Ảnh hƣởng của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) đối với hợp tác Đông Á từ năm 1998 (Trang 58 - 60)

CHƢƠNG 2 : VAI TRÕ CỦA GMS TRONG HỢP TÁC ĐÔNG Á

4. ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NƢỚC LỚN ĐỐI VỚI VAI TRÒ CỦA GMS

4.2. Ảnh hƣởng của Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong những nƣớc có sự quan tâm đầu tƣ và phát triển khu vực sông Mekong. Từ những năm 1960 của thế kỷ trƣớc, Hàn Quốc đã nhận đƣợc yêu cầu tham gia phát triển khu vực sông Mekong. Đầu thập niên 1970, Hàn Quốc đã nhiều lần tham gia dự án thủy lợi thuộc gói hợp tác kinh tế kỹ thuật với chính quyền miền Nam Việt Nam trƣớc giải phóng. Sau này, với tƣ cách là một trong những nƣớc đối thoại của ASEAN, hàng năm thông qua cuộc Hội đàm Ngoại trƣởng ASEAN mở rộng, Hàn Quốc có những cuộc tiếp xúc thƣờng kỳ với các nƣớc ASEAN, trong đó có các nƣớc nằm trong sông Mekong. Mối quan hệ giữa Hàn Quốc và một số nƣớc thuộc Tiểu vùng sông Mekong đã phát triển đến tầm chiến lƣợc. Hàn Quốc cũng là nƣớc đối thoại của các tổ chức các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong. Hàn Quốc đã hợp tác tích cực hỗ trợ hoạt động và các chƣơng trình, dự án do các tổ chức chung ở Tiểu vùng GMS đứng ra tổ chức.

Hàn Quốc và một số nƣớc thuộc GSM đã đạt đƣợc tới mức độ quan hệ đối tác toàn diện. Năm 2004, với tƣ cách là đối tác thƣơng mại lớn thứ hai của ASEAN, Hàn Quốc đã ký Tuyên bố chung về Hợp tác kinh tế toàn diện, khẳng định mong muốn thiết lập Khu vực mậu dịch tự do Hàn Quốc – ASEAN (AKFTA) bao gồm thƣơng mại hàng hóa, thƣơng mại dịch vụ và đầu tƣ. Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện đƣợc hai bên ký kết vào năm 2005, các hiệp định cụ thể trong từng lĩnh vực đƣợc ký kết vào năm 2006, 2007 và 2009. Hàn Quốc cũng đang gấp rút tiến hành đàm phán HIệp định thƣơng mại tự do với Việt Nam. Đặc biệt, Hàn Quốc đã tổ chức thành công Hội nghị ngoại trƣởng Mekong – Hàn Quốc lần thứ nhất, đặt nền móng cho hợp tác toàn diện và hiệu quả hơn với Tiểu vùng.

Một điều kiện quan trọng nữa đảm bảo cho sự thành công trong hợp tác Hàn Quốc – Mekong là có sự tƣơng đồng rất lớn trong mục đích hợp tác, cũng nhƣ sự gặp nhau của nhu cầu hợp tác. Tiềm năng của Hàn Quốc và Tiểu vùng GMS có thể tạo sự hỗ trợ và bổ sung cho nhau, đảm bảo cho mối quan hệ cùng có lợi.

xác định cụ thể. Tháng 10 năm 2011, Ngoại trƣờng Hàn Quốc – GMS đã thống nhất 6 lĩnh vực ƣu tiên trong hợp tác Hàn Quốc – Mekong là: xây dựng hạ tầng, phát triển kỹ thuật thông tin truyền thông, tăng trƣởng xanh (rừng và môi trƣờng), phát triển nguồn nƣớc, phát triển nông nghiệp nông thôn, phát triển nguồn nhân lực. Đây là cơ sở để xây dựng các dự án hợp tác cụ thể và khả thi giữa Hàn Quốc và GMS.

