Nhận xét, đánh giá việc triển khai thông tin khoa học và công nghệ đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đưa thông tin khoa học và công nghệ đến nông dân (Trang 90 - 93)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.6. Nhận xét, đánh giá việc triển khai thông tin khoa học và công nghệ đến

đến nông dân

Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ phục vụ nông thôn hiện nay rất đa dạng phong phú bằng nhiều kênh khác nhau, nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên cần chú ý đối tượng sử dụng tin trong luận văn này đề cập là nông dân Tiền Giang, một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long với trình dân trí thấp (bình quân là lớp10/12) là vấn đề cần phải quan tâm sao cho việc triển khai trong giai đoạn hiện nay là phù hợp và từng bước đổi mới hình thức thông tin đáp ứng nhu cầu người dùng tin.

Ngoài thông tin công nghệ qua kênh các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh, đài truyền hình, qua mạng internet, sách… thông tin công nghệ đến với nông dân còn triển khai qua các kênh khác như :

Thông tin chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ theo chương trình: Điển hình của thông tin công nghệ theo phương pháp chương trình ví dụ như 4 chương trình hỗ trợ toàn diện 4 loại cây ăn trái của tỉnh gồm: Vú sữa lò rèn Vĩnh Kim; Xoài cát Hòa Lộc; Khóm Tân Lập; Sơ ri Gò Công hoặc các dự án hỗ trợ thuộc chương trình nông thôn miền núi như Gạo an toàn Mỹ Thành.

Ưu điểm của mô hình này là liên kết được các ngành tham gia tạo thành một hệ thống hỗ trợ toàn diện từ đầu vào cho đến đầu ra. Tạo được hiệu quả KT- XH rõ nét.

Nhược điểm: Khó khăn trong sự phối hộp đồng bộ giữa các ngành.

Thông tin công nghệ theo ngành: Ví dụ doanh nghiệp thông tin công nghệ để nông dân áp dụng sản xuất và doanh nghiệp mua lại sản phẩm như trường hợp của HTX Mỹ Thành về gạo đạt chuẩn Global GAP được công ty XNK ADC bao tiêu sản phẩm với điều kiện sản phẩm phải được sản xuất theo quy trình, đạt chuẩn do doanh nghiệp yêu cầu.

Thông tin công nghệ qua mô hình trình diễn: Đây là kênh thông tin công nghệ sử dụng phổ biến ở nước ta. Nông dân với tính cách „Trăm nghe không bằng một thấy” nên cách tốt nhất là xây dựng mô hình trình diễn. Phương pháp này tỏ ra thích hợp đặc biệt đối với nông dân vùng sâu, vùng xa.

Thông tin công nghệ qua khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công, qua câu lạc bộ nông dân.

Kết luận: Để nông dân tiếp cận được với thông tin khoa học và công nghệ cần đa dạng hóa các hình thức thông tin. Ngoài các kênh phổ biến thông tin mang tính thông tin sơ lược, cộng đồng qua các phương tiện thông tin đại chúng như qua kênh phát thanh, truyền hình, báo chí…để nông dân có thể ứng dụng được thông tin KH&CN vào sản xuất cần có kênh thông tin chi tiết cụ thể hơn qua hệ thống khuyến nông, khuyến ngư, qua dự án, qua chương trình cụ thể. Phải có chiến lược trong việc triển khai chuyển giao thông tin khoa học và công nghệ đến nông dân. Ngoài ra để thông tin tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới có thể áp dụng được ở nông thôn không đơn thuần là chỉ chuyển giao KH&CN là đủ mà còn là hàng loạt các thông tin về chủ trương chính sách của các ngành, các cấp tạo thành sự chuyển biến đồng bộ. Một mình ngành KH&CN không thể chuyển biến được đời sống nông dân như kỳ vọng của ngành được. Ví dụ đơn giản hiện nay muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn cần phải đổi mới phương thức sản xuất theo quy mô công nghiệp điều này liên quan đến chính sách đất đai, đến giao thông nông thôn. Nếu quy hoạch nông thôn không đồng bộ chúng ta không thể cơ giới hóa vì đơn giản không có diện tích đủ lớn để giảm

nữa không có đường để vận chuyển máy móc, thiết bị vào. Nếu môi trường không có sự tác động của xã hội thì rất là khó khăn trong sự chuyển biến tập quán sản xuất của nông dân chưa nói gì đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoài ra nông thôn mới phải có nông dân mới hay nói cách khác nông dân nông nghiệp xưa giờ là nông dân công nghiệp, nông dân điện tử. Nói cách khác ngoài sự tác động của các ngành, các cấp của xã hội bản thân nông dân cũng cần phải chuyển biến về chất về trình độ học vấn để có thể tiếp nhận, tiêu hóa được lượng kiến thức khoa học và công nghệ hiện đại phục vụ cho sự phát triển KT-XH nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đưa thông tin khoa học và công nghệ đến nông dân (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)