 4.0 được báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng nhắc đến nhiều trong vòng 3 năm trở lại đây (từ 2015 – 2018). Số lượng hàng chục tin, bài đăng tải được thống kê trên các báo điện tử được khảo sát trong năm 2017 cũng là con số đáng ghi nhận cho thấy các báo điện tử đã và đang có sự quan tâm đến thông tin về chủ CMCN 4.0.

Một điểm chung của các báo điện tử là tần suất đưa thông tin về CMCN 4.0 khá đồng đều giữa các khoảng thời gian. Chủ đề CMCN 4.0 được đăng tải trải đều ở các tháng, thậm trí có thời điểm đăng tải liên tục.

Báo điện tử VnExpress: Ngày 19/10/2017 đăng bài: “Doanh nghiệp lo chuyện đổi cách vận hành thời 4.0”, ngày 15/11/2017 đăng bài: “Bốn thành tựu từ công nghiệp 4.0 hữu ích với starup du lịch”, ngày 21/11/2017 đăng bài: “Vai trò của người thầy trong cách mạng công nghiệp 4.0”, ngày

21/12/2017 đăng bài: “EVN Hanoi và cuộc chuyển mình thời cách mạng công nghiệp 4.0”,…

Báo điện tử Khoa học Phát triển: Ngày 06/04/2017: “Cách mạng công nghiệp 4.0: Thủ tướng giao Bộ KH&CN chủ trì, tham mưu”; ngày 25/04/2017: “Việt Nam và Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”; ngày 03/05/2017: “Cách mạng Công nghiệp 4.0 và ứng dụng IoT vào sản xuất thông minh”; ngày 14/05/2017: “Những cơ sở bước đầu để Việt Nam tham gia vào cách mạng công nghiệp 4”.

Báo điện tử VietnamPlus: Ngày 18/08/2017: “Khoảng 86% lao động dệt may Việt bị tác động bởi Cách mạng 4.0”; ngày 26/08/2017: “Từ “Phở 4.0” nhìn về cơ hội nắm bắt cách mạng công nghiệp mới”; Ngày 06/09/2017:

“Phó Thủ tướng: Muốn thành công cách mạng 4.0 cần phải dấn thân”; ngày 02/10/2017: “Doanh nghiệp tư nhân tìm động lực trong cuộc cách mạng 4.0”; ngày 14/12/2017: “Tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực trong cách mạng 4.0”.

Như vậy, việc thông tin về CMCN 4.0 không còn là công việc theo dòng sự kiện, nhất thời nữa mà đã được các báo điện tử triển khai thường xuyên với tần suất xuất hiện các bài viết khá liên tục.

Trong thời gian 01 năm (2017) các báo điện tử đã dành dung lượng tương đối nhiều để thông tin về CMCN 4.0. Báo điện tử VnExpress có số lượng tin, bài ít hơn cả (39 tin, bài), trung bình 3,1 tin, bài/tháng. Trong khi đó, VietnamPlus và Khoa học Phát triển có số lượng tin, bài thông tin khá đồng đều (lần lượt là 65 và 66 tin, bài), trung bình 4,8 và 05 tin, bài/tháng.

Có thể thấy, Khoa học Phát triển là tờ báo chuyên ngành về lĩnh vực KH&CN, trực thuộc Bộ KH&CN nên nhiệm vụ thông tin tuyên truyền về lĩnh vực KH&CN được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên số lượng tin, bài về CMCN

4.0 vẫn còn khá khiêm tốn nếu xét về vai trò của một tờ báo ngành, nhất là trong điều kiện Bộ KH&CN là cơ quan được Chính phủ giao chủ trì tham mưu về CMCN 4.0.

VnExpress là tờ báo điện tử hàng đầu có lượng độc giả truy cập lớn nhất tại Việt Nam, tờ báo cũng là cơ quan trực thuộc Bộ KH&CN. Tuy nhiên, so với hai báo còn lại, VnExpress lại có số lượng tin, bài truyền thông về CMCN 4.0 ít hơn cả. Mặc dù tờ báo đã thiết kế chuyên mục Khoa học và Số hoá là các chuyên mục thông tin chuyên biệt về KH&CN, song trên các chuyên mục này rất hiếm thấy khi xuất hiện các tin, bài về CMCN 4.0, thống kê trung bình khoảng 3,8 tin, bài/tháng. Con số này quá nhỏ bé và chưa xứng với dung lượng hàng chục tin, bài được cập nhật hàng ngày trên chuyên mục Khoa học và Số hoá của báo. Trong các chuyên mục này chủ yếu là thông tin KH&CN nước ngoài.

