Ảnh hƣởng của Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) đối với hợp tác Đông Á từ năm 1998 (Trang 62 - 65)

CHƢƠNG 2 : VAI TRÕ CỦA GMS TRONG HỢP TÁC ĐÔNG Á

4. ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NƢỚC LỚN ĐỐI VỚI VAI TRÒ CỦA GMS

4.4. Ảnh hƣởng của Mỹ

Từ những năm 40 của thế kỷ trƣớc, Mỹ rất quan tâm đến tiềm năng thủy điện của sông Mekong. Năm 1957, với sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc mà chủ yếu là Mỹ, Ủy ban sông Mekong đƣợc thành lập. Từ năm 1968 đến năm 1971, Mỹ đã cùng với WB tài trợ cho Lào hoàn tất xây con đập Nam Ngum trên một phụ lƣu lớn của sông Mekong, đây cũng là con đập thủy điện đầu tiên của Lào. Kế hoạch phát triển hạ lƣu sông Mekong nhằm cải thiện cuộc sống cho toàn thể cƣ dân sống trong vùng, nhƣng do chiến tranh Đông Dƣơng, kế hoạch xây các đập thủy điện trên dòng sông chính sông Mekong và các chƣơng trình khai thác khác bị gián đoạn.

Đặc biệt, sau khi Tổng thống Obama lên nắm quyền (2009), Mỹ đã điều chính sách Đông Nam Á nhằm tạo điều kiện cho Mỹ can dự nhiều hơn và sâu hơn vào các vấn đề khu vực, trong đó có vấn đề phát triển kinh tế và hội nhập khu vực. Để có đƣợc những chính sách phù hợp với khu vực Đông Nam Á, Mỹ đã rất quan tâm đến sự phát triển GMS, đặc biệt là Hạ lƣu Mekong với mục đích kiềm chế ảnh hƣởng của Trung Quốc trong khu vực và tìm kiếm lợi ích kinh tế cho các công ty của Mỹ thông qua việc hợp tác với các GMS.

Hội nghị Bộ trƣởng lần thứ nhất đƣợc tổ chức tại Phuket (Thái Lan) vào tháng 9 năm 2009 giữa Mỹ và các nƣớc Hạ lƣu sông Mekong (Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam). Tại đây, Ngoại trƣởng Mỹ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của vùng Hạ lƣu sông Mekong và mỗi quốc gia trong Tiểu vùng đối với Mỹ, cam

kết hỗ trợ để hƣớng đến mục tiêu chung là hòa bình và thịnh vƣợng cho khu vực ASEAN và Đông Á. Các bên thống nhất thông qua sáng kiến Hạ lƣu Mekong (LMI) trên 4 lĩnh vực: môi trƣờng, y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng.

Một số sáng kiến và hoạt động hợp tác chính đã đƣợc triển khai gồm: Thiết lập “Hiệp định quan hệ đối tác dòng sông chị em giữa Ủy hội sông Mekong và Ủy hội sông Mississipi” nhằm cải thiện các nguồn tài nguyên nƣớc xuyên quốc gia (12/5/2010); Hội nghị “Sáng kiến các nƣớc hạ nguồn Mekong, hợp tác khu vực đáp ứng với hiểm họa của bệnh truyền nhiễm” (tháng 6 năm 2010, Hà Nội, Việt Nam). Chƣơng trình “Dự báo Mekong” và các hợp tác môi trƣờng nhằm xây dựng các trạm quan trắc tự động để theo dõi về biến đổi khí hậu tại các khu vực Tiểu vùng; Chƣơng trình đào tạo tiếng Anh cho các cán bộ làm việc trong 4 lĩnh vực hợp tác LMI đã tổ chức đƣợc một số khóa học tại các nƣớc Lào, Campuchia và Việt Nam.

Tính đến nay, các quốc gia đã tổ chức đƣợc 6 Hội nghị Bộ trƣởng và 2 cuộc họp Nhóm công tác, hoàn chỉnh và thông qua Chƣơng trình hành động LMI 2011-2012 mở ra giai đoạn mới với chƣơng trình hoạt động và dự án cụ thể cho từng lĩnh vực ƣu tiên. Đặc biệt, tại Hội nghị Bộ trƣởng lần thứ 5 (Phnom Penh, 13/7/2012), Ngoại trƣởng Mỹ đƣa ra kế hoạch “sáng kiến hạ lƣu Mekong 2020” (LMI 2020) với thành viên mới là Myanma, đánh dấu sự cam kết lâu dài và mở rộng của Mỹ với vùng Hạ lƣu Mekong. Trong đó, Mỹ cam kết hỗ trợ 50 triệu USD cho các hoạt động của LMI trong 3 năm tới, cũng nhƣ dành 2 triệu USD cho chƣơng trình phát triển nghề cá và 1 triệu USD cho chƣơng trình nghiên cứu MRC vể tác động của đập thủy điện trên chính dòng sông Mekong. Mục tiêu thúc đẩy sự phát triển công bằng, bền vững và hợp tác cho vùng sông Mê Kông - nguồn tài nguyên xuyên biên giới chung - của LMI sẽ đặt ra những thách thức lớn vì sự thành công của chính sách. Là khu vực phát triển nhanh, nhƣng Mê Kông cũng đang phải đối mặt với nhiều quyết định khó khăn, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến an ninh năng lƣợng. Thủy điện đang là trọng tâm của những đề xuất gần đây nhƣng xu hƣớng sử dụng thủy điện trong khu vực lại rất ít hoặc hầu nhƣ không quan tâm tới những tác động xấu về môi trƣờng và kinh tế xã hội. Mỹ có

thể cung cấp công nghệ và hỗ trợ việc xác định cũng nhƣ thúc đẩyy các giải pháp khu vực, nhằm giải quyết nhu cầu về năng lƣợng, thực phẩm và an ninh. LMI sẽ tăng cƣờng chia sẻ thông tin giữa các cơ quan của Mỹ hoạt động trong lƣu vực và cả với chính quyền khu vực, đồng thời cũng cung cấp thiết bị mới để cải tiến chất lƣợng thông tin và giúp ích cho các nhà hoạch định.

Vai trò đầy thách thức nhƣng mang tính xây dựng của Mỹ sẽ thúc đẩy các quốc gia trong lƣu vực Mekong cùng nhau hợp tác phát triển, hƣớng đến xây dựng “Tiêu chuẩn Mekong” nhằm đánh giá các đề xuất thủy điện trong lựu vực Lý tƣởng hơn nữa, phía Mỹ có thể tạo điều kiện hình thành một diễn đàn tập hợp các bên liên quan và áp dụng các công nghệ mô hình hóa tiên tiến cùng các kỹ thuật đánh giá lợi ích – chi phí xã hội, môi trƣờng nhằm tạo ra những tiêu chuẩn mực cho các Đánh giá tác động môi trƣờng đi liền với cơ sở hạ tầng nguồn nƣớc.

Mỹ đã góp phần không nhỏ vào việc giải quyết các vấn đề của khu vực hạ nguồn sông Mekong, hƣớng tới hòa bình, ổn định và thịnh vƣợng của Tiểu vùng GMS và thúc đẩy vai trò của GMS tại bán đảo Đông Dƣơng trong hợp tác Đông Á nhằm hạn chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.

CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VỀ GM VÀ ĐÔNG Á, VAI TRÒ CỦA GMS TRONG HỢP TÁC ĐÔNG Á VÀ DỰ BÁO

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) đối với hợp tác Đông Á từ năm 1998 (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)