Bảng 2.6. Mức độ nắm bắt thông tin chính sách, pháp luật, chương trình hỗ trợ
Đánh giá về mức độ nắm bắt thông tin chính sách, pháp luật, chương trình hỗ trợ
Có biết Không biết
Nông dân 74% 25%
Lãnh đạo xã/HTX 70% 30%
Chuyên viên 100% 0%
Biểu 2.6. Mức độ nắm bắt thông tin chính sách, pháp luật, chương trình hỗ trợ
Bảng 2.7. Đánh giá sự phối hợp giữa các cơ quan thông tin KH&CN
Đánh giá sự phối hợp giữa các cơ quan thông tin KH&CN
Tốt Khá T. Bình Kém
Lãnh đạo xã/HTX 13.33% 30.00% 56.67% 0.00%
Chuyên viên 6.67% 43.33% 50.00% 0.00%
Biểu 2.7. Đánh giá sự phối hợp giữa các cơ quan thông tin KH&CN
2.3.3. Bàn luận kết quả khảo sát
Qua bảng số liệu xử lý, tổng hợp có một số nhận định sau:
- Sự cần thiết của triển khai thông tin KH&CN xuống nông thôn:
Sự cần thiết của việc đưa thông tin KH&CN xuống nông thôn cho đối tượng sử dụng là nông dân, 100% phiếu của chuyên viên cho là cần thiết, điều này cũng phù hợp với ý kiến của lãnh đạo xã, HTX và nông dân được hỏi. Chứng tỏ rằng việc đưa thông tin KH&CN đến nông dân hiện nay là hết sức cần thiết và được sự đồng thuận cao tuyệt đối của các đối tượng có liên quan.
- Các nội dung thông tin KH&CN cũng có sự thống nhất cao là cần thiết Qua khảo sát cho thấy, nhu cầu về nội dung thông tin ở nông thôn dưới góc nhìn của nông dân, lãnh đạo xã, HTX và chuyên viên thông tin là khá đa dạng cho thấy, hầu hết các chủ đề thông tin nông dân đều cho là cần thiết, nông dân đặc biệt quan tâm đến kỹ thuật canh tác (90%) kế đến là chính sách hỗ trợ nông dân của nhà nước (57%), giá cả thị trường (55%). Riêng phần câu hỏi mở về nội dung thông tin khác thì nông dân và lãnh đạo xã hầu như không có ý kiến (3% và 10%), nhóm chuyên viên có ý kiến đóng góp tập trung là thông tin về tiêu chuẩn sản xuất GAP, vệ sinh an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ
(30%) (Bảng 2.1). Điều nầy cho thấy nông dân chưa thấy được vai trò của các
tiêu chuẩn quốc tế, một trong những tiêu chí bắt buộc khi tham gia xuất khẩu sản phẩm.
- Phương tiện thông tin được sử dụng để cập nhật thông tin hiện nay ở nông thôn: Nông dân nắm bắt thông tin chủ yếu qua 3 kênh, đó là qua truyền hình (84%), qua ra đi ô (42%) và qua tập huấn của các tổ chức (36%). So với
các phương tiện thông tin khác thông tin trên internet là thấp nhất (9%) (Bảng
2.2). Như vậy hiện nay hình thức thông tin bằng mạng internet vẫn chưa là
phương tiện thông tin phổ biến ở nông thôn.
- Hình thức thông tin: Tập trung ở hai hình thức chính được cho là phù hợp và có hiệu quả nhất hiện nay trong việc triển khai khoa học và công nghệ xuống nông thôn cho nông dân là mô hình “hội thảo đầu bờ” và “trình diễn mô hình” là sự lựa chọn của cả 3 nhóm được khảo sát, tuy nhiên cần xem xét hình thức huấn luyện trên hội trường có sự phân tán ý kiến giữa nông dân (46%) và lãnh đạo xã, HTX (23%) cũng như ý kiến của chuyên viên (23%)
(Bảng 2.3).
