Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.4. Thực trạng hoạt động thông tin khoa học và công nghệ
2.4.4. Những nội dung và phương thức thông tin KH&CN tại Tiền Giang
ngành, SGK các hệ: 162.177 bản; Báo, tạp chí: 74 tên và 12 tên tạp chí (không thường xuyên) của các trường TC, CĐ, ĐH trong và ngoài tỉnh tặng; Tài liệu điện tử: 6.748 biểu ghi. Phòng net cơ sở chính: 40 máy, phòng net cơ sở 1: 20 máy, máy vi tính VP:10 máy, Máy in: 02 máy;
- Hội nông dân (Trung tâm hỗ trợ nông dân); - Điểm văn hóa xã; Bưu điện văn hóa xã;
- Viện Cây ăn quả Miền Nam (Bộ Nông nghiệp- PT Nông thôn);
- Trung tâm khuyến nông- khuyến ngư; Trung tâm giống (Sở Nông nghiệp- PT Nông thôn);
- Trung tâm khuyến công- Sở Công thương;
- Phòng Công nghệ và Thông tin; Trung tâm học tập công đồng, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng, dịch vụ và chuyển giao công nghệ; Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ sinh học trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ.
2.4.4. Những nội dung và phương thức thông tin KH&CN tại Tiền Giang Giang
Năm 2009, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư đã sử dụng kinh phí trên 3,7 tỉ đồng để tổ chức hội thảo, tham quan, xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Trong đó,trọng tâm thực hiện các chương trình khuyến nông trồng trọt, chương trình khuyến nông chăn nuôi, chương trình thủy sản. Riêng chương trình khuyến nông trồng trọt, Trung tâm đã thực hiện 17 mô hình trình diễn với 1.050 hộ tham gia; các mô hình thu hút nông
dân như: sản suất lúa 3 giảm 3 tăng, lúa chất lượng cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất rau theo chuẩn VietGAP, hoa kiểng chất lượng, thâm canh cây ăn quả theo GAP. Chương trình khuyến nông chăn nuôi heo nái hướng nạc, cải tạo giống bò theo hướng chuyên thịt, nuôi dê sinh sản và chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học... đã thực hiện 532 cuộc hội thảo với 15.610 người tham gia. Chương trình thủy sản đã xây dựng được 12 mô hình trình diễn, có 14 hộ tham gia; tập trung phát triển chăn nuôi thủy sản nước ngọt, phát triển nuôi tôm sú, ứng dụng máy dò ngang trong đánh bắt thủy hải sản. Ngoài ra, Trung tâm còn phối hợp với các Viện, trường, địa phương triển khai tập huấn cho chuyên viên khuyến nông các cấp, khuyến nông viên và nông dân chủ chốt.
Năm 2010, hoạt động khuyến nông - khuyến ngư sẽ đổi mới, nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, thủy sản phát triển, tập trung vào các sản phẩm chủ lực và hướng đến một nền nông nghiệp hàng hóa có chất lượng và bền vững. Đồng thời tăng cường năng lực hệ thống Khuyến nông - Khuyến ngư các cấp; xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách, đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền cũng như tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để nâng cao hiệu quả...
Trong lĩnh vực nông nghiệp các tiến bộ KH-KT được chuyển giao thông qua thực hiện các nhiệm vụ KH&CN và các dự án hỗ trợ sản xuất thử nghiệm, đầu tư phát triển sản xuất trong giai đoạn từ 2005 đến 2010, đã góp phần tăng năng suất cây lúa bình quân 6,1% so với năm 2005; năng suất và chất lượng giống gia súc, gia cầm được nâng lên, chất lượng đàn heo được nâng cao theo hướng nạc hóa, đàn heo thịt của tỉnh đạt 100% là giống heo lai từ 2 - 4 máu , đàn nái chất lượng cao chiếm 80%- 90% tổng đàn; một số hộ nông dân, tổ chức kinh tế tập thể đã áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp, thủy sản theo hướng GAP ( Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) an tòan. Ứng
dụng cơ giới hóa, công nghệ sau thu họach trên cây lúa, khóm… ( hiện nay tòan tỉnh có 51 máy gặt đập liên hợp, 358 máy gặt lúa xếp dãy, 315 máy sấy lúa). Qua những kết quả này cho thấy vai trò của khoa học công nghệ từng bước đóng góp có hiệu quả vào quá trình phát triển KT- XH phục vụ CNH, NĐH đất nước trong thời kỳ đổi mới. Những kết quả nổi bật này thể hiện trên một số lĩnh vực:
Cây trồng:
Hoạt động nghiên cứu triển khai đã tập trung đầu tư nhiều đề tài nghiên cứu, dự án sản xuất thử nghiệm tạo vùng nguyên liệu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nền đất lúa hay những vùng canh tác kém hiệu quả. Những kết quả ứng dụng này vừa tạo hiệu quả kinh tế, vừa tạo ra vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và cho ngành tiểu thủ công nghiệp.
