Đưa bài giảng qua hệ thống LMS: theo hình thức này, dễ dàng quản lí, giám sát việc học tập của HS theo lớp mình phụ trách, qua đó để đánh giá thá

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ ỨNG DỤNG BÀI GIẢNG e LEARNING TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MÔN VẬT LÍ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH (Trang 37 - 40)

độ học tập, mức độ chiếm lĩnh kiến thức cũng như sự phát triển năng lực tự học của HS. Tuy nhiên, với hình thức này, GV sẽ phải tạo nhiều lớp học trên trang dạy học trực tuyến, gây khó khăn cho HS trong vấn đề tìm kiếm lớp học, tìm kiếm tài liệu trên LMS.

- Đưa học liệu lên Google drive và chia sẻ đường link đến với HS: Phương pháp này cũng khá thuận tiện, HS tiếp cận nội dung bài học một cách nhanh chóng, HS chỉ cần nhấp vào đường link do GV gửi qua nhóm Zalo, Messenger,… Tuy nhiên, nếu tiến hành theo hình thức này, về lâu dài và dùng nhiều sẽ hết dung lượng, và phải mua dung lượng bộ nhớ.

- Đưa bài giảng lên nền tảng dạy học trực tuyến violet.vn. Đây là kho học liệu vô cùng phong phú, giúp HS có thể khai thác tất cẩ các tài liệu của các lĩnh vực, các bộ môn, để phát huy khả năng tìm tòi sáng tạo, phát triển năng lực tự học của HS. Bên cạnh đó, để phù hợp với thời đại mới, phù hợp với phương pháp dạy học tích cực, trang violet.vn có thêm tính năng hỗ trợ đưa bài giảng E- Learning lên hệ thống, quản lí quá trình học tập của HS như: quản lí thời gian, chấm điểm tự động quá trình học theo số nhiệm vụ mà HS hoàn thành. GV, phụ huynh dễ dàng giám sát, theo dõi quá trình học tập của HS qua trang này, từ đó có biện pháp quản lí, đánh giá phù hợp về năng lực tự học của HS để có những điều chỉnh phù hợp.

Từ các lí do trên, chúng tôi chọn hình thức: đăng tải bài giảng E-Learning lên trang web violet.vn, và gửi đường link liên kết bài giảng đến HS qua Zalo, messenger. Thông qua việc truy nhập trang web, HS không chỉ tiếp cận được nội dung bài giảng, mà còn tiếp cận được kho học liệu khổng lồ do GV trên cả nước đăng tải lên, qua đó có thể tìm tòi, nghiên cứu, phát triển năng lực tự học, năng lực nghiên cứu khoa học của HS. Việc đăng tải bài giảng lên hệ thống violet.vn và việc tiếp cận bài giảng là hoàn toàn miễn phí, và không giới hạn dung lượng bộ nhớ phải dùng.

3.3. Vận dụng bài giảng E-learning vào dạy học theo hình thức “Lớp học đảo ngược” nhằm phát triển năng lực tự học cho HS học đảo ngược” nhằm phát triển năng lực tự học cho HS

2.3.1. Tiến trình tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược

Các giai đoạn dạy học trực tuyến theo mô hình “lớp học đảo ngược” được chúng tôi đề xuất gồm các giai đoạn sau:

33 Giai đoạn 1: Kiểm tra, đánh giá kết quả tự học ở nhà của HS.

Giai đoạn 2: Hợp thức hóa, hệ thống hóa kiến thức mới, đặt vấn đề cần nghiên cứu.

Giai đoạn 3: Giải quyết vấn đề và rút ra kết luận.

Giai đoạn 4: Luyện tập, hướng dẫn HS tự học cho bài học hôm sau. Thu nhận nội dung, đọc

nội dung, tìm câu trả lời

Hợp thức hóa kiến thức mới, phát biểu vấn đề học tập tiếp theo

Giai đoạn 2

Suy luận tạo ra hệ quả từ các giả thuyết, thảo luận, báo cáo, thu nhận kiến thức Giải quyết vấn đề: Suy đoán và thực hiện giải pháp, kết luận và tiếp nhận kiến thức mới Giai đoạn 3 Làm bài tập, tìm hiểu các vấn đề gần gũi trong cuộc sống, tiếp nhận nhiệm vụ

Luyện tập, hướng dẫn học sinh tự học cho bài tiếp theo

Giai đoạn 4 Trả lời các câu hỏi và

được thống kê, phản hồi nhanh, chính xác đến với HS và GV Đánh giá kết quả tự học của HS đã được giao từ trước Giai đoạn 1