- Cấp tổ chức triển khai: Nhóm lãnh đạo xã/HTX và chuyên viên cho rằng cấp tổ chức triển khai là cấp tỉnh và huyện thì nông dân lại có ý kiến
khác không đồng thuận huyện là cấp triển khai tốt điều nầy có thể lý giải như sau hiện nay theo khảo sát cấp huyện ít có mở lớp tập huấn đến nông dân mà chủ yếu là do cấp tỉnh và cấp xã tổ chức. Tuy nhiên theo ý kiến của lãnh đạo xã, HTX và chuyên viên thì huyện là đầu mối quan trọng để tổ chức triển khai
thông tin KH&CN đến nông dân (53% và 43%) (Bảng 2.4).
- Hình thức trình bày và nội dung thông tin: Thông tin triển khai đến nông dân qua các hình thức, qua các tổ chức về phần tài liệu cung cấp được đánh giá về hình thức và nội dung là đạt yêu cầu (90%). Như vậy hiện nay các tổ chức khi phổ biến tài liệu cho nông dân đã có bước chuẩn bị biên soạn chu
đáo về nội dung (Bảng 2.5).
- Mức độ nắm bắt thông tin chính sách, chương trình hỗ trợ nông dân: 70% nông dân và lãnh đạo xã/HTX có biết các chính sách và chương hình hỗ trợ tuy nhiên không đầy đủ nhất là đối với nông dân trong các xã, nông dân là xã viên các HTX thì nắm bắt được tốt hơn. 80% ở xã viên HTX so với 60% ở
nông dân các xã (Bảng 2.6)
- Sự phối hợp giữa các cơ quan thông tin KH&CN: Theo đánh giá của chuyên viên và lãnh đạo xã, HTX sự phối hợp giữa các cơ quan thông tin
KH&CN trong tỉnh ở mức độ trung bình. (Bảng 2.7)
2.4. Thực trạng hoạt động thông tin khoa học và công nghệ
2.4.1. Hệ thống thông tin KH&CN quốc gia
Hệ thống các cơ quan thông tin khoa học và công nghệ của Việt Nam hiện nay được xây dựng theo mô hình bốn cấp: Trung ương; Bộ ngành; Địa phương; Cơ sở. Cục Thông tin KH&CN quốc gia là cơ quan thông tin đầu mối của hệ thống. Cấp Bộ, ngành có 44 cơ quan thông tin công nghệ. Cấp tỉnh, thành phố có 63 tổ chức thông tin trực thuộc sở KH&CN các tỉnh. Có hơn 400 cơ quan thông tin, thư viện tại các đơn vị cơ sở (trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp...) KH&CN
Cục Thông tin KH&CN quốc gia là cơ quan trực thuộc Bộ KH&CN thực hiện chức năng quản lý nhà nước làm thông tin trong đó có nhiệm vụ thực
hiện đăng ký chính thức kết quả nghiên cứu đề tài, dự án theo Quyết định số
03/2007/QĐ-KKH&CN ngày 16/3/2007 của Bộ trưởng Bộ KH&CN ban hành
Quy định về đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Các tổ chức thông tin KH&CN địa phương là mắc xích quan trọng trong hệ thống thông tin KH&CN Quốc Gia. Đặc biệt, trên địa bàn nông thôn, các tổ chức thông tin KH&CN địa phương đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện đáp ứng nhu cầu thông tin cho nông dân phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp và nông thôn.
2.4.2. Chương trình nông thôn miền núi
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa đánh giá kết quả thực hiện Chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2004-2010” và định hướng Chương trình giai đoạn 2011-2015.
Dự kiến, với 1.200 tỷ đồng dành cho chương trình, sẽ có nhiều hoạt động hỗ trợ, ứng dụng chuyển giao khoảng 900 công nghệ và tiến bộ mới cho nông thôn, miền núi nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực chuyên viên và chất lượng các sản phẩm hàng hóa tiềm năng vùng miền.
Theo mục tiêu chung của chương trình thực hiện trong giai đoạn 2011- 2015 là chuyển giao, ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, bảo quản, chế biến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của một số hàng hoá nông sản trên thị trường trong nước và nước ngoài, phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho cộng đồng dân cư ở nông thôn bằng các giải pháp khoa học và công nghệ.