Đề tài trồng thử nghiệm cây Lác (cói) trên vùng đất phèn với quy mô 9 ha ở nền đất lúa kém hiệu quả tại ấp kinh II A xã Long Định, huyện Châu Thành. Qua 3 vụ thu hoạch, kết quả cho thấy cây Lác phát triển tốt trên vùng phèn này, chi phí đầu tư thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh, có thể khai thác từ 10 - 12 năm. Năng suất bình quân 1- 1.2 T/ha/vụ trên diện tích 9 ha, cho hiệu quả từ 1,2 - 1,5 lần so với trồng cây lúa tại đây, đồng thời giải quyết thêm nguồn nguyên liệu cho làng nghề dệt chiếu xã Long Định. Hiện nay nông dân vùng này tiếp tục canh tác, thu hoạch ổn định.
Kết quả của dự án chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, chọn giống lúa chất lượng cao mang hiệu quả kinh tế cao. Riêng cây lúa tỉ lệ giống lúa chất lượng cao (gồm lúa thơm, lúa xuất khẩu, nếp) từ 73% năm 2004 tăng lên 78% năm 2005. Lúa thường giảm từ 20% năm 2004 xuống 15 % năm 2005.
Hai đề tài liên quan đến đánh giá môi trường đất, xây dựng công thức bón phân cho từng tiểu vùng như “Đa dạng hóa cây trồng ở Tiền Giang, ý nghĩa sinh học và kinh tế.”. Tổ chức triển khai trên 3 Huyện phía Tây của tỉnh
gồm 3 huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành với đề tài “Đánh giá biến đổi môi trường đất 3 vụ lúa” nhằm tìm hiểu nguyên nhân làm suy thoái môi trường đất canh tác 3 vụ lúa trong năm, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp bón phân hợp lý trên cây lúa giúp người nông dân trong quá trình canh tác của mình giảm lượng phân bón từ 30% – 40% mà vẫn đảm bảo năng suất, giúp giảm giá thành trong chi phí sản xuất. Từ kết quả bước đầu của đề tài “ nghiên cứu xây dựng mô hình các giải pháp kỹ thuật giảm chi phí sản xuất lúa” như là sử dụng giống xác nhận, sạ lúa theo hàng, sử dụng biện pháp IPM phòng trừ dịch hại tổng hợp, sử dụng bảng so màu lá lúa, đã được ứng dụng cùng với sự hỗ trợ của chương trình 3 giảm – 3 tăng do Cục Bảo vệ thực vật triển khai. chương trình đã được ứng dụng rộng khắp trong các địa bàn của tỉnh. Tỉ lệ nông dân áp dụng chương trình 3 giảm – 3 tăng năm 2004 chiếm 32 % diện tích lúa gieo trồng toàn tỉnh, năm 2005 chiếm tỉ lệ áp dụng là 45 %.Chương trình góp phần giảm chi phí giá thành sản xuất đồng thời làm tăng năng suất, chất lượng và sản lượng lúa.
Các đề tài ứng dụng công nghệ sinh học vào việc thanh lọc và phục tráng một số giống lúa đặc sản xuất khẩu. Với kỹ thuật điện di (protein, enzyme và DNA) cho phép giúp thanh lọc các dòng lúa bị thoái hóa và lẫn tạp, đồng thời với kỹ thuật này cũng giúp xác định các dòng ưu tú có chất lượng gạo đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, đồng thời duy trì được các đặc tính tốt của giống lúa. Cũng trong chương trình áp dụng các biện pháp kỹ thuật, làm giảm chi phí sản xuất lúa, Công cụ sạ hàng là 1 tiến bộ kỹ thuật . Hiện nay xấp xỉ 65% diện tích trồng lúa đã sử dụng công cụ sạ hàng này, sử dụng bằng phương pháp này lượng lúa giống giảm được 20 – 25% và giảm thiểu được sâu, bệnh do kết hợp đồng bộ biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM. Hiện nay cả tỉnh có trên 6025 công cụ sạ hàng, tăng 20% so với năm 2005, qua tính toán với 1 công cụ
sạ hàng người nông dân đã tiết kiệm tính giá trị tương đương bằng 30kg lúa/ha,
Từ chương trình này đến nay đã mang lại kết quả là trên 68% diện tích trồng lúa đã áp dụng bón phân cân đối, thực hiện chương trình IPM, sạ lúa theo hàng và có 34% diện tích trồng lúa sử dụng giống lúa nguyên chủng và xác nhận.
