PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ ỨNG DỤNG BÀI GIẢNG e LEARNING TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MÔN VẬT LÍ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH (Trang 54 - 61)

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận

2. Tiến trình dạy học trên lớp

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận

3.1. Kết luận

Thực hiện mục tiêu của đề tài, đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi đã thu được những kết quả sau:

1. Đề tài đã tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế bài giảng E-learning trong dạy học trực tuyến theo phương pháp lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh:

- Xác đinh được khái niệm, đặc trưng cơ bản, ưu điểm và cách ứng dụng của bài giảng E-learning trong dạy học. Nêu được phương pháp phát triển năng lực tự học của học sinh qua ứng dụng hình thức lớp học đảo ngược trong dạy học trực tuyến nói riêng và hoạt động dạy học nói chung.

- Điều tra xác định được thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực hiện nay ở trường THPT, trong đó chỉ ra được các thuận lợi, khó khăn của giáo viên trong việc vận dụng công nghệ thông tin, thiết kế, ứng dụng bài giảng E-learning nhằm tạo hứng thú học tập và phát triển năng lực tự học cho HS.

2. Đã xây dựng được chủ đề dạy học ứng dụng bài giảng E-learning theo phương pháp lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh.

3. Đề xuất quy trình sử dụng hình thức dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học thông qua việc thiết kế, ứng dụng bài giảng E-learning theo hình thức lớp học đảo ngược kết hợp kiểm tra đánh giá trực tuyến, qua đó tạo hứng thú học tập và niềm đam mê nghiên cứu khoa học.

4. Thông qua kết quả thực nghiệm sư phạm, bước đầu đánh giá được việc sử dụng ứng dụng bài giảng E-learning để kích thich sự đam mê tìm tòi học hỏi, rèn luyện kĩ năng tự học, năng lực nghiên cứu khoa học và sáng tạo cho học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

3.2. Kiến nghị

Trên cơ sở những kết quả thu được, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau: 1. Việc thiết kế các chủ đề dạy học để tổ chức rèn luyện kĩ năng, năng lực tự học cho học sinh bước đầu đã mang lại hiệu quả, không chỉ việc rèn luyện các kĩ năng trong năng lực tự học mà còn góp phần quan trọng trong việc rèn luyện các kĩ năng để hình thành các năng lực khác như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực nghiên cứu khoa học và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực ngôn ngữ, năng lực tìm kiếm thông tin, năng lực tin học và công nghệ thông tin, … Tuy nhiên, để làm được điều đó không chỉ dừng lại ở việc thiết kế nội dung chủ đề học tập mà người giáo viên còn phải biết phối hợp các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức các hoạt động học tập theo hướng tích cực hóa người học.

Những khó khăn trong việc thiết kế các chủ đề dạy học, thời gian triển khai một chủ đề và sự thiếu thốn trang thiết bị đang là vấn đề nan giải, vì thế, Sở

50 GD&ĐT cần tăng cường công tác tập huấn trực tiếp cũng như gián tiếp để tất cả các giáo viên đều được tiếp cận sâu hơn, để giải quyết các vấn đề khó khăn hiện nay. Bên cạnh đó cần đầu tư thêm trang thiết bị dạy học, đồng bộ cho các trường để thuận lợi cho việc dạy học các môn học theo phương thức giáo dục này.

2. Để thich ứng với tình hình dạy học trực tuyến hiện nay và nhu cầu phát triển của giáo dục là không chỉ bó hẹp việc dạy học trong lớp học, Sở GD&ĐT có thể tổ chức cuộc thi thiết kế bài giảng E-learning hoặc giao nhiệm vụ cho các trường THPT xây dựng bài học E-learning làm nguồn tư liệu để học sinh có thể tiếp cận bài học ở mọi lúc, mọi nơi.

3. Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi mới chỉ dừng lại ở việc thiết kế chủ đề dạy học theo quy trình phát triển năng lực tự học cho học sinh, trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, có thể triển khai mở rộng trong các trường THPT.

Đề tài nghiên cứu chủ yếu được thử nghiệm trong một số ít trường THPT, vì thế, việc nghiên cứu, rút kinh nghiệm ở các trường khác là thực sự cần thiết, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học, phát triển năng lực tự học của học sinh.