TS. Nguyễn Quân, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định, trong các chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Bộ khoa học và Công nghệ luôn ưu tiên trong đầu tư và hướng các hoạt động khoa học và công nghệ vào phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, từng bước thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Trong 6 năm qua, các dự án của Chương trình đã thực sự tạo được điểm sáng về ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội góp phần cải thiện đời sống nhân dân; từng bước hình thành thị trường công nghệ ở nông thôn, tạo đà cho việc ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất. Chương trình đã chuyển giao được 856 công nghệ và tiến bộ kỹ thuật là kết quả nghiên cứu khoa học của các tổ chức khoa học và công nghệ vào nông thôn miền núi, hải đảo, các vùng khó khăn chậm phát triển, vùng dân tộc ít người. Ông Hà Văn Quê, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang khẳng định, chương trình đã góp phần tích cực làm thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, đưa giống cây trồng vật nuôi mới có năng suất chất lượng cao, tạo vùng sản xuất hàng hoá, góp phần xây dựng nông thôn mới. Theo ông Huỳnh Minh Hoàng, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu, việc ứng dụng các tiến bộ công nghệ mới đã tác động tích cực tới sản xuất nông lâm, ngư nghiệp. Đây là những điểm sáng về ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, mang lại hiệu quả cao, cải thiện đời sống nhân dân. Các dự án đã giải quyết vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, tăng năng suất, tăng thu nhập cho người dân. Hầu hết các địa phương đều kiến nghị chương trình cần tiếp tục được triển khai mạnh mẽ hơn nữa ở các vùng nông thôn, miền núi. Đặc biệt, nhiều địa phương cho rằng, cần có những cơ chế hỗ trợ tài chính và triển khai ở quy mô lớn hơn cho các dự án tại địa phương và quan tâm hơn nữa đến chuyển giao công nghệ.
Theo dự thảo mà Bộ Khoa học và Công nghệ trình Chính phủ về Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi giai đoạn 2011-2015, sẽ chuyển giao, ứng dụng ít nhất 90 công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật mới vào các khâu: sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; nâng cao hiệu quả sản xuất các nông sản và các mặt hàng còn phải nhập khẩu; phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp; nuôi trồng thủy sản gắn với chế biến, khôi phục và phát triển ngành nghề nông thôn; phát triển công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng biogas; ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ nông nghiệp, nông thôn, miền núi và hải đảo. Chương trình cũng đề ra mục tiêu tổ chức đào tạo bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý và tổ chức triển khai dự án cho ít nhất 1.000 lượt chuyên viên quản lý ở địa phương; đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho ít nhất 1.800 chuyên viên kỹ thuật và 40.000 nông dân. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng cho biết, Chương trình đã lên kế hoạch hỗ trợ hình thành ít nhất 60 doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng dụng công nghệ mới tiên tiến ở khu vực nông thôn và miền núi, trong đó ít nhất 25 doanh nghiệp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Trong giai đoạn này, có 4 nhóm chương trình dự án trọng điểm phù hợp với điều kiện của từng địa bàn sẽ được tập trung triển khai chuyển giao, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ nghiên cứu và công nghệ nhập nội tiên tiến có khả năng phát triển ra diện rộng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội . Theo đó, một nhóm là các mô hình gắn với mục tiêu xóa đói giảm nghèo tại một số địa bàn đại diện cho các vùng khó khăn chậm phát triển, vùng dân tộc ít người. Nhóm 2 sẽ là các mô hình gắn với mục tiêu hiện đại hóa nền nông nghiệp hiện có theo hướng sản xuất hàng hóa.