Hợp tác Hàn Quốc – Mekong trong thời gian qua đã đạt đƣợc những thành quả đáng ghi nhận. Trong 10 năm qua, thƣơng mại giữa Hàn Quốc và các nƣớc ASEAN, trong đó có các nƣớc GMS, đạt hơn 30 tỷ đô la. Năm 1990, tổng kim nghạch thƣơng mại Hàn Quốc – Mekong đạt khoảng 1,58 tỷ đô la. Năm 2010, con số này tăng lên 24,53 tỷ đô la. Tổng kim ngạch thƣơng mại Hàn Quốc – Mekong tăng 15,4 lần trong vòng 20 năm qua (Kim Tae Yoon, Lee Jae Ho, 2011:6). Trong khi đó, mức tăng thƣơng mại Hàn Quốc – ASEAN chỉ tăng 9,4 lần. Cho đến năm 2011, Hàn Quốc đã hỗ trợ cho các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong khoảng 1,4 tỷ đô la. Trong các nƣớc GMS, Việt Nam là nƣớc nhận đƣợc nhiều ODA từ Hàn Quốc nhất khoảng 1 tỷ đô la. Trong số các dự án Hàn Quốc đầu tƣ ở GMS, số dự án chiếm tỷ lệ lớn nhất là các dự án xây dựng hạ tầng. Kể từ năm 2006 đến nay, Hàn Quốc có 13/18 dự án xây dựng hạ tầng với số vốn đầu tƣ là 886,8 triệu đô la chiếm khoảng 63% trong tống số vốn đầu tƣ 1,4 tỷ đô la. Tiếp theo là các dự án phát triển nguồn nƣớc với tống số vốn đầu tƣ là 237 triệu đô la. Với những thành tựu mà hợp tác Hàn Quốc – Mekong đã đƣợc ghi nhận trong thời gian qua, Hàn Quốc tiếp tục đầu tƣ tiếp vào GMS với các hƣớng sau:

Thứ nhất, xây dựng các dự án khả thi thuộc 6 lĩnh vực ƣu tiên là xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kỹ thuật thông tin truyền thông, tăng trƣởng xanh, phát triển nguồn nƣớc, nông nghiệp – nông thôn và nguồn nhân lực.

Thứ hai, trong việc thực hiện các dự án hợp tác với Tiểu vùng sông Mekong, Hàn Quốc sẽ chú trọng phát triển các mối quan hệ hợp tác linh hoạt mềm dẻo ba bên (Triangular Cooperation). Do Hàn Quốc là nƣớc tham gia hợp tác đầu tƣ ở GMS sau nên cần có các kế hoạch cụ thể và phƣơng án hợp tác thích hợp với các tổ chức hợp tác trong khu vực đã và đang thực hiện các dự án hợp tác ở nhiều lĩnh

vực mà Hàn Quốc ƣu tiên.

Thứ ba, Hàn Quốc cần lƣu ý đến sự chênh lệch về trình độ phát triển và những khác biệt về lợi ích của các nƣớc GMS để nâng cao tính khả thi và hiệu quả của các dự án. Cần đặc biệt chú trọng đến các dự án có sức lan tỏa ảnh hƣởng lớn trong Tiểu vùng.

Thứ tư, là một nƣớc có kinh nghiệm sử dụng vốn ODA khá hiệu quả, Hàn Quốc không những hỗ trợ vốn vay ƣu đãi mà còn hỗ trợ các đối tác thuộc GMS những năng lực quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn.

Thứ năm, hợp tác Hàn Quốc – Mekong không chỉ dừng lại ở hợp tác thƣơng mại, đầu tƣ phát triển mà còn hƣớng tới hợp tác về chính trị, an ninh. Các dự án đƣợc xây dựng và thực hiện tại Tiểu vùng sông Mekong luôn giữ đƣợc sự cần bằng giữa các lợi ích kinh tế với các lợi ích về môi trƣờng, chính trị, xã hội, an ninh nhằm góp phần đảm bảo ổn định và phát triển bền vững trong toàn khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) đối với hợp tác Đông Á từ năm 1998 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)