Dự án “ Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi vùng ngập nông Xã Mỹ Thành Nam, Huyện Cai Lậy” , xây dựng các mô hình: chăn nuôi, lúa cá, kết hợp VAC, xử lý chất thải từ chăn nuôi bằng Biogas, sử dụng dụng cụ lọc nước hộ gia đình…Từ kết quả của dự án, hiện nay trong vùng dự án đã có trên 80% hộ nông dân sử dụng giống lúa xác nhận ( trứơc khi có dự án là 64% hộ nông dân tự để giống sản xuất cho vụ sau), 80% diện tích gieo trồng sử dụng công cụ sạ hàng, mật độ sạ bình quân 100kg/ha, tiết kiệm 15-20% chi phí lúa giống. Tháng 11/2004 HTX sản xuất nông nghiệp Mỹ Thành ( xã Mỹ Thanh Nam huyện Cai Lậy) được thành lập nhằm để tổ chức sản xuất được tốt hơn và tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi hơn và tiếp tục thực hiện chương trình lúa chất luợng cao, an toàn
Công ty TNHH TÜV SÜD PSB Việt Nam là tổ chức đánh giá chứng nhâ ̣n viê ̣c sản xuất , tồn trữ, xay xát, lau bóng và đóng gói ga ̣o của HTX Mỹ Thành đạt tiêu chuẩn GLOBALGAP trên di ện tích 11,4ha lúa với 15 hộ tham gia được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Globalgap (ngày 12/02/2009), đồng thời được Cty ADC bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn thị trường từ 15%- 20% tại cùng thời điểm.
Đây là sản phẩm lúa-gạo đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn GLOBALGAP, nó thể hiện sự thành công của mối “liên kết bốn nhà”. Được biết, đây là bước khởi đầu của chương trình hỗ trợ nông dân từ khâu sản xuất
đến tiêu thụ theo hướng nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong thời kỳ hội nhập
Sau hơn ba năm triển khai thực hiện (2006-2009) việc sản xuất lúa theo quy trình an toàn và kết quả phân tích mẫu gạo đều không phát hiện ra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.Tháng 1-2008, được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tập thể gạo Mỹ Thành Nam. Diện tích áp dụng theo quy trình sản xuất lúa chất lượng cao, an toàn ngày càng được mở rộng - đến cuối vụ Hè Thu sớm năm 2009 đã có 788 ha với 935 hộ nông dân của 2 xã Mỹ Thành Nam và Mỹ Thành Bắc đã áp dụng quy trình này. Trong vụ ĐX 2009-2010 với diện tích 106 ha của 122 hộ nông dân, xây dựng các cơ sở vật chất cần thiết để sản xuất theo yêu cầu của GLOBALGAP. Sau đó HTX tiếp tục hoàn chỉnh quy trình sản xuất, chế biến, đóng gói “gạo an toàn, chất lượng cao- Mỹ Thành Nam”. .
Về cây ăn trái, từ kết quả đề tài “chọn lọc giống chất lượng cao, phục tráng giống, quy hoạch cải tạo vườn cây vú sữa 13 xã huyện Châu Thành” diện tích áp dụng kết quả đề tài vào việc cải tạo, trẻ hoá vườn vú sữa trong năm 2004 đạt 320ha, năm 2005 đạt 618 ha. Diện tích phát triển trồng mới năm 2005 tăng 363ha .Riêng đề tài phục tráng giống vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (một cây đặc sản của Tiền Giang) bước đầu chọn được những mô hình trồng, chăm sóc vú sữa với chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, giúp cho nông dân tăng hiệu quả sản xuất trên 1 diện tích đã trồng từ 15 – 20 năm cần kỹ thuật để khôi phục vùng trồng vú sữa. Các mô hình của đề tài chọn và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch là các điểm trình diễn tốt để bà con xung quanh học tập và làm theo. Qua kết quả đề tài này cũng đã chọn ra nhiều cây vú sữa tốt, có ưu thế làm cây đầu dòng để nhân giống chất luợng cao cung cấp lại cho nông dân.
Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng có nhiều giống trái cây ngon, có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng nghịch lý các năm qua là thị trường tiêu thụ luôn bấp bênh do nhiều tồn tại như đã nêu trên. Muốn cải thiện tình hình này, phải thay đổi tận gốc, phải bắt đầu từ tổ chức lại sản xuất, xây dựng vùng chuyên canh trái cây đặc sản lớn và có sự đóng góp của KH&CN tác động giữa sản xuất, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng số lượng cung cấp, ổn định về chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Bước đầu Tiền Giang đã xác định vai trò của KH&CN tác động vào các chủng loại cây ăn trái đặc sản của từng vùng phù hợp với yêu cầu phát triển của mỗi địa phương. Đó là việc xây dựng từng chương trình mục tiêu, nội dung cụ thể, sự tác động của KH&CN trong từng nội dung, bước đi của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa để sản xuất hàng hóa lớn theo công nghệ tiên tiến GAP và trong liên kết 4 nhà
Sở Khoa học và Công nghệ Tiền Giang đã đề xuất và được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt 4 chương trình hỗ trợ và phát triển toàn diện 4 loại cây ăn trái đặc sản có kết hợp với du lịch sinh thái gồm: Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, Sơri Gò Công, Xoài cát hòa Lộc vùng Hòa Hưng và Khóm vùng Tân Phước, đây là những loại trái cây nằm trong chương trình phát triển cây ăn trái chủ lực của tỉnh.
Hỗ trợ ứng dụng đồng bộ các thành tựu KH&CN tạo sự chuyển biến rõ nét các sản phẩm đặc sản về số lượng, chất lượng đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; từng bước hình thành quan hệ sản xuất mới, phong cách sản xuất mới để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần nông dân vùng dự án, cụ thể:
1. Điều tra, xác định vùng và diện tích phát triển mở rộng. Trên từng loại trái cây đặc sản của tỉnh: dựa trên các cơ sở khoa học và yêu cầu thị trường.
2. Sản lượng và chất lượng sản phẩm: sản lượng đáp ứng nhu cầu thị trường và chất lượng đạt yêu cầu tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practices), (quy phạm thực hành nông nghiệp tốt).
3. Tập trung hỗ trợ, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao trình độ sản xuất của người nông dân phát triển toàn diện vùng chuyên canh kết hợp với du lịch sinh thái để quảng bá thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm.
4. Từng bước hình thành quan hệ sản xuất mới và ứng dụng các công nghệ trong bảo quản, chế biến, tiến hành quảng cáo tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm. Nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của người dân trong vùng sản xuất, góp phần phát triển KT-XH tỉnh.
5. Ứng dụng các tiến bộ KH&CN.
Các nội dung này do các Viện, Trường đại học...chủ trì triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, đưa kết quả các đề tài đã nghiệm thu vào ứng dụng trong thực tế sản xuất và đề xuất các đề tài mới nhằm nâng cao hiệu quả cho từng loại cây ăn trái.
- Tập huấn, hướng dẫn xây dựng các mô hình áp dụng tiêu chuẩn GAP, từ đó nhân rộng ra vùng lân cận, tiến tới áp dụng GAP cho toàn vùng quy hoạch.
- Hình thành, xây dựng khu du lịch sinh thái (chỉ áp dụng cho Xoài Cát
Hòa Lộc và Vú Sữa Vĩnh Kim). . Những nội dung này thực hiện theo quy trình tour du lịch từ nơi đón khách, tham quan. giải trí,...
Qua hơn 03 năm thực hiện, 04 chương trình (Chương trình xòai bắt đầu triển khai đầu năm năm 2010) đã đạt được kết quả bước đầu như sau:
Điều tra, đánh giá hiện trạng và đã lập được bản đồ 1/25000 xác định vùng đất thích nghi cây trồng.Tuyển chọn được cây giống có chất lượng tốt từ cây bố mẹ của các vườn vú sữa đạt giải tại các Hội thi trái ngon ĐBSCL, đã
sản xuất cây giống ghép, đáp ứng phần nào nhu cầu mở rộng diện tích cây trồng của bà con trong vùng cải tạo vườn tạp và trồng mới. Hỗ trợ thành lập