Đây chủ yếu là các dự án ứng dụng các công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm
nông nghiệp hàng hóa, có tiềm năng về thị trường và phát huy lợi thế của từng vùng. Nhóm khác sẽ hướng vào ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất các loại nông sản có giá trị kinh tế quy mô công nghiệp để hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nhóm cuối cùng sẽ tập trung hướng vào hỗ trợ đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp hiện nay ở nông thôn, hỗ trợ hình thành các ngành nghề mới nhằm phát huy các lợi thế về ngành nghề truyền thống, về tài nguyên thiên nhiên và các loại đặc sản vùng theo hướng nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Việt
Nam ở thị trường trong nước và quốc tế.4
2.4.3. Các tổ chức thông tin KH&CN tại Tiền Giang
Trên địa bàn tỉnh hiện nay có các tổ chức khác nhau có chức năng thông tin, bao gồm thông tin văn hóa đại chúng, thông tin chuyên ngành, thông tin khoa học và công nghệ đến nông dân. Có thể phân chia các tổ chức thông qua các hoạt động như:
- Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Đài Phát thanh huyện, Trạm truyền thanh xã;
- Báo Ấp Bắc;
- Thư viện tỉnh Tiền Giang trực thuộc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hệ thống thư viện huyện và nhà văn hóa xã, phường với số lượng sách 11.000 quyển, 326 loại báo, tạp chí. 519 CD-ROM, tape video, cassett mới bổ sung năm 2009 nâng tổng số tài liệu của thư viện tỉnh tính tới thời điểm 2009 là 193.813 tài liệu. Số thư viện trong tỉnh theo hệ thống thư viện công cộng là 9 gồm có 01 thư viện tỉnh, 8 thư viện huyện với tổng số sách là 330 ngàn bản, trong đó sách giáo khoa 44 ngàn bản (13%), sách khoa học xã hội 79 ngàn
4
bản (24%), sách kỹ thuật 72 ngàn bản (22%), sách văn học 122 ngàn bản (37%), sách thiếu nhi 13 ngàn bản (4%) [9]
Phòng đọc sách ở các xã, phường văn hóa và câu lạc bộ xã là 71 phòng chủ yếu là sách báo văn hóa, văn nghệ theo chương trình đưa văn hóa về cơ sở;
- Thư viện Trường ĐH Tiền Giang: Sách TK: 48.047 bản; Giáo trình các ngành, SGK các hệ: 162.177 bản; Báo, tạp chí: 74 tên và 12 tên tạp chí (không thường xuyên) của các trường TC, CĐ, ĐH trong và ngoài tỉnh tặng; Tài liệu điện tử: 6.748 biểu ghi. Phòng net cơ sở chính: 40 máy, phòng net cơ sở 1: 20 máy, máy vi tính VP:10 máy, Máy in: 02 máy;
- Hội nông dân (Trung tâm hỗ trợ nông dân); - Điểm văn hóa xã; Bưu điện văn hóa xã;
- Viện Cây ăn quả Miền Nam (Bộ Nông nghiệp- PT Nông thôn);
- Trung tâm khuyến nông- khuyến ngư; Trung tâm giống (Sở Nông nghiệp- PT Nông thôn);
- Trung tâm khuyến công- Sở Công thương;
- Phòng Công nghệ và Thông tin; Trung tâm học tập công đồng, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng, dịch vụ và chuyển giao công nghệ; Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ sinh học trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ.
2.4.4. Những nội dung và phương thức thông tin KH&CN tại Tiền Giang Giang
Năm 2009, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư đã sử dụng kinh phí trên 3,7 tỉ đồng để tổ chức hội thảo, tham quan, xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Trong đó,trọng tâm thực hiện các chương trình khuyến nông trồng trọt, chương trình khuyến nông chăn nuôi, chương trình thủy sản. Riêng chương trình khuyến nông trồng trọt, Trung tâm đã thực hiện 17 mô hình trình diễn với 1.050 hộ tham gia; các mô hình thu hút nông
dân như: sản suất lúa 3 giảm 3 tăng, lúa chất lượng cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất rau theo chuẩn VietGAP, hoa kiểng chất lượng, thâm canh cây ăn quả theo GAP. Chương trình khuyến nông chăn nuôi heo nái hướng nạc, cải tạo giống bò theo hướng chuyên thịt, nuôi dê sinh sản và chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học... đã thực hiện 532 cuộc hội thảo với 15.610 người tham gia. Chương trình thủy sản đã xây dựng được 12 mô hình trình diễn, có 14 hộ tham gia; tập trung phát triển chăn nuôi thủy sản nước ngọt, phát triển