Rất mong nhận được sự góp ý, chia sẻ của các thầy cô, đồng nghiệp để chúng tôi hoàn thiện đề tài và áp áp dụng ngày càng hiệu quả hơn! Xin cảm ơn!

i

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Quá trình HS tự học qua bài giảng E-learning trên violet.vn và làm bài kiểm tra trên Azota

iv

PHỤ LỤC 2: Phiếu học tập trong bài giảng BÀI 9. SÓNG DỪNG

Phiếu học tập số 1

1. Cho nhận xét về phương dao động và tần số dao động của sóng tới và sóng phản xạ trên dậy.

2. Tại điểm phản xạ cố định và tự do, sóng tới và sóng phản xạ có đặc điểm gì?

3. Khi có sóng dừng trên dây thì hình ảnh của sợi dây như thế nào?

4. Xác định khoảng cách giữa hai nút (hai bụng) liền kề, giữa một nút và một bụng liền kề?

5. Nêu điều kiện có sóng dừng trên dây trong trường hợp hai đầu dây cố định và trường hợp một đầu cố định, một đầu tự do?

6. Giải thích hoạt động của ống sáo và đàn ghi ta.

Phiếu học tập số 2

Câu 1:Khi phản xạ trên vật cản tự cố định, sóng phản xạ và sóng tới ở điểm

phản xạ luôn luôn

A. cùng pha. B. vuông pha. C. ngược pha. D. lệch pha π/3.

Câu 2: Khi phản xạ trên vật cản tự do, sóng phản xạ và sóng tới ở điểm phản

xạ luôn luôn

A. cùng pha. B. vuông pha. C. ngược pha. D. lệch pha π/3.

Câu 3:Trên một sợi dây đang có sóng dừng ổn định, khoảng cách giữa hai

nútsóng liền kề nhau bằng

A. một bước sóng. B. một phần tư bước sóng. C. hai bước sóng. D. một phần hai bước sóng.

Câu 4: Trên một sợi dây đang có sóng dừng ổn định, khoảng cách giữa một nút

sóng và một bụng sóng liền kề bằng

A. một bước sóng. B.một phần tư bước sóng. C. hai bước sóng. D. một phần hai bước sóng.

Câu 5:Sóng truyền trên một sợi dây có hai đầu cố định với bước sóng λ. Để có sóng dừng trên dây thì chiều dài L của dây phải thỏa mãn điều kiện

A. 2  k L= (với k = 1, 2, 3, ...). B. 2 ) 1 2 (  + = k L (với k = 0, 1, 2, 3, ...). C. 4  k L= (với k = 0, 1, 2, 3, ...). D. 4 ) 1 2 (  + = k L (với k = 0, 1, 2, 3, ...).

v sóng λ. Để có sóng dừng trên dây thì chiều dài L của dây phải thỏa mãn điều kiện A. 2  k L= (với k = 1, 2, 3, ...). B. 2 ) 1 2 (  + = k L (với k = 0, 1, 2, 3, ...). C. 4 ) 1 (  + = k L (với k = 0, 1, 2, 3, ...). D. 4 ) 1 2 (  + = k L (với k = 0, 1, 2, 3, ...).

Câu 7:Sóng truyền trên sợi dây có hai đầu cố định với bước sóng 10cm. Khi

trên dây có sóng dừng ổn định ta quan sát thấy 3 bụng sóng. Chiều dài của sợi dây là

A.7,5 cm. B.15 cm. C. 30 cm. D. 20 cm.

Câu 8: Sóng truyền trên sợi dây có hai đầu cố định với bước sóng 10 cm. Khi

trên dây có sóng dừng ổn định ta quan sát thấy 4 bụng sóng. Chiều dài của sợi dây là

A. 10 cm. B. 20 cm. C. 30 cm. D. 40 cm.

Câu 9: Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,2 m có hai đầu cố định. Khi có sóng

dừng ổn định trên dây ta thấy khoảng cách giữa hai nút liền kề là 0,3 m. Số nút và số bụng sóng trên dây là

A. 5 nút và 4 bụng. B. 5 nút và 5 bụng. C. 3 nút và 3 bụng. D. 3 nút và 2 bụng.

Câu 10: Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,1 m có một đầu ccoos định và một đầu

tự do. Khi có sóng dừng ổn định trên dây ta thấy khoảng cách giữa hai bụng liền kề là 0,3 m. Số nút và số bụng sóng trên dây là

A. 6 nút và 6 bụng. B. 5 nút và 5 bụng. C. 6 nút và 5 bụng. D. 5 nút và 6 bụng.

vi

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ ỨNG DỤNG BÀI GIẢNG e LEARNING TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MÔN VẬT LÍ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH (Trang 54 - 61)