Báo điện tử VietnamPlus cũng thiết kế 2 chuyên mục là Khoa học và chuyên mục Công nghệ. Các thông tin về CMCN 4.0 được đăng tải trên các chuyên mục này. VietnamPlus thông tin khá thường xuyên về CMCN 4.0 với tần suất đăng tải trung bình 4,8 tin, bài/tháng. Tổng số tin, bài tuy chưa nhiều nhưng xét về nhiệm vụ thông tin, VietnamPlus không trực thuộc ngành KH&CN và không phải là tờ báo chuyên ngành, song đã dành dung lượng xứng đáng cho CMCN 4.0 cho thấy sự quan tâm và sát sao của báo đến chủ đề này.

Đánh giá về số lượng tin, bài về CMCN 4.0 trên báo điện tử chưa nhiều, nhà báo Phương Nguyễn, báo điện tử VnExpress cho rằng có 3 nguyên nhân:

Một là, chính những khó khăn trong tiếp cận nguồn thông tin, tư liệu về CMCN 4.0 như đã nêu ở trên khiến cho việc sáng tạo tác phẩm báo chí về CMCN 4.0 chưa nhiều.

Hai là, các toà soạn chưa quan tâm đúng mức cho công tác thông tin tuyên truyền về cuộc CMCN 4.0. Trên các báo điện tử chưa có chuyên mục riêng cho chủ đề này. Cơ quan báo chí chưa có đội ngũ chuyên biệt viết về CMCN 4.0.

Ba là, các tin, bài về CMCN 4.0 trên báo điện tử chưa được nhiều người quan tâm, bằng chứng là lượng truy cập ít, trong khi đây là căn cứ để toà soạn chi trả nhuận bút cho phóng viên, dẫn đến nhiều phóng viên không mặn mà với việc sản xuất tin, bài cho chủ đề này.

2.2.2. Về nội dung

Các báo điện tử phản ánh khá đầy đủ, toàn diện về CMCN 4.0 theo các chủ đề gồm: Tự động hoá; Internet kết nối vạn vật (IoT); Thực tế ảo (VR); Dữ liệu lớn (Big data),…

Bảng 2.2. Số lượng tin, bài theo nội dung thông tin trên báo điện tử

Nội dung thông tin Báo điện tử

VnEpress VietnamPlus KHPT

Thông tin về tự động hoá 11 33 28

Thông tin về IoT 12 09 18

Thông tin về VR 06 07 13

Thông tin về Big data 10 16 07

Tổng 39 65 66

VnExpress có xu hướng đưa tin đồng đều ở cả bốn nội dung, trong đó thông tin về VR có số lượng ít hơn cả (06 tin, bài). Trong khi đó, báo điện tử VietnamPlus và Khoa học Phát triển chú trọng hơn các thông tin về tự động hoá với số tin, bài về nội dung này đều chiếm số lượng cao nhất (VietnamPlus 33 tin, bài, Khoa học Phát triển 28 tin, bài). Khoa học Phát triển có số lượng

tin, bài về IoT và VR khá đồng đều (lần lượt là 18 và 13 tin, bài), trong khi số tin, bài về Bigdata không nhiều (07 tin, bài).

* Thông tin về tự động hoá

Phản ánh về nội dung này, ngoài các tin, bài về sự kiện, hoạt động thông thường như: hội nghị, hội thảo, ra mắt sản phẩm công nghệ tự động mới,… các báo điện tử khảo sát còn đi sâu phân tích về lợi ích tự động hóa mang lại, bên cạnh đó là những thách thức khi ứng dụng tự động hóa trong sản xuất, chẳng hạn như tự động hóa có thể “cướp” đi việc làm của hàng chục nghìn lao động, vấn đề ô nhiễm môi trường từ sản xuất công nghiệp; năng suất lao động, ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp hiện nay,…

Bài viết “Công nghiệp 4.0 tăng hiệu quả chống ùn tắc giao thông”

đăng trên VnExpress ngày 30/11/2017, phân tích lợi ích của ứng dụng công nghệ tự động hóa đối với ngành giao thông, cụ thể là chống ùn tắc giao thông. Tác giả trích dẫn một số điển hình về ứng dụng công nghệ trong xử lý các vấn đề ùn tắc giao thông trên thế giới trong đó có ứng dụng chia sẻ phương tiện cá nhân, đồng thời đánh giá về khả năng vận dụng đối với thực tế giao thông tại Việt Nam.