34

3.3.2. Vận dụng tiến trình dạy học trực tuyến theo mô hình lớp học đảo ngược vào dạy học ngược vào dạy học

BÀI 9: SÓNG DỪNG I. Mục tiêu bài học I. Mục tiêu bài học

1. Về năng lực a. Năng lực chung a. Năng lực chung

Thực hiện bài học này góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực như sau:

* Năng lực tự chủ và tự học

- HS lập được kế hoạch tự học về khái niệm, đặc điểm, làm thí nghiệm và quay video thí nghiệm về sóng dừng.

- HS tìm kiếm thông tin, đọc SGK và xem video bài giảng E-Learning để tìm hiểu các nội dung kiến thức bài học.

- HS làm được thí nghiệm sự phản xạ sóng trên vật cản cố định và vật cản tự do, làm thí nghiệm tạo ra sóng dừng trên dây.

- HS dựa vào kết quả thí nghiệm để rút ra các kết luận về sự phản xạ sóng, sóng dừng và điều kiện có sóng dừng.

- HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng sau khi thảo luận nhóm.

* Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Lập kế hoạch hoạt động nhóm về hoàn thành phiếu học tập, làm thí nghiệm, quay và thuyết trình video thí nghiệm về sóng dừng.

- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm để hoàn thành phiếu học tập, quay video, xử lí số liệu, báo cáo kết quả thí nghiệm về sóng dừng.

- Đưa ra được các ý kiến đề xuất phương án thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm và nhận xét kết quả thí nghiệm về phản xạ sóng và sóng dừng.

- Đặt câu hỏi và thảo luận về ý kiến của các nhóm khác khi báo cáo kết quả. - Tự đánh giá bản thân và đánh giá các thành viên trong nhóm khi hoàn thành phiếu học tập và tham gia giải bài tập trên Azôta về sóng dừng.

* Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo

- HS đề xuất được cách tiến hành thí nghiệm phản xạ của sóng trên vật cản tự do và vật cản cố định, thí nghiệm tạo ra sóng dừng trên dây.

- HS làm được thí nghiệm phản xạ của sóng trên vật cản tự do và vật cản cố định, thí nghiệm tạo ra sóng dừng trên dây.

- HS hợp tác giải quyết vấn đề ứng dụng CNTT để thuyết trình hiện tượng sóng dừng và ứng dụng hiện tượng trong đàn và sáo.

b. Năng lực đặc thù

* Năng lực nhận thức vật lí

35 - Nêu được điều kiện để có sóng dừng trên dây với trường hợp hai đầu cố định và trường hợp một đầu cố định còn một đầu tự do.

* Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí

- Tìm hiểu tại sao khi đứng gần một vách núi hét to thì sau một khoảng thời gian sẽ có tiếng vang vọng lại.

- Vận dụng kiến thưc để giải thích nguyên lí hoạt động của ống sáo trúc và đàn ghi ta.

* Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng

- Dự đoán được mối quan hệ giữa sóng tới và sóng phản xạ, hai sóng này có đặc điểm gì, khi gặp nhau có hiện tượng gì xảy ra.

- Đề xuất phương án thí nghiệm tạo sóng dừng trên dây để từ đó ứng dụng đo tốc độ truyền sóng trên dây.

- Xử lí các số liệu thí nghiệm và rút ra được kết luận, biểu thức xác định tốc độ truyền sóng trên dây.

2. Về phẩm chất

- Có ý thức trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thành các phiếu học tập trong bài học.

- Trung thực trong thực hiện nhiệm vụ nhóm, giải các bài tập nhóm. - Trung thực trong việc lấy và xử lí kết quả thí nghiệm.

- Trung thực, khách quan trong đánh giá đồng đẳng các hoạt động nhóm. - Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của người khác khi tham gia hoạt động nhóm để giải quyết vấn đề, làm thí nghiệm, thuyết trình.

- Luôn cố gắng chăm chỉ học tập, tự giác đọc và tìm các tài liệu liên quan đến bài học và những vấn đề cuộc sống liên quan đến hiện tượng sóng dừng.

- Có ý thức vận dụng kiến thức về về sóng dừng để giải thích các hiện tượng liên quan trong cuộc sống thường ngày.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ ỨNG DỤNG BÀI GIẢNG e LEARNING TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MÔN VẬT LÍ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH (Trang 37 - 40)