Chương trình nông thôn miền núi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đưa thông tin khoa học và công nghệ đến nông dân (Trang 70 - 73)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.4. Thực trạng hoạt động thông tin khoa học và công nghệ

2.4.2. Chương trình nông thôn miền núi

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa đánh giá kết quả thực hiện Chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2004-2010” và định hướng Chương trình giai đoạn 2011-2015.

Dự kiến, với 1.200 tỷ đồng dành cho chương trình, sẽ có nhiều hoạt động hỗ trợ, ứng dụng chuyển giao khoảng 900 công nghệ và tiến bộ mới cho nông thôn, miền núi nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực chuyên viên và chất lượng các sản phẩm hàng hóa tiềm năng vùng miền.

Theo mục tiêu chung của chương trình thực hiện trong giai đoạn 2011- 2015 là chuyển giao, ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, bảo quản, chế biến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của một số hàng hoá nông sản trên thị trường trong nước và nước ngoài, phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho cộng đồng dân cư ở nông thôn bằng các giải pháp khoa học và công nghệ.

TS. Nguyễn Quân, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định, trong các chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Bộ khoa học và Công nghệ luôn ưu tiên trong đầu tư và hướng các hoạt động khoa học và công nghệ vào phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, từng bước thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Trong 6 năm qua, các dự án của Chương trình đã thực sự tạo được điểm sáng về ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội góp phần cải thiện đời sống nhân dân; từng bước hình thành thị trường công nghệ ở nông thôn, tạo đà cho việc ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất. Chương trình đã chuyển giao được 856 công nghệ và tiến bộ kỹ thuật là kết quả nghiên cứu khoa học của các tổ chức khoa học và công nghệ vào nông thôn miền núi, hải đảo, các vùng khó khăn chậm phát triển, vùng dân tộc ít người. Ông Hà Văn Quê, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang khẳng định, chương trình đã góp phần tích cực làm thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, đưa giống cây trồng vật nuôi mới có năng suất chất lượng cao, tạo vùng sản xuất hàng hoá, góp phần xây dựng nông thôn mới. Theo ông Huỳnh Minh Hoàng, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu, việc ứng dụng các tiến bộ công nghệ mới đã tác động tích cực tới sản xuất nông lâm, ngư nghiệp. Đây là những điểm sáng về ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, mang lại hiệu quả cao, cải thiện đời sống nhân dân. Các dự án đã giải quyết vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, tăng năng suất, tăng thu nhập cho người dân. Hầu hết các địa phương đều kiến nghị chương trình cần tiếp tục được triển khai mạnh mẽ hơn nữa ở các vùng nông thôn, miền núi. Đặc biệt, nhiều địa phương cho rằng, cần có những cơ chế hỗ trợ tài chính và triển khai ở quy mô lớn hơn cho các dự án tại địa phương và quan tâm hơn nữa đến chuyển giao công nghệ.

Theo dự thảo mà Bộ Khoa học và Công nghệ trình Chính phủ về Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi giai đoạn 2011-2015, sẽ chuyển giao, ứng dụng ít nhất 90 công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật mới vào các khâu: sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; nâng cao hiệu quả sản xuất các nông sản và các mặt hàng còn phải nhập khẩu; phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp; nuôi trồng thủy sản gắn với chế biến, khôi phục và phát triển ngành nghề nông thôn; phát triển công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng biogas; ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ nông nghiệp, nông thôn, miền núi và hải đảo. Chương trình cũng đề ra mục tiêu tổ chức đào tạo bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý và tổ chức triển khai dự án cho ít nhất 1.000 lượt chuyên viên quản lý ở địa phương; đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho ít nhất 1.800 chuyên viên kỹ thuật và 40.000 nông dân. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng cho biết, Chương trình đã lên kế hoạch hỗ trợ hình thành ít nhất 60 doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng dụng công nghệ mới tiên tiến ở khu vực nông thôn và miền núi, trong đó ít nhất 25 doanh nghiệp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Trong giai đoạn này, có 4 nhóm chương trình dự án trọng điểm phù hợp với điều kiện của từng địa bàn sẽ được tập trung triển khai chuyển giao, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ nghiên cứu và công nghệ nhập nội tiên tiến có khả năng phát triển ra diện rộng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội . Theo đó, một nhóm là các mô hình gắn với mục tiêu xóa đói giảm nghèo tại một số địa bàn đại diện cho các vùng khó khăn chậm phát triển, vùng dân tộc ít người. Nhóm 2 sẽ là các mô hình gắn với mục tiêu hiện đại hóa nền nông nghiệp hiện có theo hướng sản xuất hàng hóa.

Đây chủ yếu là các dự án ứng dụng các công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm

nông nghiệp hàng hóa, có tiềm năng về thị trường và phát huy lợi thế của từng vùng. Nhóm khác sẽ hướng vào ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất các loại nông sản có giá trị kinh tế quy mô công nghiệp để hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nhóm cuối cùng sẽ tập trung hướng vào hỗ trợ đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp hiện nay ở nông thôn, hỗ trợ hình thành các ngành nghề mới nhằm phát huy các lợi thế về ngành nghề truyền thống, về tài nguyên thiên nhiên và các loại đặc sản vùng theo hướng nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Việt

Nam ở thị trường trong nước và quốc tế.4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đưa thông tin khoa học và công nghệ đến nông dân (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)