* Thông tin về IoT

Phản ánh về nội dung này, các báo điện tử khảo sát chủ yếu nêu bật vai trò của Internet trong việc kết nối các khâu của quá trình sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động.

Bài viết: “Ứng dụng IoT vào sản xuất thông minh: Cơ hội tốt cho doanh nghiệp” đăng trên Khoa học Phát triển ngày 10/05/2017, thông tin về hội thảo khoa học với chủ đề ứng dụng IoT trong sản xuất thông minh, trong

đó dẫn lời của Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng phát biểu tại Hội thảo về cơ hội của doanh nghiệp khi ứng dụng IoT vào sản xuất.

Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng, làn sóng công nghệ mới sẽ tác động cả về cung và phía cầu sản phẩm/dịch vụ, từ đó tạo ra sự phát triển của các nền tảng công nghệ mới, thay thế dần cấu trúc ngành công nghiệp hiện có. Sự gia tăng tỷ lệ tự động hóa giúp các công ty toàn cầu có cơ hội đưa sản xuất và tạo công việc mới về lại nước mình, không phụ thuộc hoặc ít phụ thuộc vào yếu tố giá nhân công thấp cũng như lợi thế về tài nguyên thiên nhiên so với trước đây.

Bài viết “Cách mạng 4.0 trong nông nghiệp: Đi tìm cách tiếp cận hợp lý” đăng trên VietnamPlus ngày 03/12/2017, nhà báo Bích Hồng đề cập đến việc ứng dụng IoT trong sản xuất nông nghiệp, một lĩnh vực thiết thực và then chốt trong CMCN 4.0. Tác giả trích dẫn hàng loạt các ý kiến phân tích, đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa học về ứng dụng Internet và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. CMCN 4.0 dựa trên đặc trưng của cuộc cách mạng kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo, Internet, di động với các cảm biến thông minh kết hợp với công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới,... tạo ra nhiều sản phẩm mới, tối ưu hóa quy trình, phương thức quản trị để sản xuất nông nghiệp hiệu quả hơn.

Hạ tầng ứng dụng công nghệ và quản trị doanh nghiệp IoT bước đầu đã tiếp cận, là cơ sở quan trọng để Việt Nam tiếp tục phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thông minh trong những năm tới.

Như vậy, thông tin về IoT trên báo điện tử đã bước đầu cung cấp những cẩm nang cần thiết cho doanh nghiệp và người dân về quy trình, cách thức ứng dụng IoT trong sản xuất và quản trị, khuyến khích doanh nghiệp và các thành phần kinh tế mạnh dạn đổi mới sáng tạo để thích ứng và phát triển.

Các bài viết trên báo điện tử tập trung giới thiệu công nghệ VR ở một số lĩnh vực, những trải nghiệm ban đầu và ứng dụng trong tương lai của VR. Một số bài viết đề cập đến VR: PGS-TS Lê Bộ Lĩnh: Báo chí sẽ là trung tâm kết nối trong thời đại số (Khoa học Phát triển); VINASA và đối tác Hàn Quốc phát triển công nghệ thực tế ảo (VietnamPlus); Lãng mạn cách mạng

(VnExpress); Bốn thành tựu từ công nghiệp 4.0 hữu ích với startup du lịch

(VnExpress),…

Điểm nổi bật của nội dung VR được thông tin trên báo điện tử đó là VR được giới thiệu là một công nghệ lý tưởng ứng dụng cho các ngành nghề. Công nghệ thực tế ảo sẽ là một “vũ khí” marketing mới, hữu hiệu cho các ngành này bởi công nghệ mới này sẽ không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc mô phỏng các công trình dự án mà còn cho phép các khách hàng có những trải nghiệm “như thật” trên môi trường được ảo hóa. Công cụ này được đánh giá là sẽ giúp ích rất nhiều cho khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm và ra quyết định mua hàng dễ dàng hơn.

* Thông tin về Big data

Phản ánh thông tin về Big data, các báo điện tử tập trung phân tích những cơ hội và thách thức trong việc ứng dụng kho dữ liệu khổng lồ cho các lĩnh vực:

Bài viết “Khoa học dữ liệu trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Thách thức và cơ hội” [8] trên Khoa học Phát triển ngày 22/08/2017, trích dẫn khá nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học đánh giá và phân tích về triển vọng ứng dụng Big data cho ngành khoa học dữ liệu và ứng dụng thực tế trong giáo dục đào tạo.

Bài viết “Dữ liệu lớn ảnh hưởng nhiều đến cách mạng công nghiệp 4.0” [9] trên Vietnamplus.vn ngày 17/05/2017, phân tích khá kỹ về tác động

của Big data đối với hoạt động kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Tác giả khẳng định, cả khu vực nhà nước và doanh nghiệp đều mong muốn sử dụng hiệu quả các tiến bộ công nghệ mới nhất trong xử lý dữ liệu lớn để cung cấp dịch vụ viễn thông, thông tin ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, hướng tới mục tiêu phát triển và hoàn thiện xã hội thông tin. Dữ liệu lớn mang lại nhiều cơ hội cho trong sản xuất kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, song cũng tiềm ẩn nhiều thách thức.

Với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, dữ liệu lớn (Big data) tiềm ẩn nhiều rủi ro bị kẻ xấu lợi dụng, gây ra ảnh hưởng tiêu cực trên diện rộng. Do vậy, dữ liệu lớn đặt ra các thách thức không nhỏ về quản lý và quản trị nhằm tận dụng tiềm năng, mang lại tác động to lớn, tích cực cho xã hội. Thấy rõ tiềm năng của dữ liệu lớn cũng như rủi ro tiềm ẩn, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tích cực, chủ động trong quản lý dữ liệu lớn, tìm kiếm cơ hội mới phát triển ngành thông tin và truyền thông, phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Như vậy, Big data là một trong những cấu thành quan trọng của CMCN 4.0. Nói như một bài báo trên Người đưa tin: Vai trò của Big Data với Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng giống như dầu mỏ với cuộc Cách mạng Công nghiệp 2.0 cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 vậy. [10]

Do vậy, truyền thông về nội dung này là nhiệm vụ quan trọng. Các báo điện tử đẩy mạnh truyền thông cốt làm nổi bật vai trò, cơ hội và thách thức của Big data khi ứng dụng vào thực tế.

Để đánh giá nội dung thông tin về CMCN 4.0 trên báo điện một cách toàn diện, từ đó có những đánh giá, kết luận xác thực và cũng là cơ sở để đưa ra những đề xuất, kiến nghị ở Chương 3, trong quá trình khảo sát, bên cạnh việc phân loại thông tin CMCN 4.0 theo 4 nội dung trên, tác giả đồng thời nhóm các tin bài này vào 04 chủ đề chính, gồm:

- Tin, bài liên quan đến giới thiệu về CMCN 4.0; - Tin, bài liên quan đến thách thức từ CMCN 4.0; - Tin, bài liên quan đến cơ hội từ CMCN 4.0;

- Tin, bài liên quan đến giải pháp, ứng phó với CMCN 4.0.

Trên cơ sở phân nhóm nội dung thông tin, tác giả xắp xếp các tin, bài vào các nhóm tương ứng và thống kê số lượng tin, bài ở mỗi chủ đề. Kết quả như sau

Bảng 2.3. Thống kê số lượng tin, bài về CMCN 4.0 theo chủ đề thông tin

STT Chủ đề Tên báo

Tổng

VnExpress VietnamPlus KH&PT

1 Giới thiệu về CMCN 4.0 09 07 19 35 2 Thách thức từ CMCN 4.0 08 17 09 34 3 Cơ hội từ CMCN 4.0 14 17 16 47 4 Giải pháp, ứng phó với CMCN 4.0 09 25 21 55

Về tổng số lượng tin, bài có biến động (tăng lên) là do trong quá trình phân loại và xếp theo nhóm chủ đề, có những tin, bài chứa nội dung của các chủ đề còn lại nên được xếp đồng thời ở chủ đề khác.

Bài viết “Tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 không thể “yếu” tiếng Anh” [11]

đăng trên VietnamPlus ngày 19/05/2017 có nội dung vừa đề cập đến thách thức và cơ hội và có cả giải pháp từ CMCN 4.0; bài viết “Việt Nam và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 trên báo điện tử việt nam (Trang 46 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)